Quy trình xây dựng chiến lược Marketing Mix hiệu quả

5
(3)

Chiến lược Marketing Mix được xây dựng, thực hiện hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng, thị trường mục tiêu nhanh chóng. Cùng Navee khám phá quy trình xây dựng chiến lược Marketing Mix nhé!

Chiến lược Marketing hỗn hợp áp dụng cùng lúc nhiều yếu tố tiếp thị khác nhau
Chiến lược Marketing hỗn hợp áp dụng cùng lúc nhiều yếu tố tiếp thị khác nhau

Chiến lược Marketing Mix còn gọi là chiến lược Marketing hỗn hợp, ứng dụng nhiều yếu tố tiếp thị khác nhau cùng lúc. Các yếu tố được sử dụng sẽ được sắp xếp, kết hợp sao cho phù hợp nhất với tình trạng thực tế của mỗi doanh nghiệp nhằm mang lại kết quả tốt nhất. Trong bài viết này, Navee sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về Marketing Mix, cùng xem ngay nhé!

1. Chiến lược Marketing Mix là gì?

Chiến lược Marketing Mix được sử dụng nhằm quảng bá sản phẩm để tiếp cận khách hàng tiềm năng, thị trường mục tiêu. Vào giữa thế kỷ 20, thuật ngữ này đã được Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ chấp nhận. Trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp, các yếu tố Marketing khác nhau sẽ được kết hợp với nhau để đạt trọng tâm tiếp thị của doanh nghiệp hướng đến thị trường mục tiêu.

Theo truyền thống, Marketing Mix thường hiểu đồng nghĩa với 4P và được cấu thành từ bốn yếu tố gồm: Product (sản phẩm), Place (phân phối), Price (giá cả) và Promotion (xúc tiến thương mại).

Theo dòng chảy của thời gian, các yếu tố khác đã được bổ sung thêm vào để trở thành chiến lược tiếp thị hỗn hợp 7Ps hiện đại. Các yếu tố được bổ sung gồm People (con người), Process (quy trình), Physical Evidence (bằng chứng vật lý).

2. Tầm quan trọng của Marketing Mix hỗn hợp trong chiến lược marketing

Marketing mix là một chiến lược tiếp thị toàn diện giúp doanh nghiệp tối ưu các yếu tố khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ việc có thể xây dựng các kế hoạch tối ưu từng yếu tố và liên kết chặt chẽ những chiến lược này với nhau, doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả tiếp thị mạnh mẽ. Sau đây là những lợi ích quan trọng của tiếp thị hỗn hợp: 

2.1. Giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng

Marketing mix có thể giúp doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu của khách hàng thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu và lắng nghe phản hồi của khách hàng.

Nhờ đó, doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm sẽ dựa trên giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng, phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng và có lợi thế cạnh tranh. Về phân phối, doanh nghiệp đưa sản phẩm đến được với khách hàng ở thời điểm và địa điểm thuận tiện. Các hoạt động xúc tiến có thể giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm, tạo ra nhu cầu và thúc đẩy hành vi mua hàng

2.2. Tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh so với đối thủ

Doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt và đặc trưng riêng cho sản phẩm dịch vụ của mình so với đối thủ cạnh tranh, qua một trong các yếu tố hoặc kết hợp nhiều với nhau:

  • Nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ có đặc điểm riêng, độc đáo và phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu. 
  • Giá cả có thể giúp định vị sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.
  • Kênh phân phối phù hợp cũng là một yếu tố giúp doanh nghiệp định vị sản phẩm. 
  • Những chiến dịch quảng cáo và xúc tiến bán hàng sáng tạo, độc đáo luôn có thể tác động mạnh mẽ và rộng rãi đến công chúng.
Sản phẩm, định giá khác biệt tạo lợi thế cạnh tranh
Sản phẩm, định giá khác biệt tạo lợi thế cạnh tranh

2.3. Tăng độ nhận diện tốt hơn trong tâm trí khách hàng

Kết hợp linh hoạt các yếu tố trong Marketing mix có thể mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Từ việc có thể đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và tạo ra sự khác biệt so với đối thủ, thương hiệu có lợi thế trong mức độ nhận diện trong tâm trí khách hàng. 

2.4. Tối ưu chi phí và tăng doanh số bán hàng

Marketing mix cho phép doanh nghiệp có được cái nhìn tổng thể về hoạt động tiếp thị nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh doanh nói chung. Tiếp thị hỗn hợp giúp nhà quản trị tối ưu được chi phí so với việc thực hiện các chiến lược marketing nhỏ lẻ không đồng nhất mục tiêu. Nhờ đó, tiếp thị hỗn hợp sẽ giúp doanh nghiệp đạt có được lợi thế kinh doanh và tăng doanh số bán hàng.

