Điều gì là mấu chốt giúp bạn đạt được hiệu quả trong kinh doanh và tăng doanh số bán hàng trong khi điều kiện ngân sách marketing không là vô hạn? Đó chính là xác định được khách hàng tiềm năng cho sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp. Vậy bạn đã có phương pháp tìm kiếm nào hiệu quả? Quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng như nào đơn giản và dễ áp dụng cho từng doanh nghiệp? Đừng bỏ qua bài viết của Navee dưới đây nhé!
1. Khách hàng tiềm năng là gì?
Khách hàng tiềm năng (Potential Customers) là những cá nhân hoặc nhóm người chưa có hành động chi tiền để mua hay thậm chí chưa biết gì về sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Tuy nhiên đây là những đối tượng có đủ khả năng tài chính cùng như thật sự có sự quan tâm và có nhu cầu muốn sở hữu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Việc bạn cần làm là thuyết phục họ trở thành khách hàng thật sự của doanh nghiệp.
2. Quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả cho doanh nghiệp
Bạn có thể dõi theo theo quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng với 6 bước hiệu quả dưới đây để có thể nhanh chóng tiếp cận được khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của mình:
2.1. Thấu hiểu khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
Trên thực tế, không phải ai cũng sẽ trở thành khách hàng của bạn. Do đó mỗi sản phẩm hay dịch vụ khác nhau sẽ thu hút và hướng đến những đối tượng khách hàng riêng.
Bởi vậy, doanh nghiệp cần xác định rõ và đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của dòng sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp là ai để tập trung tiếp thị. Như vậy sẽ không lãng phí tài nguyên của doanh nghiệp mà lại đạt được hiệu quả cao hơn.
Sau đó để việc xác định chi tiết hơn, bạn cần tiến hành phân loại tệp khách hàng mục tiêu này thành những nhóm tiềm năng có mức độ khác nhau như:
- Nhóm khách hàng mục tiêu: Đây sẽ là những khách hàng có khả năng chuyển đổi cao và trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu mà doanh nghiệp cần tập trung.
- Nhóm khách hàng mở rộng: đây là nhóm có tiềm năng chuyển đổi thấp hơn nhóm mục tiêu nhưng vẫn có khả năng lựa chọn sản phẩm của bạn.
2.2. Xác định chân dung tệp khách hàng hiện tại của doanh nghiệp
Một kế hoạch marketing được xây dựng hiệu quả để tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới, cần phải thấu hiểu và xác định chính xác chân dung khách hàng hiện tại của mình cũng như những điểm mạnh- yếu, cơ hội và thách thức trong thị trường mục tiêu thông qua những báo cáo nghiên cứu thị trường.
Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến tính hiệu quả của các chiến lược kinh doanh của bạn. Chúng ta có thể hiểu về khách hàng và phân khúc thị trường qua các dữ liệu:
- Nhân khẩu học: những thống kê, dữ liệu về dân số bao gồm thu nhập, tuổi tác,…
- Tâm lý học: thị hiếu, tâm lý, thói quen của một nhóm nhân khẩu học nhất định.
- Dân tộc học: các mức độ văn hóa cụ thể.
- Thói quen mua hàng: khách hàng có xu hướng mua sản phẩm và dịch vụ bằng cách nào, ở đâu, đang quan tâm điều gì….
2.3. Lựa chọn kênh tiếp cận khách hàng tiềm năng
Để chọn được những kênh tiếp cận hiệu quả và nhanh chóng, doanh nghiệp cần dựa vào những đặc điểm hay thói quen tiêu dùng của khách hàng.
Ví dụ như với những sản phẩm làm đẹp hay dịch vụ spa, bạn có thể tiếp cận khách hàng qua mạng xã hội như các hội hội nhóm, trang chia sẻ tips làm đẹp, chăm sóc da…trên Facebook. Ngược lại với những khách hàng thuộc nhóm thành đạt, hay những sản phẩm công nghệ, giải pháp thì những sự kiện, hội thảo…sẽ là những kênh tìm kiếm hiệu quả hơn.
2.4. Lên kế hoạch tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Sau khi đã lựa chọn được kênh tiếp cận khách hàng, bước này bạn hãy lập một bản kế hoạch rõ ràng với những hoạt động cụ thể để tiếp cận khách hàng:
- Các chiến thuật, cách thức để thu hút khách hàng như các chương trình ưu đãi khuyến mãi, tặng quà, chạy quảng cáo…
- Đưa ra các phương án tiếp cận tối ưu nhất, chỉn chu nhất cho từng kênh khác nhau
2.5. Triển khai kế hoạch và thu thập dữ liệu
Cách tìm khách hàng tiềm năng nhanh chóng và hiệu quả sẽ không thể bỏ qua quảng cáo- bước thu hút và tiếp cận khách hàng. Ví dụ:
- Thu hút, tiếp cận khách hàng trên mạng Internet bằng cách chạy quảng cáo trên các nền tảng phổ biến
- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng hay ngoài trời để khách hàng biết đến nhiều hơn.
