Việc thực hiện các kế hoạch quảng bá thương hiệu, sản phẩm online hiện nay là một phương thức giúp doanh nghiệp tạo được độ phủ và tiếp cận đến nhiều khách hàng. Tuy nhiên, nếu là một doanh nghiệp “mới toanh” thì họ đương nhiên sẽ có những sự phân vân nhất định trong việc lựa chọn giải pháp chạy quảng cáo trên Website hay Social Media. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ như đưa ra so sánh về 2 nền tảng kể trên để doanh nghiệp có thể nhận định vấn đề một cách chính xác nhất.
So sánh ưu & nhược điểm khi triển khai Website hay Social Media
Đây là một số ưu điểm và nhược điểm của Website hay Social Media mà người làm marketing không thể bỏ qua khi lựa chọn kênh truyền thông cho kế hoạch marketing hiệu quả.
Mạng xã hội
Mạng xã hội được đánh giá là một giải pháp quảng bá thương hiệu đơn giản và gần như không hề tốn bất cứ chi phí nào cho việc tạo tài khoản. Người dùng chỉ cần khoảng 1 giờ đồng hồ để tạo lập một kênh mạng xã hội bất kỳ đại diện cho doanh nghiệp (Facebook, Instagram,…) và thậm chí là dẫn liên kết đến Website đã xây dựng hoàn chỉnh trước đó bằng một thao tác duy nhất.
Sự phổ biến của các trang này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng cũng như giúp khách hàng nhận thức về sự tồn tại của thương hiệu (chuyên môn gọi là Raising Brand Awareness) bằng việc trả tiền quảng cáo. Nếu các doanh nghiệp SMEs sở hữu một đội ngũ có nền tảng kiến thức truyền thông trên MXH chuyên sâu (Như các Facebook Agency Việt Nam) thì có thể tạo được các nội dung hấp dẫn và dễ gây ấn tượng tốt với khách hàng.
Về ưu điểm, các tài khoản doanh nghiệp trên MXH nếu hoạt động hiệu quả sẽ có thể mang đến cơ hội tăng doanh số cho doanh nghiệp, nhận được nhiều phản hồi trực tiếp từ khách hàng và có thể kết nối với nhiều tệp khách hàng khác nhau nhờ sự tương tác qua lại trực tiếp trong thời gian thực. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể nghiên cứu và phân tích đối thủ qua tài khoản MXH đang cập nhật liên tục của họ.
Song, khuyết điểm của nền tảng Social Media chính là khó có thể tạo dựng được sự thu hút ngay từ đầu, thậm chí doanh nghiệp sẽ nhận lại rất ít lượt tương tác. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải điều phối nhân viên để theo dõi liên tục thì có thể sẽ bỏ lỡ tin nhắn hoặc tương tác bình luận của khách hàng.
Một điểm yếu khác của việc sử dụng mạng xã hội là doanh nghiệp phải luôn luôn tuân thủ theo bố cục và các điều khoản xuất bản nội dung của nền tảng, không thể thoải mái sáng tạo theo sở thích. Doanh nghiệp cũng cần chú ý đến việc mà các tài khoản mạng xã hội có lượng theo dõi, tương tác cao sẽ dễ bị hack, lấy cắp thông tin vì độ bảo mật không quá cao.
Website
Website được coi là “ảnh đại diện” của một doanh nghiệp vì nó phản ảnh được lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động cũng như các thông điệp và giá trị mà doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng. Bên cạnh đó, một trang Web được thiết kế bài bản và dành nhiều thời gian để chăm chút thì sẽ giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng khi truy cập vào.
Tất cả các nội dung xuất hiện trên Website hay Social Media trên thực tế đều thuộc quyền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nội dung trên Website sẽ xu hướng dài hơn và mang đến nhiều thông tin hữu ích về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Xem thêm: Tối ưu chuyển đổi website: Chiến lược phát triển kinh doanh online hiệu quả
Về ưu điểm, Website của doanh nghiệp rất dễ dàng để giới thiệu với mọi người – chỉ bằng một cú click chuột là toàn bộ thông tin của doanh nghiệp sẽ hiện ra. Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên, bản sắc thương hiệu nổi bật là điểm cộng đáng giá của nền tảng này.
Nó có thể gây ấn tượng với khách hàng bằng tên miền riêng, phong cách thiết kế trang web, bộ nhận diện thương hiệu trên giao diện chung,… Doanh nghiệp cũng được phép thực hiện các chiến dịch Marketing như Google Ads hay SEO bằng chính trang web của mình. Chi phí vận hành cũng tương đối rẻ nếu như người chịu trách nhiệm quản lý Website biết cách sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý.
Chưa kể đến doanh nghiệp cũng có thể theo dõi tất cả hoạt động của người truy cập trên Website của mình (có bao nhiêu lượt truy cập tổng cộng, đến từ đâu, truy cập trong trang bao lâu,…). Và điều này có thể giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc tìm hiểu insight và tiếp cận khách hàng để tăng doanh số bán hàng.
Tuy nhiên, Website hay Social Media thì cũng có một vài khuyết điểm. Điểm bất lợi lớn nhất của việc hoạt động trên Website chính là lượng nội dung yêu cầu lớn để có thể duy trì thứ hạng trên công cụ tìm kiếm Google. Điều này đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và cả chi phí nên doanh nghiệp cần phải tìm được một đội ngũ chuyên về Digital Marketing để hỗ trợ. Ngoài ra, các chức năng hiển thị trên Website cũng tương đối phức tạp nên người quản lý Website cần phải có chuyên môn tốt, không thể tự tạo dựng nhanh chóng như tài khoản trên các kênh MXH.
SMEs nên triển khai Marketing Website hay Social Media?
Trên thực tế, việc triển khai marketing thông qua Website hay Social Media đều đại diện cho “tiếng nói” của một doanh nghiệp, tức là những thông điệp về sản phẩm – dịch vụ mà họ mong muốn truyền đạt đến khách hàng của mình. Tuy vậy, doanh nghiệp SMEs cần xác định được mức ảnh hưởng của từng công cụ tiếp thị lên các giai đoạn kinh doanh.
Chẳng hạn như đối với những doanh nghiệp chỉ kinh doanh với mức vốn tương đối nhỏ, đối tượng khách hàng chủ yếu là những người sử dụng mạng xã hội (kinh doanh các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm,…) thì có thể lựa chọn phát triển trên kênh Social Media. Còn những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn, cần sự ổn định lâu dài và mong muốn có thể đánh giá Website bằng các chỉ số đo lường thì nên cân nhắc xây dựng một Website hoàn chỉnh trước khi tạo các tài khoản liên kết trên MXH.
Theo Navee, cả Website hay Social Media đều là những nền tảng giúp doanh nghiệp gián tiếp tiếp cận với khách hàng. Nếu có thể sử dụng phối hợp cả 2 công cụ này một cách hợp lý thì doanh nghiệp sẽ có khả năng cao thành công trong việc tạo dựng thương hiệu, tăng doanh số và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
Hãy để lại thông tin của bạn