3. 7 yếu tố quan trọng giúp Doanh nghiệp xây dựng chiến lược Marketing Mix hiệu quả

Trong chiến lược Marketing Mix mà Navee giới thiệu hôm nay, có 7 yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần lưu ý. Chỉ khi xây dựng, triển khai hiệu quả từng yếu tố, kết hợp các yếu tố hợp lý thì cả chiến lược tiếp thị hỗn hợp của bạn mới có thể thành công.

Đặc biệt là không chỉ ứng dụng trong môi trường doanh nghiệp (Client) mà các Agency hay công ty tư vấn Marketing cũng thường xuyên sử dụng trong việc phân tích và đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp trong quá trình tư vấn và xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả hơn

3.1 Yếu tố về sản phẩm (Product)

Sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược Marketing hỗn hợp
Sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược Marketing hỗn hợp

Sản phẩm ở đây có thể hiểu là dịch vụ vô hình hoặc sản phẩm hữu hình, giúp thỏa mãn nhu cầu của các khách hàng. Sản phẩm hữu hình có sự tồn tại vật lý độc lập. Ví dụ như quần áo, mỹ phẩm, điện thoại,… Dịch vụ vô hình chẳng hạn như thanh toán qua ngân hàng, bảo hiểm,…

Sản phẩm là yếu tố đầu tiên được nhắc đến trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp, là “nhân vật chính” cần được quan tâm trọng điểm. Bởi doanh nghiệp cần có sản phẩm, đảm bảo mặt hàng chất lượng, có giá trị nếu bạn muốn có doanh thu tốt.

Nếu bạn đang triển khai các chiến dịch Marketing trên Facebook, thì bài viết dưới đây là dành cho bạn

Cách sử dụng Marketing-Mix trên Facebook hiệu quả cho doanh nghiệp

3.2 Yếu tố về giá (Price)

Giá cả được áp lên sản phẩm cần có sự cân nhắc, tính toán thật kỹ lưỡng. Bởi sự chênh lệch về giá sẽ có ảnh hưởng tâm lý, thói quen tiêu dùng của khách hàng. Đồng thời, nó cũng như tác động trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp.

Bạn sẽ cần xác định rõ những yếu tố cấu thành giá vốn của sản phẩm. Sau đó, doanh nghiệp sẽ cần giải quyết bài toán giá bán sao cho vừa có thể mang về lợi nhuận, vừa đảm bảo được tính cạnh tranh so với đối thủ. Theo đó, giá sản phẩm cần vừa túi tiền của khách hàng mục tiêu, hợp lý so với mức giá chung trên thị trường.

3.3 Yếu tố về địa điểm phân phối (Place)

Tùy mục tiêu của doanh nghiệp, bạn có thể chọn chiến lược phân phối phù hợp
Tùy mục tiêu của doanh nghiệp, bạn có thể chọn chiến lược phân phối phù hợp

Yếu tố quan trọng tiếp theo trong chiến lược Marketing Mix là Place (địa điểm phân phối). Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống phân phối hợp lý để khách hàng tiêu thụ, sử dụng sản phẩm của bạn thật thuận tiện. Việc khó khăn trong tìm kiếm nơi bán sản phẩm có thể khiến doanh nghiệp bạn khó tiếp cận khách hàng, không bứt phá được doanh thu.

Hiện có nhiều chiến lược phân phối khác nhau, bạn có thể áp dụng tùy mục tiêu, tình hình của doanh nghiệp mình.

Các chiến lược này gồm:

  • Exclusive: Chiến lược phân phối độc quyền.
  • Intensive: Chiến lược phân phối rộng khắp.
  • Franchising: Nhượng quyền thương hiệu.
  • Selective: Chiến lược phân phối có chọn lọc.

3.4 Yếu tố về chiến dịch tiếp thị (Promotion)

Bạn nên liên kết các kênh tiếp thị được sử dụng để tạo chiến lược Promotion đa kênh
Bạn nên liên kết các kênh tiếp thị được sử dụng để tạo chiến lược Promotion đa kênh

Promotion trong xây dựng chiến lược Marketing Mix là yếu tố bao gồm các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, PR, xúc tiến bán hàng. Khi lên chiến dịch tiếp thị, doanh nghiệp cần xác định nội dung, thông tin muốn truyền tải, chúng hướng đến ai, hình thức tiếp cận tới đối tượng mục tiêu như thế nào,… 

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thường áp dụng những hình thức tiếp thị phổ biến như: Quảng cáo trên truyền hình, tiếp thị qua Email, trên Internet, Catalogue, bảng quảng cáo ngoài trời, hội chợ thương mại,..

