11 Thuật ngữ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cần biết để thành công

0
(0)

Thuật ngữ xây dựng thương hiệu là chìa khóa giúp truyền đạt ngắn gọn, chính xác và đầy đủ nhất về tính năng và vai trò của các khái niệm thương hiệu khác nhau.

Hiểu được thuật ngữ thương hiệu sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả
Hiểu được thuật ngữ thương hiệu sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả

Khi nói đến thương hiệu hay xây dựng thương hiệu đều sẽ có những thuật ngữ thương hiệu. Chúng nhằm thể hiện ngắn gọn và chính xác nhất những giá trị mà bản thân của từ ngữ hay khái niệm đó mang đến. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy cùng Navee tham khảo 11 thuật ngữ xây dựng thương hiệu cơ bản sau đây nhé!

1. Brand Experience

Brand experience (trải nghiệm thương hiệu) là những trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Nói cách khác, những tương tác của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ như trải nghiệm hữu hình có thể cầm nắm sờ chạm, trải nghiệm vô hình liên quan đến cảm xúc đều được xem là những trải nghiệm của khách hàng liên quan tới thương hiệu.

Để nâng cao được trải nghiệm của thương hiệu trên Digital, bạn hãy bao quát nhiều khía cạnh như bao bì sản phẩm, nhận diện thương hiệu, dịch vụ hậu mãi, hình ảnh của thương hiệu,…

2. Brand Extension

Brand Extension nghĩa là bạn dùng thương hiệu cũ để áp lên dòng sản phẩm mới
Brand Extension nghĩa là bạn dùng thương hiệu cũ để áp lên dòng sản phẩm mới

Thuật ngữ xây dựng thương hiệu Brand Extension hay còn gọi là mở rộng thương hiệu, đây là chiến lược mà doanh nghiệp bạn sử dụng tên của thương hiệu cũ để áp vào các dòng sản phẩm mới hoàn toàn trên thị trường.

Theo đó doanh nghiệp sẽ sử dụng chiến lược này để tận dụng những khách hàng trung thành của thương hiệu cũ. Từ đó tối ưu hóa doanh thu của doanh nghiệp trong thời gian đầu đối với dòng sản phẩm mới.

Rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã áp dụng chiến thuật này như Bitis với các sản phẩm truyền thống và dòng sản phẩm dành cho giới trẻ là Bitis’ Hunter. Hay Nike với dòng sản phẩm dụng cụ thể thao, quần áo thể thao bên cạnh những sản phẩm giày cốt lõi.

3. Brand Identity

Brand Identity (nhận diện thương hiệu) là cách mà doanh nghiệp muốn khách hàng của mình có thể phân biệt họ với những đối thủ cạnh tranh khác thông qua khía cạnh hữu hình.

Nhận diện thương hiệu cũng giống như những đặc điểm nhận dạng của một cá nhân nào đó. Nó không đơn thuần là bạn có một thiết kế Logo đẹp hay một bản vẽ Namecard độc đáo mà quan trọng là ở khách hàng tiềm năng sẽ cảm nhận được chiều sâu đến mức nào đối với thương hiệu của bạn.

4. Brand Strategy

Brand Strategy là kế hoạch để doanh nghiệp đáp ứng được mục tiêu đã đề ra trước đó
Brand Strategy là bảng mô tả chiến lược để doanh nghiệp đáp ứng được mục tiêu đã đề ra trước đó

Thuật ngữ xây dựng thương hiệu này còn được gọi là chiến lược cho thương hiệu, đây là một kế hoạch giúp cho nhà quản trị có thể đáp ứng những yêu cầu hay mục tiêu chiến dịch mà doanh nghiệp đã đặt ra từ trước. Mục tiêu về thương hiệu ở đây có thể là tăng doanh thu, nâng cao nhận thức của khách hàng, tăng doanh số, nâng cao thị phần,…

Sứ mệnh của thương hiệu được tạo ra nhằm mục đích hiệu thực hóa tầm nhìn của mình trong tương lai. Theo đó, sứ mệnh này có thể thay đổi theo thời gian còn tầm nhìn thương hiệu sẽ không thay đổi.

5. Brand Management

Brand Management (Quản trị thương hiệu) là một chức năng của Marketing, sử dụng những biện pháp để tăng giá trị cảm nhận của thương hiệu theo thời gian. Đây là cách hiệu quả để tạo ra khả năng tăng giá sản phẩm, đồng thời xây dựng cơ sở khách hàng trung thành thông qua nhận thức mạnh mẽ hay các liên tưởng tích cực về thương hiệu.

Việc phát triển một kế hoạch chiến lược sẽ duy trì tài sản thương hiệu hoặc dùng để đạt được giá trị thương hiệu. Điều này đòi hỏi bạn phải có hiểu biết về thị trường mục tiêu, thương hiệu và tầm nhìn tổng thể của công ty.

