Tương tác với người dùng ứng dụng trong thời điểm dịch bệnh là điều khiến doanh nghiệp không ngừng trăn trở. Navee thấu hiểu điều này và hân hạnh mang tới cho doanh nghiệp bộ giải pháp tương tác người dùng hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Dịch bệnh Covid-19 diễn ra gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam và khiến các doanh nghiệp dần trở nên xa cách với khách hàng của mình.
Việc tương tác với người dùng ứng dụng được đặt ra và thôi thúc các doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp để tạo sự kết nối hiệu quả với người dùng trong bối cảnh này. Những giải pháp hiệu quả nhất sẽ được chúng tôi chia sẻ tới bạn trong nội dung bài viết ngày hôm nay.
Ảnh hưởng của Covid đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung, đã có những ảnh hưởng nghiêm trọng. Những đối tượng phải chịu ảnh hưởng một nghiêm trọng nhất, không ai khác chính là các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp phải rơi vào tình cảnh phá sản và vĩnh viễn bị xóa tên trên thị trường. Các doanh nghiệp khác, có doanh nghiệp đang ngày đêm gắng sức để duy trì chờ ngày bùng nổ phát triển sau đại dịch. Có doanh nghiệp lại đang tận dụng những cơ hội le lói trong thách thức của đại dịch để tăng trưởng.
Trước sự tác động của đại dịch và những chính sách giãn cách bắt buộc, doanh nghiệp chỉ còn cách tương tác với người dùng ứng dụng thay vì tổ chức các hội chợ, hội thảo trực tiếp. Thế nhưng tương tác như thế nào để mang lại hiệu quả lại là điều khiến nhiều doanh nghiệp hết sức băn khoăn tìm lời giải.
Theo báo cáo từ chuyên trang phân tích nước ngoài EY (www.ey.com), hành vi người tiêu dùng đã có sự thay đổi một cách rõ rệt trong thời gian qua khi dịch bệnh bùng phát. Trong đó, 78% người dùng đã mua sắm ít hơn và chỉ 64% trong số này chỉ quyết định mua sắm đối với các mặt hàng thiết yếu. Báo cáo cũng đã đưa ra con số 45% người dùng đã nói rằng quyết định mua sắm của họ đã thay đổi, kể cả sau khi đại dịch kết thúc đi chăng nữa.
Một báo cáo khác từ khác MoEngage và Apptopia cũng đã đưa ra những phân tích cụ thể về sự tác động của đại dịch tới các doanh nghiệp trên thế giới, khiến họ gặp khó khăn trong việc kết nối và tương tác với người dùng ứng dụng. Đồng thời chia nhỏ các nhóm doanh nghiệp có ứng dụng thành 4 loại chính dựa vào số lượt tải xuống và lượng người dùng thường xuyên.
Xem thêm: Kinh doanh sau đại dịch – Thời điểm thương hiệu mạnh khẳng định vị thế
Nhóm doanh nghiệp bị chững lại
Nhóm doanh nghiệp này là các ngành hàng có sự suy giảm cả về số lượng người dùng thường xuyên lẫn lượt tải ứng dụng trước sự ảnh hưởng từ đại dịch. Một số lĩnh vực bị ảnh hưởng như: ngành du lịch khách sạn, ngành vận chuyển, ngành bất động sản (đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, Bắc Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ) và vận chuyển đồ ăn tận nhà (ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở Châu Âu, Ấn Độ, Trung Đông Á).
Nhóm doanh nghiệp có tiềm năng phát triển
Với bối cảnh đại dịch diễn biến ngày càng khó lường, ngành chăm sóc sức khỏe ở khu vực Đông Nam Á là ngành có tiềm năng để phát triển. Các ứng dụng trong ngành này có nhiều lượt tải xuống nhưng số người dùng thường xuyên vẫn chưa có sự gia tăng rõ rệt.
