Tối ưu hoạt động bán hàng là một trong những điều kiện tiên quyết đưa doanh nghiệp phát triển. Dù doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn đều cần phải triển khai hoạt động này nếu muốn kinh doanh hiệu quả.
Xây dựng hệ thống quản lý bán hàng
Doanh nghiệp muốn hoạt động ổn định thì bất cứ hoạt động nào cũng cần xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ. Trong đó, xây dựng hệ thống quản lý bán hàng là việc làm rất quan trọng mà doanh nghiệp phải thực hiện ngay từ những ngày đầu kinh doanh. Việc quản lý hoạt động bán hàng chặt chẽ giúp doanh nghiệp dễ nhận ra những lỗ hổng của doanh nghiệp trong khâu bán hàng, hoặc nhận ra vấn đề trong quá trình thực hiện bán hàng của nhân viên . Từ đó, doanh nghiệp đưa ra phương án giải quyết nhanh, nâng cao hiệu quả bán hàng.
Triển khai chiến lược Marketing tự động hóa
Nền kinh tế ngày càng phát triển vì vậy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt hơn bao giờ. Lúc này, các hoạt động Marketing được xem là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh giữa hàng ngàn đối thủ, đồng thời tăng cơ hội tiếp cận và thu hút khách hàng mua sản phẩm. Do đó, bạn dễ dàng nhận thấy đồng loạt các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng đang thực hiện các hoạt động Marketing vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp lớn thường xuyên thực hiện chiến dịch Marketing ở quy mô lớn sẽ cần triển khai chiến lược Marketing tự động hóa.
Marketing tự động hóa (Marketing Automation) là sử dụng các phần mềm để các quy trình tiếp thị được tự động hóa, hạn chế thực hiện các bước thủ công. Marketing tự động hóa giúp tự động hóa tích hợp dữ liệu khách hàng, phân khúc khách hàng, quản lý chiến dịch,…Hơn nữa, tiếp thị tự động hóa còn có mối liên hệ mật thiết với quản trị khách quan hệ khách hàng (CRM) và có thể kết hợp với một số công cụ riêng biệt như xây dựng website, Email Marketing,… Do đó, Marketing tự động hóa giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường tốt hơn, tạo cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường, các hoạt động hướng đến đúng thị trường mục tiêu, chăm sóc khách hàng tốt. Cuối cùng giúp tối ưu hoạt động bán hàng, tăng doanh số cho doanh nghiệp.
Chuyển đổi từ đơn kênh sang bán hàng đa kênh
Có thể bạn chưa biết các doanh nghiệp bán lẻ xây dựng chiến lược bán hàng đa kênh vững chắc có tỷ lệ giữ chân khách hàng qua mỗi năm cao hơn 91% so với những doanh nghiệp không thực hiện. Vì vậy, muốn giữ chân khách hàng doanh nghiệp cần chuyển đổi từ đơn kênh sang bán hàng đa kênh để tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
3 yếu tố giúp doanh nghiệp của bạn đạt tỷ lệ giữ chân khách hàng cao:
- Nâng cao chất lượng trải nghiệm mua sắm trên nền tảng điện thoại (smart phone): Thời gian truy cập web nhanh, giao diện thân thiện, dễ điều hướng và địa chỉ dễ truy cập. Đây là một trong những yếu tố hỗ trợ tối ưu hoạt động bán hàng hiệu quả
- Cải thiện thời gian phản hồi khách hàng: Hãy đảm bảo rằng nhân viên của bạn có mặt ngay lập tức để giải đáp các thắc mắc của khách hàng nhanh chóng. Bạn có thể nâng cao chất lượng bằng dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến 24/7. Khi người tiêu dùng có bất kỳ thắc mắc nào được giải quyết ngay, họ sẽ không bị sao nhãng qua vấn đề khác và khả năng cân nhắc mua sản phẩm không bị gián đoạn. Đây là cơ hội để doanh nghiệp ghi điểm và bán được sản phẩm.
- Đảm bảo rằng khách hàng đang có trải nghiệm nhất quán, dù họ đang tương tác với bạn bằng hình thức trực tiếp (offline) hay trực tuyến (online).
Cải thiện quản lý hàng tồn kho
Quản lý hàng tồn kho luôn là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu bởi việc quản lý tồn kho không hề đơn giản, hơn nữa chi phí kho bãi chứa hàng tồn kho khá cao. Cách để doanh nghiệp tối ưu hoạt động bán hàng là sử dụng phần mềm quản lý hàng tồn kho.
Những phẩn mềm này cung cấp thông tin chi tiết về tỷ suất lợi nhuận gộp, hiệu suất bán hàng, tỷ lệ luân chuyển. Hơn nữa, nó giúp doanh nghiệp dễ xác định mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng nào tồn kho nhiều, thời gian hết hạn để nhanh chóng đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp và giảm thiểu chi phí lưu kho.
Xây dựng quy trình bán hàng hiệu quả
Để đảm bảo quá trình bán hàng của mọi nhân viên đều có sự thống nhất, đúng quy củ và đem lại hiệu quả thì doanh nghiệp cần xây dựng một quy trình bán hàng cụ thể. Với một quy trình bán hàng chi tiết, thông minh giúp nhân viên chủ động trong việc xử lý các vấn đề xảy ra trong quá trình bán hàng một cách nhanh chóng.
Chẳng hạn như xử lý vấn đề khách hàng muốn hoàn trả đơn hàng, nếu đã có một quy trình bán hàng được đưa sẵn, nhân viên biết mình sẽ phải làm gì mà không phải loay hoay hay hoang mang. Việc này giúp quá trình bán hàng của nhân viên được trơn tru, ít phát sinh lỗi.
Navee hy vọng qua bài viết hữu ích trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu hoạt động bán hàng hiệu quả nhé!
Hãy để lại thông tin của bạn