Trải nghiệm khách hàng – Chiến lược hướng đến trái tim người dùng

3
(2)

Trải nghiệm khách hàng là một khái niệm không còn mới trong kinh doanh. Nếu như biết cách nâng cao trải nghiệm mua sắm ứng với hành vi của khách hàng thì doanh nghiệp sẽ thu được một nguồn lợi nhuận đáng kể. 

Doanh nghiệp nên chú trọng vào xây dựng trải nghiệm khách hàng.
Doanh nghiệp nên chú trọng vào xây dựng trải nghiệm của người mua trên các nền tảng truyền thông

Vai trò và tầm quan trọng của trải nghiệm khách hàng trong chiến lược thương hiệu

Trải nghiệm khách hàng là gì?

Trải nghiệm của đối tượng mục tiêu, hay khách hàng được hiểu là quá trình khách hàng mua hàng và tiếp xúc với sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu trong một khoảng thời gian nhất định. 

Đó là kết quả của sự tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Sự tương tác này được cấu thành từ ba yếu tố là hành trình khách hàng, điểm chạm và môi trường trải nghiệm của khách hàng. 

Vai trò và tầm quan trọng của trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm của người mua/ khách hàng thực sự có vị trí quan trọng trong kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Khi khách hàng có trải nghiệm tốt với doanh nghiệp thì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng sẽ ngày càng bền chặt hơn. Nhờ vậy mà bạn có được nhóm khách hàng trung thành, luôn sẵn lòng ủng hộ thương hiệu.

Trải nghiệm khách hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trải nghiệm của người dùng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xây dựng trải nghiệm khách hàng trong thời đại 4.0 có gì mới?

Những điểm mới trong quá trình xây dựng trải nghiệm trong thời đại 4.0.

Thiết kế trải nghiệm ngày càng khó trong thời đại số

Trong thời đại số, việc thiết kế trải nghiệm mua sắm của khách hàng phải đối mặt với một số khó khăn nhất định. Các doanh nghiệp đã phải chi rất nhiều tiền với mong muốn đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn nhưng không phải tất cả trong số đó đều mang lại hiệu quả tích cực. 

Số điểm chạm ngày càng nhiều, hành trình khách hàng phức tạp

Theo chia sẻ từ các Ads Agency. Trước đây, các điểm chạm của khách hàng và thương hiệu thường ít và đơn giản. Người tiêu dùng gần như chỉ biết đến doanh nghiệp qua một đến hai điểm chạm. Tuy nhiên, vào giai đoạn hiện nay, số điểm chạm thương hiệu đã gia tăng lên đáng kể nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ.

Khách hàng có thể chạm mặt thương hiệu ở bất kỳ đâu. Nó không chỉ diễn ra theo cách thức truyền thống mà giờ đây họ gặp gỡ nhau ở trên điện thoại, máy tính,… Do đó, nếu như không chú trọng xây dựng các điểm chạm hiệu quả thì doanh nghiệp rất dễ đánh mất khách hàng tiềm năng.

Số điểm chạm giữa khách hàng và thương hiệu ngày càng gia tăng.
Số điểm chạm giữa khách hàng và thương hiệu ngày càng gia tăng.

2022 là cuộc chiến của điểm chạm trải nghiệm khách hàng

Sự gia tăng chóng mặt của các điểm chạm khiến cho các doanh nghiệp phải bước vào cuộc chiến mới. Các thương hiệu phải nỗ lực mang đến cho khách hàng những điểm chạm chất lượng để nhanh chóng chiếm được cảm tình của họ. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội công bằng cho cả những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ có thể tiếp cận với khách hàng trên nền tảng số một cách nhanh chóng. 

Đa dạng các điểm chạm cũng làm cho khách hàng nhạy cảm hơn. Chỉ cần thương hiệu có sai sót ở một điểm chạm trong chuỗi điểm chạm của mình thì rất dễ để lại ấn tượng không tốt trong mắt người tiêu dùng. 

Doanh nghiệp xây dựng “điểm chạm khách hàng” sao cho đúng

Những điều doanh nghiệp nên chú trọng để xây dựng điểm chạm khách hàng tốt nhất. 

Tận dụng Real-time Data

Dữ liệu trong thời gian thực là một kho báu nếu như bạn biết cách khai thác chúng. Doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi dữ liệu để có thể sát sao, kịp thời điều chỉnh chiến lược để phù hợp với thị trường.

Ngoài ra, dữ liệu hành vi khách hàng còn giúp doanh nghiệp cá nhân hóa thông điệp. Từ đó, thương hiệu có thể thu hút được sự chú ý của nhóm khách hàng mục tiêu trong thời gian ngắn. 

Hoạch định chiến lược truyền thông đa kênh Omnichannel

Một doanh nghiệp muốn phát triển trong thời đại ngày nay không thể bỏ qua các chiến lược truyền thông đa kênh Omnichannel Marketing. Doanh nghiệp nên linh hoạt triển khai các nội dung đang được người tiêu dùng quan tâm, thảo luận. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa kênh truyền thống và Online để mở rộng quy mô tiếp cận với khách hàng.

Doanh nghiệp nên hoạch định chiến lược truyền thông đa kênh Omnichannel nhằm gia tăng Trải nghiệm mua sắm
Doanh nghiệp nên hoạch định chiến lược truyền thông đa kênh Omnichannel.

Kết hợp giữa Brand Marketing và Performance Marketing

Để có thể phát triển dài hạn, doanh nghiệp phải kết hợp giữa Brand Marketing và Performance Marketing. Tỷ lệ chuyển đổi có thể giúp doanh nghiệp tồn tại trong thời gian ngắn nhưng để có thể dài lâu thì doanh nghiệp buộc phải chú trọng tới truyền thông thương hiệu của mình.

Khi kết hợp cả hai hoạt động kể trên thì doanh nghiệp mới có thể tạo được sự kết nối với khách hàng tại tất cả các điểm chạm. Chính vì thế, trải nghiệm người dùng được nâng cao đáng kể. 

Như vậy, doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược nâng cao trải nghiệm khách hàng để giữ chân được khách hàng mục tiêu. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể gia tăng độ phủ sóng của mình và tối đa hóa lợi nhuận. Navee hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích đến cho doanh nghiệp bạn.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 3 / 5. Lượt bình chọn: 2

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    BẤM NHẬN VÉ NGAY
    close-link