7 bước xây dựng website thương mại điện tử hiệu quả, tiết kiệm cho doanh nghiệp

5
(1)

Ngày nay, việc sở hữu một trang web thương mại điện tử đã trở thành một yêu cầu cần thiết đối với hầu hết các doanh nghiệp. Xây dựng website thương mại điện tử giúp tăng cường hiệu quả kinh doanh và tiết kiệm chi phí đáng kể so với các hình thức quảng cáo truyền thống. Hãy xem ngay bài viết sau của Navee để nắm được 7 bước xây dựng website thương mại điện tử hiệu quả, tiết kiệm cho bạn và doanh nghiệp của mình nhé.

Tuy nhiên, xây dựng loại website này hiệu quả không phải là một việc đơn giản. Nếu doanh nghiệp của bạn còn chưa biết cách làm website thương mại điện tử để tiết kiệm chi phí. Vậy thì hãy cùng Navee khám phá ngay 7 bước cần thiết khi bắt đầu xây dựng website thương mại điện tử của mình.

1. 3 lý do doanh nghiệp cần xây dựng Website thương mại điện tử

Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng website thương mại điện tử
Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng website thương mại điện tử?

1.1 Xây dựng website TMĐT giúp tối ưu cho chi phí Marketing

Xây dựng website thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo hơn các phương thức quảng cáo truyền thống. Từ khi có website thương mại điện tử, chi phí vận hành được tối ưu, các chiến dịch marketing được quản lý hiệu quả hơn. Từ đó, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được tăng cường hơn so với đối thủ cạnh tranh.

1.2 Xây dựng website TMĐT giúp xây dựng uy tín và phát triển thương hiệu

Xây dựng website thương mại điện tử giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín với khách hàng. Khách hàng thường đánh giá độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp dựa trên trang web của họ. 

Xây dựng uy tín và phát triển thương hiệu
Xây dựng uy tín và phát triển thương hiệu

Một trang web chuyên nghiệp, dễ sử dụng và thân thiện với người dùng, này giúp khách hàng tin tưởng và hài lòng hơn với doanh nghiệp của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại số hóa hiện nay. Khi người tiêu dùng ngày càng tin tưởng và lựa chọn các doanh nghiệp có trang web chuyên nghiệp và đáng tin cậy.

1.3 Xây dựng website TMĐT giúp kết hợp các kênh truyền thông khác

Một lý do nữa mà doanh nghiệp cần xây dựng website TMĐT là để kết hợp đa kênh nhằm tối ưu hoá chiến lược marketing. Trang web TMĐT cho phép doanh nghiệp kết hợp các hoạt động truyền thông và quảng cáo trên các nền tảng khác nhau như: mạng xã hội, email marketing,…Việc kết hợp đa kênh truyền thông giúp tối đa hóa hiệu quả quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình.

2. 7 bước xây dựng Website thương mại điện tử hiệu quả

2.1 Lựa chọn tên miền thương hiệu

Lựa chọn tên miền thương hiệu là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình xây dựng website thương mại điện tử hiệu quả. Tên miền là địa chỉ trang web của doanh nghiệp. Nó có tác động lớn đến việc khách hàng tìm kiếm và nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

Lựa chọn tên miền thương hiệu
Bước đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là lựa chọn tên miền thương hiệu

Dưới đây là một số lưu ý để lựa chọn tên miền thương hiệu đúng và hiệu quả.

  • Độc đáo và dễ nhớ: Tên miền cần phải độc đáo và dễ nhớ để khách hàng dễ dàng tìm thấy trang web của bạn. Tránh sử dụng các từ khóa quá phổ biến hoặc những tên giống nhau với các trang web khác.
  • Phù hợp với thương hiệu: Tên miền cần phù hợp với thương hiệu và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thời trang thì bạn nên chọn tên miền liên quan đến thời trang.

2.2 Tìm kiếm đơn vị thiết kế Website TMĐT uy tín

Một trong những bước quan trọng trong việc xây dựng website thương mại điện tử hiệu quả nữa chính là việc chọn được đơn vị thiết kế website uy tín. Điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp có được một trang web chuyên nghiệp, hấp dẫn giúp thu hút và giữ chân khách hàng.

Khi tìm kiếm đơn vị thiết kế website, doanh nghiệp nên xem xét các yếu tố như kinh nghiệm chất lượng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ khách hàng, giá cả. Bên cạnh đó bạn cũng đừng quên tham khảo những ý kiến,phản hồi của khách hàng trước đó. 

Tìm kiếm đơn vị thiết kế Website uy tín
Để có được một trang web TMĐT hiệu quả, doanh nghiệp cần lựa chọn các đơn vị thiết kế uy tín

Nên chọn đơn vị thiết kế website có nhiều kinh nghiệm. Bởi họ có thể hiểu và cung cấp các giải pháp tốt nhất cho nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. 

2.3 Lựa chọn nền tảng phát triển Website

Lựa chọn nền tảng phát triển Website là một trong những quyết định quan trọng nhất khi xây dựng website thương mại điện tử. Nền tảng phát triển website cung cấp cho bạn một cơ sở để xây dựng và quản lý trang web của mình. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến tính năng, khả năng mở rộng và hiệu suất của website.