Mọi kênh tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng nên liên kết với nhau và tạo thành chiến lược tiếp thị đa kênh. Điều này sẽ giúp mang đến cho khách hàng trải nghiệm liền mạch, dễ dàng dẫn đến quyết định mua hàng hơn.

3.5 Yếu tố về con người (People)

Đây là yếu tố rất quan trọng trong chiến lược Marketing Mix. People ở đây vừa chỉ khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, vừa bao gồm cả những người trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

Đối với khách hàng, bạn cần tìm hiểu, thấu cảm họ thông qua những bài khảo sát thị trường. Doanh nghiệp cần đánh giá đúng nhu cầu, nắm bắt thị hiếu của đối tượng khách hàng mục tiêu. Từ đó, bạn mới có thể điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ cung ứng phù hợp.

Bên cạnh đó, nhân viên công ty cũng giữ vai trò rất quan trọng. Họ cung cấp dịch vụ tới khách hàng, tác động đến cái nhìn của khách hàng đối với doanh nghiệp. Do đó, bạn cần tuyển dụng nhân viên cẩn thận, phù hợp văn hóa doanh nghiệp.

3.6 Yếu tố về quy trình (Process)

Quy trình tốt sẽ góp phần lớn cho thành công của cả chiến lược Marketing Mix
Quy trình tốt sẽ góp phần lớn cho thành công của cả chiến lược Marketing Mix

Yếu tố này có thể hiểu là các bước lập kế hoạch, là hệ thống, quy trình từ lúc chuẩn bị tới khi chiến lược hoàn thành giúp cung ứng sản phẩm ra thị trường. Quy trình cần được xây dựng để đảm bảo chiến lược được triển khai tốt, đi đúng tiến độ dự định.

Quy trình có thể gồm cả quy trình thanh toán (cho khách hàng), quy trình phân phối sản phẩm, quy trình Logistic, hệ thống xuất nhập kho hàng,…

3.7 Yếu tố về bằng chứng vật lý (Physical Evidence)

Đây là yếu tố đại diện cho những vật chúng ta có thể chạm vào, nhìn thấy, thể hiện được đặc trưng thương hiệu, góp phần cho chiến lược tiếp thị hỗn hợp thành công. Các bằng chứng vật lý như: Đồng phục công ty, phòng trải nghiệm dùng thử, phòng trưng bày, nơi đón tiếp khách hàng, bảng hiệu, Logo,..

4.  7 lưu ý cần nắm khi triển khai chiến lược marketing hỗn hợp

Những lưu ý khi triển khai chiến lược marketing trong doanh nghiệp cần quan tâm khi triển khai các chiến dịch Marketing mix là:

  • Đảm bảo sự phù hợp giữa mục tiêu chiến lược Tiếp thị hỗn hợp với mục tiêu Marketing tổng thể và mục tiêu kinh doanh.
  • Xác định đúng mục tiêu và khách hàng mục tiêu, tìm hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng để đưa ra các giải pháp phù hợp cho từng yếu tố trong chiến dịch.
  • Tối ưu hóa các yếu tố trong Marketing mix hỗ trợ lẫn nhau, tạo ra một tổng thể thống nhất và hiệu quả. Trong quá trình triển khai, doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá, điều chỉnh để phù hợp với tình hình thị trường và nhu cầu thay đổi của khách hàng.
  • Ứng dụng công nghệ hiện đại như công cụ phân tích dữ liệu, tiếp thị tự động hóa,… để dễ dàng thu thập thông tin khách hàng, tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo,…
  • Liên tục phân tích những thay đổi của môi trường kinh doanh và hành vi tiêu dùng để chủ động lên kế hoạch tiếp thị hỗn hợp kịp thời, hiệu quả.
  • Tìm hiểu các yếu tố môi trường vĩ mô tác động đến chiến lược Marketing mix và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: pháp lý, địa lý, tiến bộ khoa học – kỹ thuật, văn hoá, chính trị và tài nguyên thiên nhiên.

