Mô hình Marketplace ngày càng thông dụng với những tính năng ưu việt, giúp doanh nghiệp bán hàng hiệu quả. Vậy Marketplace là gì?
Marketplace là hình thức kinh doanh được ra mắt dựa trên nền tảng công nghệ số. Nó được xem là thế giới kinh doanh, trao đổi hàng hóa cực kỳ sầm uất.
Lý do khiến Marketplace ngày càng thịnh hành là gì? Môi trường công nghệ phát triển, nhu cầu mua sắm online tăng vọt là cơ hội rất tốt để Marketplace phát triển.
Marketplace là gì?
Marketplace chính là một mô hình thương mại điện tử để người bán, người mua kết nối thông qua internet nói chung và nền tảng mạng xã hội Facebook nói riêng.
Marketplace là một sàn giao dịch mà bên mua và bán tập trung lại để tìm kiếm nhau dễ dàng. Đơn vị cung cấp dịch vụ Marketplace sẽ tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho mọi khách hàng.
Tại Việt Nam, mô hình Facebook Marketplace bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 2013. Người bán chỉ cần đăng mặt hàng của mình lên nền tảng. Người mua có nhu cầu tìm kiếm mặt hàng nào đó, hệ thống sẽ đề xuất cho họ sản phẩm phù hợp. Từ đó, người mua có thể đặt hàng trực tuyến, nhắn tin trao đổi, thống nhất giá cả với bên bán.
Cá nhân, doanh nghiệp bán lẻ có thể thông qua Marketplace để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn trên các trang mạng xã hội. Đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân công,…
Có bao nhiêu loại Marketplace?
Marketplace B2B
Là loại mô hình Marketplace hướng đến việc mua bán, trao đổi hàng hóa giữa hai hoặc nhiều công ty, doanh nghiệp, nhà phân phối hoặc thương hiệu trên nền tảng Internet.
Các sàn thương mại Marketplace thường có ít lượt truy cập cũng như hoạt động mua bán trên B2B sẽ diễn ra ít hơn, song mỗi đơn hàng lại có giá trị lớn hơn rất nhiều so với các loại hình kinh doanh khác.
Marketplace B2C
Trái ngược với B2B, mô hình Marketplace B2C hướng đến việc tạo ra kênh thương mại giúp kết nối doanh nghiệp, thương hiệu đến với người tiêu dùng. Từ đó giúp doanh nghiệp cải thiện doanh số kinh doanh trên các kênh Online hiệu quả và gia tăng lợi nhuận.
Với B2C, bạn có thể thường bắt gặp trên các sàn Mall của các nền tảng thương mại điện tử phổ biến hiện nay, có thể kể đến là Shopee Mall, Lazada Mall,… các cửa hàng này được các thương hiệu và doanh nghiệp xác minh đứng ra đại diện, do đó bên cạnh sự uy tín, người mua hàng cũng sẽ nhận được hỗ trợ tốt hơn khi mua sắm.
Marketplace C2C
Mô hình Marketplace C2C là gì? C2C – Customer to Customer là mô hình kinh doanh, mua bán nhỏ lẻ giữa các cá nhân trên các nền tảng thương mại.
Đặc điểm của mô hình này là sự “dễ chịu” từ cả 2 phía. Người bán và người mua có thể dễ dàng thương lượng mức giá phù hợp, cũng như mua nhỏ lẻ từng mặt hàng khác nhau một cách dễ dàng.
Nhược điểm của mô hình này là khách hàng sẽ ít hoặc không được bảo vệ khi mua sắm theo mô hình C2C. Do đó bạn cũng cần lưu ý khi tham gia mua sắm trên các nền tảng kết nối giữa người mua và người bán cá nhân.
Ưu điểm của Marketplace là gì?
Marketplace mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Từ cuối năm 2013, Marketplace xuất hiện với một vài nhà cung cấp dịch vụ ít ỏi. Tuy nhiên, mô hình này nhanh chóng phát triển và trở thành mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp, đơn vị bán lẻ tiếp cận khách hàng nhanh chóng nhất.
Ngày nay, các thiết bị thông minh cũng dần hỗ trợ, thay thế các hoạt động hằng ngày. Chính điều này tạo nên cơ hội cho Marketplace phát triển. Mỗi một Marketplace chuyên biệt sẽ cung cấp những sản phẩm khác nhau, đa dạng để khách hàng lựa chọn.
Một số Marketplace phổ biến có thể kể đến như Faceboko Marketplace, Zalo, Instagram Marketplace.
