Chiến lược thương hiệu: 7 yếu tố bạn không thể bỏ qua khi thiết lập kế hoạch thương hiệu

0
(0)

Thực hiện tốt các yếu tố quan trọng trong xây dựng chiến lược thương hiệu, bạn sẽ có chiến lược thành công và tạo sự khác biệt so với đối thủ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ xây dựng được lòng trung thành của khách hàng.

Doanh nghiệp cần lập kế hoạch xây dựng thương hiệu
Doanh nghiệp cần lập kế hoạch xây dựng thương hiệu

Trước khi bắt đầu xây dựng công trình, kiến ​​trúc sư phải vẽ ra một bản thiết kế, có kế hoạch xây dựng. Tương tự như vậy, bạn cũng cần phải phát triển một chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Trong bài viết này, Navee sẽ giới thiệu rõ hơn về chiến lược thương hiệu. Đồng thời, nội dung bên dưới cũng bao gồm các yếu tố quan trọng trong xây dựng chiến lược thương hiệu mà bạn cần tập trung. Qua đó, bạn có thể phát triển một thương hiệu mạnh, đứng vững trước nhiều thử thách theo thời gian.

1. Giới thiệu về chiến lược thương hiệu

Thương hiệu của bạn không chỉ là sản phẩm, Logo, trang Web hay tên doanh nghiệp. Thương hiệu của bạn là tất cả những điều đó và cả những thứ mang lại cảm giác vô hình. Chiến lược thương hiệu là một phần của kế hoạch kinh doanh. Nó vạch ra cách thức công ty sẽ xây dựng mối quan hệ với khách hàng và sự ưa chuộng trên thị trường.

Mục tiêu của chiến lược này là giúp thương hiệu trở nên ấn tượng, đáng nhớ đối với người tiêu dùng. Nhờ đó, họ sẽ ra quyết định mua hàng hóa ủng hộ doanh nghiệp của bạn thay vì chọn đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược thương hiệu được ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp và được kết nối trực tiếp với nhu cầu, cảm xúc của người tiêu dùng và môi trường cạnh tranh.

2. 7 thành tố chính của chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp

Nội dung của phần này sẽ là những giải thích về 7 yếu tố quan trọng trong xây dựng chiến lược thương hiệu toàn diện khi quản trị thương hiệu doanh nghiệp.

Những yếu tố này được các chuyên gia đánh giá là có thể phù hợp để áp dụng trong nhiều thập kỷ nữa.

2.1 Mục tiêu

Mục tiêu sẽ là tiền đề tạo sự khác biệt giữa thương hiệu bạn và đối thủ cạnh tranh
Mục tiêu sẽ là tiền đề tạo sự khác biệt giữa thương hiệu bạn và đối thủ cạnh tranh

Mục tiêu của bạn cần cụ thể, bởi nó đóng vai trò tạo nên điểm khác biệt giữa doanh nghiệp bạn và đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu có thể được nhìn nhận theo hai cách:

  • Functional (tạm dịch là mục tiêu theo chức năng): Khái niệm này tập trung vào việc đánh giá thành công về những lý do thương mại, tức thời. Hay nói cách khác, mục đích của doanh nghiệp là tạo doanh thu, lợi nhuận.
  • Intentional (Tạm dịch là mục tiêu, khát vọng có chủ đích): Khái niệm này tập trung vào thành công vì nó liên quan đến khả năng tạo doanh thu, lợi nhuận và cả khát vọng về thương hiệu mà bạn muốn hướng tới. Đây có thể là câu trả lời cho câu hỏi thương hiệu của bạn đang cố gắng mang đến giá trị, hay thay đổi điều gì trong lĩnh vực đang kinh doanh, cho cuộc sống khách hàng?

Tạo doanh thu có thể là ưu tiên hàng đầu. Nhưng nếu chỉ hoạt động theo mục tiêu đó thì thương hiệu bạn sẽ không thể nổi bật so với những đối thủ cạnh tranh trong ngành. Chính vì thế, hãy đào sâu hơn, mang đến những giá trị lớn lao hơn cho khách hàng, lĩnh vực kinh doanh và cho cả thế giới.

Bạn có thể tham khảo các thương hiệu nổi tiếng để được truyền cảm hứng, học hỏi họ cách định hình sứ mệnh và tầm nhìn của mình.

2.2 Tính nhất quán

 Tính nhất quán giúp thương hiệu được nhận điện tốt hơn
 Tính nhất quán giúp thương hiệu được nhận điện tốt hơn

Đây là yếu tố quan trọng trong xây dựng chiến lược thương hiệu tiếp theo mà bạn cần đặc biệt quan tâm. Để tạo cho thương hiệu của bạn một nền tảng vững chắc, bạn cần đảm bảo thông điệp của mình được gắn kết, nhất quán.

Chìa khóa của sự nhất quán là tránh nói về những thứ không liên quan đến thương hiệu của bạn. Tính nhất quán cũng góp phần vào việc xây dựng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng.