- Giới thiệu và gặp gỡ tại buổi hội thảo, sự kiện có liên quan…
Đặc biệt, các thông tin, dữ liệu về khách hàng thu thập được cần có giải pháp lưu trữ và phân loại khoa học và kỹ càng nhất. Điều này giúp việc bán hàng, tiếp thị và tư vấn trở nên hiệu quả và khoa học hơn.
2.6. Đánh giá và đo lường hiệu quả
Việc xem lại, đánh giá, đo lường hiệu quả về các chiến lược, cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn rút được nhiều kinh nghiệm và cải thiện cho những chiến dịch tìm kiếm sau này. Đồng thời cũng hỗ trợ cho việc tư vấn và chăm sóc khách hàng sau này.
3. Các kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả không nên bỏ qua
3.1. Triển khai SEO website để tìm kiếm khách hàng tiềm năng bền vững
Đây là một phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng phổ biến và hầu như mọi doanh nghiệp đều áp dụng. Cách thức này cần đầu tư thời gian, nhân lực làm SEO, chi phí ban đầu để tối ưu nhằm lên top trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Khi có kết quả này, mọi việc sẽ dễ dàng hơn khi lượng khách dần ổn định hơn.
3.2. Sử dụng phương pháp quảng cáo online
Đây cũng là cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng khá thành công cho nhiều doanh nghiệp. Bạn sẽ chủ động tìm kiếm và tiếp cận khách hàng dựa theo từ khóa tìm kiếm của người tiêu dùng.
Để đạt được hiệu quả tối ưu cũng như tiết kiệm chi phí, bạn hãy chuẩn bị nội dung và hình ảnh quảng cáo hấp dẫn, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng bạn nhắm đến cũng như vị trí khu vực mà bạn muốn…
3.3. Tìm kiếm khách hàng mới trên mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Zalo,…)
Với thời đại công nghệ và xu hướng sử dụng các mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Insta, Zalo… rất lớn như hiện nay thì đây sẽ trở thành kênh tìm kiếm khách hàng vô cùng lớn và hiệu quả tiếp cận rất cao.
3.4. Sử dụng phương pháp tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
Tiếp thị liên kết là cách mở rộng phạm vi tiếp cận với đa dạng khách hàng tiềm năng khi hợp tác với các đối tác thông qua liên kết để quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của bạn trên các trang web hay các mạng xã hội khác.
Mỗi lần có giao dịch thành công thông qua liên kết này, bạn sẽ chi trả hoa hồng cho đối tác…Có thể thấy với cách này, bạn có thể mở rộng phạm vị tìm kiếm khách hàng ra rất lớn.
3.5. Tìm kiếm khách hàng qua Email Marketing
Email marketing cũng là một cách thức tìm kiếm khách hàng hiệu quả khi có được thông tin này của khách hàng. Đây cũng là công cụ giúp doanh nghiệp chăm sóc và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
Việc duy trì tương tác qua email giúp tạo sự kết nối với khách hàng bằng những chia sẻ thông tin hữu ích và giá trị khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ, các thông báo chương trình ưu đãi, tặng quà, quảng bá các sản phẩm mới…
3.6. Tìm kiếm khách hàng qua KOLs, Influencer
Xu hướng tiếp cận khách hàng qua sức ảnh hưởng của các KOLs và Influencers ngày càng phổ biến. Đây là phương pháp tương đối hiệu quả, bởi những sản phẩm/dịch vụ họ PR, quảng cáo phần nào cũng chiếm được sự chú ý và ủng hộ từ lượng lớn người follow và fan của họ.
3.7. Tìm khách hàng tiềm năng bằng cách tiếp thị qua điện thoại (telesale)
Đây được xem là phương pháp tìm kiếm khách hàng truyền thống giúp tiếp cận được đa dạng khách hàng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để hiệu quả và tránh lãng phí thời gian chi phí, data khách hàng cần được chọn lọc kỹ càng và kỹ năng telesale cần thành thạo và linh hoạt để cuộc gọi được chất lượng hơn.
3.8. Học hỏi từ đối thủ cạnh tranh
Bạn có thể tìm hiểu xem cách thức nào làm nên thành công của đối thủ…Từ đó học hỏi, rút kinh nghiệm và cân nhắc hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và mô hình kinh doanh của mình.
3.9. Khai thác từ nguồn khách cũ:
Marketing truyền miệng là một sức mạnh lớn tác động đến lòng tin của khách hàng. Khách hàng cũ là người đã sử dụng qua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Qua đó, họ là người bán hàng cực kì tin cậy cho bạn và giúp viral thương hiệu của bạn tới các mối quan hệ của họ, tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng chất lượng.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hay xấu sẽ quyết định dung lượng khách hàng tiềm năng trong tương lai. Bạn cũng có thể đưa ra những mức giá ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng được giới thiệu hoặc chiết khấu trực tiếp những khách hàng cũ đã giới thiệu người mới….
Hy vọng với những chia sẻ bên trên, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về khách hàng tiềm năng cũng quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả dễ áp dụng. Mong rằng những thông tin trên hữu ích với bạn trong việc lựa chọn phương pháp tìm kiếm phù hợp và tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian nhất nhé!
Hãy để lại thông tin của bạn