Lựa chọn nền tảng phát triển Website
Lựa chọn nền tảng phát triển website phù hợp

Có nhiều nền tảng phát triển website khác nhau được cung cấp trên thị trường. Mỗi nền tảng có những ưu điểm và hạn chế riêng. Dưới đây là một số nền tảng phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng website thương mại điện tử:

  • WordPress: Đây là một trong những nền tảng phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng cho cả các trang web cá nhân và doanh nghiệp. WordPress có hơn 55.000 plugin. Nó có tính năng tùy chỉnh cao giúp bạn có thể tạo ra các trang web thương mại điện tử đẹp và chuyên nghiệp.
  • Magento: Magento là một nền tảng phát triển website thương mại điện tử mạnh mẽ, được sử dụng bởi các doanh nghiệp lớn. Magento cung cấp cho bạn nhiều tính năng mạnh mẽ như quản lý đơn hàng, quản lý khách hàng, tích hợp thanh toán và vận chuyển.
  • Shopify: Shopify được thiết kế để giúp các doanh nghiệp dễ dàng xây dựng và quản lý trang web của họ. Shopify có rất nhiều tính năng hữu ích như tích hợp thanh toán và vận chuyển. Hơn hết nó còn giúp quản lý đơn hàng, sản phẩm và tích hợp các công cụ tiếp thị.

2.4 Thiết kế Website theo chuẩn thương mại điện tử

Thiết kế website đẹp, chuyên nghiệp và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng sẽ giúp thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

Thiết kế Website theo chuẩn thương mại điện tử
Thiết kế Website

2.5 Cấu hình và cài đặt các Plugin cần thiết

Cấu hình và cài đặt các plugin cần thiết là bước quan trọng trong việc xây dựng website thương mại điện tử. Những plugin này sẽ giúp cho trang web của bạn có thể hoạt động một cách hiệu quả. Nó còn đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Các plugin cần thiết bao gồm:

  • Plugin quản lý bán hàng: Đây là plugin quan trọng nhất của một trang web thương mại điện tử. Nó giúp quản lý sản phẩm, giá cả, đơn hàng và thanh toán.
  • Plugin liên quan đến tính năng tìm kiếm: Các plugin như này giúp tăng cường tính năng tìm kiếm của trang web. Sử dụng cách tối ưu hóa từ khóa và cung cấp các tính năng tìm kiếm tiên tiến.
  • Plugin chia sẻ xã hội: Các plugin này giúp cho khách hàng dễ dàng chia sẻ sản phẩm. Nó sẽ được lên các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest, v.v.
  • Plugin tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Plugin SEO giúp tối ưu hóa trang web. Để có thứ hạng cao trên các trang tìm kiếm như Google và Bing.
  • Plugin liên quan đến đánh giá khách hàng: Các plugin này cho phép khách hàng đánh giá sản phẩm và dịch vụ. Và cung cấp thông tin quan trọng cho việc quản lý danh mục sản phẩm.
  • Plugin hỗ trợ khách hàng: Các plugin như live chat hay hỗ trợ qua email. Giúp cho khách hàng dễ dàng liên hệ và hỏi đáp các thắc mắc về sản phẩm.
  • Plugin liên quan đến quảng cáo: Các plugin này giúp cho việc quảng cáo sản phẩm. Nó sẽ xuất hiện các kênh truyền thông khác nhau trở nên dễ dàng hơn.

2.6 Lên chiến lược định hướng cho Website

Bước này cần được thực hiện trước khi bắt đầu thiết kế và phát triển trang web. Những bước cần thực hiện để lên chiến lược định hướng cho website bao gồm:

  • Nghiên cứu thị trường: Bước đầu tiên là nghiên cứu thị trường để hiểu rõ về đối tượng khách hàng, nhu cầu và thị trường cạnh tranh. Bạn có thể tìm ra những điểm mạnh và yếu của sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Định vị thương hiệu: Bạn cần xác định rõ vị trí và giá trị của thương hiệu của mình. Điều này sẽ giúp bạn phát triển một chiến lược tiếp thị và xây dựng một trang web có thể phù hợp với giá trị của thương hiệu.
  • Xác định mục tiêu kinh doanh: Bạn cần xác định lợi nhuận, doanh số và tăng trưởng.
  • Xác định khách hàng mục tiêu: Bạn nên xác định những thông tin cơ bản như: độ tuổi, giới tính, sở thích, nghề nghiệp,… của khách hàng mục tiêu. Bởi các thông tin này sẽ giúp bạn tạo ra trang web và đưa ra những chiến lược tiếp thị phù hợp với khách hàng mục tiêu

2.7 Xây dựng nội dung cho Website

Xây dựng nội dung cho Website
Xây dựng nội dung chuẩn SEO cho Website

Bước xây dựng nội dung cho website thương mại điện tử là một trong những bước quan trọng nhất để thu hút và giữ chân khách hàng. Việc xây dựng nội dung phải được thực hiện một cách cẩn thận để khách hàng có thể hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Việc xây dựng website thương mại điện tử hiệu quả không phải một việc đơn giản. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp tuân thủ đúng 7 bước như trên thì chắc chắn sẽ đạt được kết quả như mong muốn. Mong rằng bài viết này từ Navee sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để ứng dụng giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh số tốt hơn.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ NGAY
    close-link