6. Brand Awareness

Brand Awareness rất được xem trọng trong việc nghiên cứu hành vi người dùng
Brand Awareness rất được xem trọng trong việc nghiên cứu hành vi người dùng

Brand Awareness (độ nhận biết thương hiệu) đề cập đến mức độ mà khách hàng có thể nhớ hoặc nhận diện một thương hiệu.

Khả năng để người dùng nhận biết và gọi nhớ về thương hiệu là nhân tố hàng đầu để tạo ra quyết định mua hàng. Việc mua hàng sẽ không thể hoàn thành trừ khi khách hàng nhận thức được danh mục hàng hóa mà họ cần mua và thương hiệu phải nằm trong danh mục đó.

Thuật ngữ xây dựng thương hiệu này rất được xem trọng trong việc quản trị quảng cáo, nghiên cứu hành vi, quản trị thương hiệu và phát triển chiến lược cho doanh nghiệp.

7. Brand Equity

Brand Equity (tài sản thương hiệu) là giá trị nhận thức của khách hàng đối với một thương hiệu cụ thể nào đó.

Sức mạnh của một thương hiệu sẽ phụ thuộc vào hình ảnh mà doanh nghiệp thể hiện với khách hàng và sự quen thuộc trong tên gọi. Hay nói cách khác, để xây dựng tài sản thương hiệu vững mạnh thì bạn cần phải khiến cho thương hiệu của mình dễ nhớ, dễ nhận biết và gắn liền với hình ảnh là người cung cấp khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất.

8. Share Of Voice – Share Of Market – Share Of Mind

Các chỉ số này nhằm giúp doanh nghiệp bạn đo lường hiệu quả của thương hiệu
Các chỉ số này nhằm giúp doanh nghiệp bạn đo lường hiệu quả của thương hiệu

Thuật ngữ xây dựng thương hiệu Share Of Voice là chỉ số dùng mà doanh nghiệp dùng để so sánh mức độ nhận biết của thương hiệu trên các kênh Marketing khác nhau so với đối thủ của họ.

Share Of Market là tỷ lệ phần trăm của tổng doanh số hay doanh thu bán hàng trong cùng một danh mục thị trường mà thương hiệu đang sở hữu. Chỉ số này thường được tính theo số lượng khách hàng hoặc doanh thu.

Share of Mind thể hiện sự sẵn sàng về mặt tâm trí hay tinh thần của khách hàng đối với dịch vụ hay sản phẩm của thương hiệu.

9. Cấu trúc thương hiệu

Cấu trúc thương hiệu hay Brand Architecture là cách mà bạn phân bổ các thương hiệu con của doanh nghiệp mình. Nếu như xem thương hiệu mẹ của doanh nghiệp là một cái cây thì các Sub-Brand khác sẽ là cành cây hay nhánh cây.

Bạn có thể chọn 1 trong 2 trường phái thiết lập cấu trúc cho thương hiệu như:

  • House of Brands: Nghĩa là thương hiệu con sẽ có vị trí độc lập hoàn toàn với thương hiệu mẹ, ví dụ như thương hiệu Unilever với OMO, Clear, Sunlight,…
  • Branded House: Tên thương hiệu mẹ sẽ gắn liền với những thương hiệu con khác như Google với Google Drive, Google Translate, Google Map,…

10. Brand Personality

Bạn hãy xem thương hiệu của mình như một con người có những cảm xúc và đặc tính khác nhau
Bạn hãy xem thương hiệu của mình như một con người có những cảm xúc và đặc tính khác nhau

Thuật ngữ xây dựng thương hiệu Brand Personality được hiểu theo cách đơn giản: Doanh nghiệp bạn sẽ ví thương hiệu của mình như một con người sở hữu những cảm xúc và đặc tính khác nhau. Nhờ điều này bạn sẽ giúp thương hiệu của mình trở nên gần gũi và dễ đi vào lòng người hơn.

Nếu tạo được tính cách cho thương hiệu của mình bạn sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng, giúp bạn trở nên đặc biệt và nổi trội hơn những đối thủ cạnh tranh.

11. Rebranding

Rebranding chỉ xảy ra một khi các doanh nghiệp có sự thay đổi lớn về mặt thương hiệu. Nó có thể là sự thay đổi lớn về Slogan, bộ nhận diện thương hiệu hay thậm chí là đổi cả tên thương hiệu.

Mục tiêu chính của Rebranding là thay đổi nhận thức về thương hiệu, từ đó giúp doanh nghiệp truyền tải những giá trị cốt lõi tốt hơn để khách hàng có thể cảm nhận được.

Những thuật ngữ xây dựng thương hiệu trên tuy là khái niệm văn bản nhưng nó đã đủ sức làm khó những người xa lạ. Chúng có thể đánh đó những người mới vào nghề hay thậm chí thử thách trí nhớ của những người làm lâu năm. Vì vậy bạn hãy nắm vững chúng cùng Navee để có những chiếc lược xây dựng hay phát triển thương hiệu bền vững nhất.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    BẤM NHẬN VÉ NGAY
    close-link