Marketplace tạo môi trường giao dịch cho bên bán, bên mua một cách dễ dàng, an toàn. Lazada chính là đơn vị tiên phong trong việc cải tiến hình thức thương mại điện tử này. Lazada xây dựng một website thương mại điện tử B2C chuyên nghiệp, tích hợp dịch vụ người mua mong muốn.
Vậy các ưu điểm của Marketplace là gì?
Ưu điểm của Marketplace là gì? Mô hình Marketplace cũng bộc lộ rõ ưu thế của chính mình:
- Quá trình mua bán được đơn giản hóa, marketplace cũng giúp bạn đóng gói, giao hàng tận nơi.
- Giúp doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT) giảm chi phí mua hàng, kho bãi, quản lý tốt vốn lưu động. Vì doanh nghiệp TMĐT không cần lưu kho sản phẩm, mà chúng vẫn nằm tại kho của nhà sản xuất. Khi có đơn hàng, doanh nghiệp liên hệ nhà sản xuất đóng gói, giao hàng và thu hộ sản xuất.
- Xử lý đơn hàng nhanh. Nhiều dịch vụ hỗ trợ như hình ảnh, vận chuyển, các chế độ chăm sóc khách hàng,… Nhờ sự kết nối nhanh và hệ thống quản lý chuyên nghiệp, mang đến sự hài lòng cao cho khách hàng.
- Marketplace cũng giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu đến một lượng lớn quý khách hàng hiện có từ mô hình B2C.
- Khách hàng có thể thoải mái so sánh chất lượng, giá cả, lựa chọn sản phẩm.
- Người ít có sự quan tâm đến công nghệ cũng có thể mua sắm và dễ dàng thanh toán chỉ với một cú click.
Hiểu rõ ưu thế của Marketplace là gì sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình.
Cách triển khai Marketplace trên Facebook hiệu quả
Cần làm gì để triển khai Marketplace hiệu quả? Marketplace không chỉ của riêng các website thương mại điện tử. Nó còn hữu ích khi tăng trưởng trên nền tảng mạng cộng đồng. Là mạng xã hội truyền thông lớn, Facebook không thể không góp mặt trong nền tảng đầy thu hút này. Để truy cập Marketplace trên nền tảng Facebook, bạn chỉ cần nhấp vào biểu tượng cửa hàng ở cuối Facebook.
Mô hình Marketplace trên Facebook rất dễ sử dụng, tiện lợi. Đặc biệt dễ dàng cho các cá nhân bán hàng. Bạn chỉ cần chụp ảnh mặt hàng, hoặc thêm từ album ảnh. Sau đó nhập mô tả, tên hàng hóa, giá và xác nhận vị trí, chọn danh mục và đăng bán trong Marketplace. Sau khi đăng, bất cứ ai trong khu vực của bạn có thể tìm thấy sản phẩm của bạn và nhắn tin trao đổi nếu họ muốn mua.
Facebook là một kênh bán hàng cực kỳ hiệu quả. Thậm chí trong nhiều giai đoạn khó khăn, Facebook đôi khi như một giải pháp tuyệt vời cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc triển khai Marketplace hiệu quả, doanh nghiệp cũng nên nên đầu tư đúng mức cho Fanpage của mình. Điều này giúp kinh doanh trên kênh này và không bỏ sót nguồn lợi khổng lồ từ kênh này.
Bài đăng trên Marketplace chính là “lối tắt” đưa khách hàng đến với Fanpage doanh nghiệp. Do đó, các đơn vị kinh doanh cần tối ưu hóa Fanpage, đầu tư nội dung, hình ảnh, video thu hút khách hàng hiệu quả. Từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Tổng kết
Doanh nghiệp có thể liên hệ đơn vị cung cấp dịch vụ sáng tạo nội dung chuyên nghiệp như NAVEE. Chúng tôi có bộ phận nghiên cứu chuyên nghiệp, thấu hiểu được suy nghĩ của khách hàng. Từ đó, sáng tạo những nội dung chất lượng gây ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng. Đồng thời NAVEE liên tục kiểm tra, tinh chỉnh nội dung theo phản hồi của khách hàng trên từng nền tảng để có được kết quả tốt nhất.
Vậy Marketplace là gì? Nền tảng Marketplace không chỉ đáp ứng E-commerce mà còn tích hợp trên cả nền tảng mạng xã hội. Marketplace ngày càng chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó trên thị trường. Đừng bỏ lỡ kênh bán hàng, quảng bá thương hiệu cực kỳ hiệu quả này nhé.
Hãy để lại thông tin của bạn