Hiện nay, các sàn thương mại điện tử đang “làm mưa, làm gió” và dần trở thành thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Họ có thể mua hàng Online với rất nhiều sản phẩm đa dạng và có nhiều ưu đãi về giá cả. Không chỉ thế, họ còn được hỗ trợ giao hàng tận nơi khiến việc mua hàng vô cùng tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn bao giờ hết.
Để các nhà doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả họ không thể bỏ qua giải pháp gia tăng chuyển đổi mua hàng trên sàn thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh nhất.
1.Thương mại điện tử là gì? Ưu điểm của kênh?
1.1 Thương mại điện tử là gì?
Là tiến hành 1 phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông hoặc các mạng mở khác.
Ngày nay, chúng ta đã quá quen thuộc với các website thương mại điện tử của các thương hiệu với tính năng đặt hàng và thanh toán tiện lợi như Tiki; Lazada; Shopee… mang đến những trải nghiệm tiện lợi và giá tốt hơn cửa hàng truyền thống.
1.2 Những ưu điểm của sàn thương mại điện tử
- Có thể mua hàng mọi lúc mọi nơi: chỉ cần có 1 chiếc điện thoại thông minh và cài đặt App của các sàn thương mại điện tử là bạn có thể mua hàng bất cứ lúc nào.
- Đáp ứng tức thời: khi bạn đang cần 1 món hàng và cần ngay bây giờ có thể tìm sản phẩm và đặt giao ngay trong ngày. Đây là một trong những tiện ích khi đặt hàng online.
- Tính cá nhân hóa: Trang thương mại điện tử phân biệt được khách hàng của họ thông qua những thói quen, tuổi và sở thích của chính khách hàng.
- Giá cả linh hoạt: Trang thương mại điện tử có tính năng mà bán hàng truyền thông không theo kịp đó là so sánh giá trên cùng 1 sản phẩm ở các cửa hàng khác nhau. Đồng thời, để tránh tình trạng mua hàng không giống hình và hàng lỗi, khách hàng đã có thể tham khảo qua những bình luận và lượt đánh giá ở dưới mỗi sản phẩm.
2. Xu hướng của việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử
- Bán hàng trực tiếp cho khách hàng: giúp bạn xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng để hiểu thêm về họ và điều chỉnh sản phẩm nhanh chóng theo nhu cầu của thị trường và khách hàng.
- Thương hiệu cá nhân: đã chọn cách đặt hàng từ nhà sản xuất và gắn nhãn sản phẩm dưới thương hiệu của họ để tiếp thị và bán hàng. Hiện nay, chúng ta rất dễ thấy những người nổi tiếng, người ảnh hưởng đã tận dụng sự ảnh hưởng tới khách hàng cho ra sản phẩm của chính họ.
- Hỗ trợ chi phí vận chuyển, gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp: Chính sách trợ phí vận chuyển của các sàn thương mại điện tử là một trong những điều thu hút người mua hiện nay. Điều này giúp các doanh nghiệp gia tăng doanh thu cho mình trên các sàn thương mại điện tử.
3. Các sàn thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam
Nếu doanh nghiệp có ý định tham gia những sàn giao dịch thương mại điện tử thì đây là những kênh giúp doanh nghiệp tìm ra giải pháp gia tăng chuyển đổi mua hàng trên sàn thương mại điện tử.
3.1 Bán hàng trên sàn điện tử Shopee
Hiện nay, Shopee hoạt động tại Việt Nam theo cả 02 mô hình là: C2C – Marketplace (đóng vai trò trung gian trong việc mua bán giữa các cá nhân) và mô hình B2C (cung cấp sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng).
Shopee có nhiều loại sản phẩm khác nhau từ điện tử tiêu dùng đến nhà cửa & đời sống, sức khỏe và sắc đẹp, đồ chơi trẻ em, thời trang và thiết bị thể thao. Shopee hướng đến phân khúc khách hàng là các chủ shop online và những khách hàng trẻ.
3.2 Bán hàng trên sàn điện tử Lazada.
Lazada Việt Nam là một phần của tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia Lazada Group. Lazada hiện là địa chỉ mua sắm và bán hàng trực tuyến với đa dạng các mặt hàng của nhiều lĩnh vực như: Nội thất, thiết bị kỹ thuật số, điện thoại, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thời trang và phụ kiện,đồ chơi, đồ dùng thể thao,…
Website thương mại điện tử này không cung cấp dịch vụ hàng hóa mà chủ yếu tạo ra sàn giao dịch trực tuyến cho các cá nhân, doanh nghiệp đăng ký bán hàng online.
3.3 Bán hàng trên sàn điện tử Amazon.
Amazon là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Seattle, Washington tập trung vào thương mại điện tử, điện toán đám mây, phát trực tuyến kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo.
Hiện nay, Amazon đã trở thành website bán lẻ có mặt trên khắp 220 quốc gia và mọi người có thể tìm mua bất cứ thứ gì một cách trực tuyến tại đây. Amazon đã tận dụng các lợi thế của mình trong việc vận dụng các các công cụ hỗ trợ nhờ công nghệ thông tin và thương mại điện tử để thành công và phát triển với mô hình bán lẻ trực tuyến trên toàn thế giới.
4. Những giải pháp gia tăng chuyển đổi mua hàng trên sàn thương mại điện tử hiệu quả
4.1 Xác định được mục tiêu kinh doanh
Doanh nghiệp cần phải hiểu “”Mình là ai?””. Phải xác định được nhu cầu khách hàng và biết khách hàng tiềm năng của mình có những yếu tố gì? Quan trọng là phải có những sự lựa chọn phù hợp với sàn thương mại điện tử của bạn để phát triển.
4.2 Tận dụng công cụ Marketing miễn phí
Sử dụng các công cụ marketing có sẵn trên các sàn thương mại điện tử là một trong những cách quảng bá gian hàng không tốn chi phí, tận dụng lượng người dùng có sẵn trên các sàn thương mại điện tử.
4.3 Kết hợp các sự ưu đãi
Miễn phí vận chuyển là một trong những hình thức ưu đãi phổ biến hiện nay và được áp dụng rộng rãi. Nhà bán hàng cũng có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng và thu hút nhiều người tiêu dùng hơn bằng cách chia sẻ phí vận chuyển với họ.
4.4 Chăm sóc khách hàng
Bên cạnh chất lượng và giá cả sản phẩm, thái độ phục vụ, tư vấn của người bán cũng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ “chốt đơn” và mức độ hài lòng của người mua hàng. Càng được đánh giá tốt, độ uy tín của gian hàng càng cao, góp phần tăng độ tin tưởng và thu hút người dùng mới.
Mong những giải pháp gia tăng chuyển đổi mua hàng trên sàn thương mại điện tử trên sẽ giúp bạn phần nào trong việc định hướng phát triển kênh thương mại điện tử của mình mang lại hiệu quả cao nhất.
Hãy để lại thông tin của bạn