Để tránh khiến khách hàng gặp khó khăn trong việc nhận diện thương hiệu, hãy cân nhắc tạo một Style Guide cho thương hiệu mình. Nó có thể bao gồm tất cả mọi thứ, từ văn phong bạn sẽ sử dụng đến cách phối màu, cách bạn định vị các sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định,…

2.3 Cảm xúc thương hiệu

Khách hàng không phải lúc nào cũng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ dựa trên lý trí. Ngoài ra, nhu cầu được gắn kết, yêu thương, trở thành một phần của các cộng đồng cũng là nhu cầu quan trọng. Chúng nằm ngay giữa hệ thống phân cấp trên tháp nhu cầu của Maslow.

Chính vì thế, thương hiệu cần tìm cách kết nối với khách hàng ở mức độ sâu sắc hơn, cảm xúc hơn. 

Bạn có cho họ sự yên tâm, làm cho họ cảm thấy mình như một phần của cộng đồng mà thương hiệu tạo ra? Bạn có làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn không? Sử dụng những tác nhân kích thích cảm xúc như thế này để củng cố mối quan hệ của bạn với khách hàng và nuôi dưỡng lòng trung thành hiệu quả.

2.4 Sự linh hoạt

Hãy linh hoạt thay đổi các chiến thuật nếu chúng không còn hiệu quả
Hãy linh hoạt thay đổi các chiến thuật nếu chúng không còn hiệu quả

Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, các nhà tiếp thị phải luôn linh hoạt để bắt kịp thị trường và giúp thương hiệu hoạt động phù hợp, không lỗi thời. Về mặt tích cực, điều này giúp bạn thoải mái sáng tạo với các chiến dịch của mình. Nếu các chiến thuật cũ của bạn không còn hiệu quả nữa, đừng ngại thay đổi.

Tính nhất quán thiết lập tiêu chuẩn cho thương hiệu của bạn. Trong khi đó, tính linh hoạt sẽ cho phép bạn thực hiện các điều chỉnh nhằm tạo sự quan tâm và phân biệt cách tiếp cận của bạn so với đối thủ cạnh tranh.

Old Spice là một trong những ví dụ điển hình về tiếp thị linh hoạt, thành công trên diện rộng. Nhận thức được rằng mình cần phải làm gì đó để đảm bảo vị trí của mình trên thị trường, Old Spice đã hợp tác với Wieden + Kennedy để định vị thương hiệu của mình cho một lượng khách hàng mới. Old Spice đã cố gắng thu hút sự chú ý của thế hệ trẻ bằng cách thực hiện các cải tiến chiến lược cho thương hiệu vốn đã mạnh của mình.

2.5 Sự tham gia của các nhân viên

Sự tham gia của các nhân viên cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong xây dựng chiến lược thương hiệu. Nhân viên đại diện cho thương hiệu, do đó họ cũng cần phải thành thạo trong giao tiếp với khách hàng, phù hợp theo “cá tính” thương hiệu.

Ví dụ, thương hiệu của bạn thể hiện phong cách vui tươi và sôi nổi thông qua các tương tác trên Twitter. Nếu vậy, khi khách hàng liên hệ doanh nghiệp thì họ nên được kết nối với một nhân viên đại diện vui vẻ, thân thiện và sôi nổi. 

2.6 Sự trung thành thương hiệu

Những khách hàng trung thành sẽ là đại sứ thương hiệu của bạn

Nếu bạn đã có những người yêu mến, trung thành với công ty và thương hiệu của bạn, hãy có thái độ trân trọng, cảm ơn chân thành và thưởng cho họ vì tình cảm đó. Những khách hàng trung thành sẽ nhắc về thương hiệu với bạn bè, người thân, đóng vai trò là đại sứ thương hiệu của bạn.

Việc nuôi dưỡng lòng trung thành từ những người này sẽ giúp mang lại nhiều khách hàng quay lại hơn cho thương hiệu. Nhờ đó, doanh nghiệp cũng sẽ thu được nhiều doanh thu, lợi nhuận hơn.

2.7 Sự nhận thức về cạnh tranh

Hãy coi cạnh tranh như một thách thức để cải thiện chiến lược của riêng bạn và tạo ra giá trị lớn hơn cho thương hiệu. Bạn nên quan sát, học hỏi, rút kinh nghiệm từ những chiến lược xây dựng thương hiệu của đối thủ cạnh tranh.

Khi đã xác định được yếu tố quan trọng trong xây dựng chiến lược thương hiệu, bạn nên tập trung và tiến hành triển khai một cách hiệu quả. Với chiến lược xây dựng thương hiệu phù hợp, bạn sẽ phát triển nó theo cách khác biệt, nổi bật giữa nhiều đối thủ cạnh tranh. Bằng cách truyền đạt tính độc đáo của thương hiệu cho khách hàng, bạn sẽ có thể củng cố sức mạnh, giá trị thương hiệu, bán hàng hiệu quả hơn và nhận được lòng trung thành của khách hàng.

Nếu bạn đang tìm kiếm đối tác giúp bạn trăng trưởng thương hiệu trên Internet, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho Navee để được tư vấn chiến lược phù hợp với mục tiêu của bạn.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    ĐĂNG 
    close-link