Nhóm doanh nghiệp sẽ có bước tăng trưởng
Một số ứng dụng trong các lĩnh vực như mạng xã hội (khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ và Trung Đông), mua sắm Online (Đông Nam Á, Châu Âu, Trung Đông Á) và giao thức ăn tại nhà (khu vực Đông Nam Á, Bắc Mỹ) có lượng người dùng thường xuyên tăng đột biến. Tuy nhiên, số lượt tải xuống lại không tăng nhiều. Dù vậy, những lĩnh vực này hứa hẹn sẽ có bước tăng trưởng khả quan trọng trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm: Live-Marketing – Giải pháp Marketing hiệu quả trước, trong và sau đại dịch
Nhóm doanh nghiệp có sự phát triển bùng nổ
Một số lĩnh vực hứa hẹn có sự phát triển bùng nổ sau đại dịch là nhóm những ngành có nhu cầu người dùng rất lớn, bao gồm cả về số lượt tải xuống lẫn số lượng người dùng thường xuyên. Cụ thể như: ứng dụng Video Chat, lĩnh vực mua sắm trực tuyến (khu vực Bắc Mỹ và Ấn Độ), chăm sóc sức khỏe (khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu và Trung Đông), truyền thông và giải trí, mạng xã hội (khu vực Đông Nam Á) và bất động sản (khu vực Trung Đông Á).
4 chiến lược thương hiệu giúp tăng tương tác với người dùng ứng dụng
Để giúp doanh nghiệp tăng tương tác với người dùng ứng dụng trong thời điểm dịch bệnh, Navee xin cung cấp tới doanh nghiệp một số giải pháp sau:
Đánh giá và xây dựng chiến lược gắn kết người dùng
Khách hàng luôn tìm kiếm những thông tin cụ thể và rõ ràng. Vì thế hãy tái đánh giá các chiến lược hiện có để cân nhắc tính khả thi của chúng trong hoàn cảnh này cũng như thay đổi chiến lược nhanh chóng để thích ứng với bối cảnh hiện tại. Bởi mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp đều là có được lòng tin của người tiêu dùng.
Triển khai các chiến lược giáo dục người dùng
Cung cấp các thông tin hữu ích, mang tính giáo dục cho người dùng là cách tương tác với người dùng ứng dụng một cách khéo léo và hiệu quả. Đây là một trong những chiến lược Marketing phổ biến được các agency tại Tphcm thực hiện khi triển khai chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp.
Theo Edelman Trust Barometer, 71% người tiêu dùng sẽ mất niềm tin vào thương hiệu nếu họ chỉ đặt lợi nhuận là ưu tiên hàng đầu.
Đây là thời điểm hoàn hảo để đưa ra các biện pháp hỗ trợ người dùng hơn là để bán hàng. Hãy nhìn vào sự khéo léo biến hóa của ngành du lịch trong thời điểm này dù đang bị chững lại vì dịch bệnh. Họ đã gắn kết khách hàng thông qua việc cung cấp cho họ những bí kíp du lịch an toàn và cách quản lý các kế hoạch du lịch sắp tới. Điều này đã khiến các khách hàng tìm đến với các ứng dụng du lịch nhiều hơn và lên ý tưởng cho những chuyến đi sau khi tình hình dịch bệnh ổn định.
Xây dựng nội dung hấp dẫn và liên quan đến thương hiệu
Khách hàng luôn muốn giải quyết những vấn đề khiến họ trăn trở ở mọi thời điểm. Hãy đưa ra hướng giải quyết vấn đề của họ thông qua các nội dung gần gũi và phù hợp. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng thông điệp từ thương hiệu phải luôn mang tính tích cực để tránh làm người tiêu dùng lo lắng. Bạn cũng có thể dùng tới Push Notification để tương tác với người dùng ứng dụng hiệu quả hơn.
Có kế hoạch cải thiện giá trị cốt lõi
Thời điểm đại dịch có thể là bước chững lại nhưng cũng mang đến cho doanh nghiệp cơ hội để tăng cường năng lực cốt lõi trong mảng Marketing, như điều chỉnh các thiếu sót hiện tại và xây dựng hệ thống CRM hoàn chỉnh để “tạo đà” cho sự phát triển trong tương lai.
Trên đây là trọn bộ cách tương tác với người dùng ứng dụng mà Navee muốn dành tặng doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Chúc doanh nghiệp bạn sẽ tương tác với người dùng thật hiệu quả và phát triển mạnh mẽ sau đại dịch!
Hãy để lại thông tin của bạn