5. Case study áp dụng chiến lược Marketing mix của Phúc Long

Phúc Long là thương hiệu tiên phong với nhiều ý tưởng Marketing mix độc đáo và sáng tạo: 

  • Product: Lợi điểm bán hàng độc nhất của Phúc Long là hương vị đặc biệt, hướng đến khách hàng ưu tiên mùi vị sản phẩm. Thương hiệu này cũng phát triển các sản phẩm tốt cho làn da và sức khỏe. Ngoài ra, Phúc Long mở rộng sản phẩm theo chiều dọc và chiều ngang như trà đào, trà vải, trà ô long (chiều dọc), trà & Cà phê, trà sữa, đồ ăn (chiều ngang). 
  • Price: Phúc Long áp dụng kết hợp các chiến lược giá trong Marketing mix như phương pháp định giá theo giá trị sản phẩm (giá sản xuất), chiến lược định giá theo dòng sản phẩm (dòng trà, cà phê có mức giá khác nhau), chiến thuật giá khuyến mãi và giá combo. Giá sản phẩm tại đây chỉ bằng 50% – 70% so với giá đồ uống tại Trung Nguyên, Starbucks, giúp Phúc Long thu hút được nhiều khách hàng. 
  • Place: Phúc Long áp dụng chiến lược phân phối rộng khắp. Thương hiệu này có hơn 84 cửa hàng khắp cả nước, tập trung tại thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Đà Nẵng,… Phúc Long đã trưng bày đồ uống tại trung tâm thương mại, siêu thị để dễ tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, Phúc Long đã theo kịp xu hướng khi phát triển kênh phân phối qua website và app đặt đồ ăn của bên thứ 3.
  • Promotion: Phúc Long tận dụng các kênh mạng xã hội để truyền thông hình ảnh. Những bài viết được thiết kế hình ảnh độc quyền và sáng tạo. Về chính sách khuyến mãi, thương hiệu này áp dụng khuyến mãi combo, giảm giá với hạn mức hóa đơn cho tất cả sản phẩm. 
  • People: Đội ngũ nhân viên pha chế, phục vụ tại đây được đào tạo chỉn chu, bài bản, có khả năng phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp. Chẳng hạn, nhân viên thuần thục các thao tác như cúi người chào khi khách về, đưa đồ uống bằng 2 tay, đeo khẩu trang khi nói chuyện với khách hàng. 
  • Quy trình: Đối với hình thức bán hàng trực tiếp, thương hiệu chú trọng không gian quán và giải quyết vấn đề ngay khi có góp ý từ khách hàng. Cửa hàng thường mở sớm, đóng muộn giúp khách thuận tiện ghé đến ở mọi khung giờ. Đối với hình thức trực tuyến, Phúc Long cùng bên thứ ba rút ngắn thời gian giao hàng nhằm bảo toàn hương vị. 
  • Physical evidence: Mặc dù là thương hiệu lâu đời, Phúc Long vẫn bắt kịp xu hướng và có không gian bày trí độc đáo. Cửa hàng mang đến cảm giác ấm cúng, rộng rãi và bàn ghế có kiến trúc hiện đại. Ngoài ra, thương hiệu còn đổi mới cách trang trí vào các dịp lễ lớn.
Phúc Long có không gian bài trí hiện đại
Phúc Long có không gian bài trí hiện đại

6. Các câu hỏi thường gặp khi xây dựng

Bên dưới, Navee sẽ giải đáp một số thắc mắc khi xây dựng chiến lược Marketing Mix mà nhiều bạn gặp phải.

6.1 Yếu tố quan trọng nhất trong Marketing Mix

Chắc chắn, mọi yếu tố trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp đều có vai trò quan trọng. Trong đó, Product (sản phẩm) được xem là yếu tố nền tảng, quan trọng hàng đầu. Bởi sản phẩm chính là thứ mang lại giá trị cốt lõi đến người dùng. Nó cũng là nền tảng quan trọng để phát triển các yếu tố khác.

6.2 Các chiến lược định giá hiệu quả

Doanh nghiệp cần nghiên cứu, cân nhắc kỹ trước khi định giá
Doanh nghiệp cần nghiên cứu, cân nhắc kỹ trước khi định giá

Hiện nay, có ba chiến lược định giá chủ yếu được sử dụng gồm:

  • Định giá trung lập (Neutral Pricing).
  • Định giá hớt váng (Market Skimming Pricing).
  • Định giá thâm nhập (Market Penetration Pricing).

6.3 Vòng đời sản phẩm khi xây dựng Marketing Mix

Mỗi sản phẩm thường trải qua vòng đời bốn giai đoạn như sau: Giai đoạn hình thành (Introduction), giai đoạn phát triển (Growth), trưởng thành (Maturity) và giai đoạn thoái trào (Decline).

Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ vòng đời sản phẩm, chú trọng những khó khăn, thách thức có thể phát sinh, phát huy điểm mạnh khi sản phẩm di chuyển vòng đời. Có như vậy, doanh nghiệp mới kịp thời thích nghi, giữ vững và tăng doanh thu, lợi nhuận.

Chiến lược Marketing Mix vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Nó sẽ giúp bạn xác định được các lựa chọn trong tiếp thị về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, tiếp thị,… Qua đó, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu một cách đúng đắn, nhanh chóng.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 3

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    ĐĂNG 
    close-link