Chủ đề về thị trường ngách thường được nhắc đến dành cho những ai mới bước chân vào con đường kinh doanh. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những chủ đề không thể bỏ qua cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phát triển sản phẩm và hướng đến các thị trường mới chưa được khai phá.
Cùng Navee tìm hiểu về thị trường ngách cũng như cách lựa chọn sản phẩm kinh doanh giúp tăng doanh thu hiệu quả.
1. Thị trường ngách là gì?
Thị trường ngách (hay Niche Market) là khái niệm mô tả một phân khúc thị trường, nhóm đối tượng khách hàng cụ thể với một nhu cầu cụ thể trong thị trường chung (Mass/ General Market)
Hiểu cách khác, thị trường ngách và thị trường ít đối thủ cạnh tranh, ít người biết đến hoặc chưa được khai quá nhưng có nhiều tiềm năng phát triển.
2. Vai trò trong việc xác định thị trường ngách trong kinh doanh
Phần lớn các doanh nghiệp (hoặc người làm kinh doanh) tìm kiếm thị trường ngách phục vụ cho 2 mục tiêu chính:
- Mở rộng và phát triển các sản phẩm hiện tại
- Thu lại lợi nhuận trong thời gian ngắn
Dù là với mục tiêu nào thì khi bạn tham gia vào thị trường ngách, bạn đều có những lợi thế và bất lợi nhất định.
Trong đó có thể kể đến một số lợi thế như:
- Ít đối thủ cạnh tranh, dễ dàng tăng trưởng và phát triển
- Tiết kiệm chi phí triển khai, marketing
- Dễ dàng thu được kết quả trong thời gian ngắn (khi so với thị trường chung)
Tuy nhiên, bất lợi khi tham gia thị trường ngách cũng là một yếu tố khiến bạn quan tâm đó:
- Chi phí nghiên cứu sản phẩm cao vì không có các “ông lớn” dẫn đầu
- Thị phần nhỏ, tiềm năng có nhưng không đủ lớn để doanh nghiệp scale up
- Dễ dàng bị các thương hiệu lớn đè bẹp nếu như không có một chiến lược giữ chân khách hàng nổi bật
3. Cách tìm kiếm sản phẩm ngách, thị trường ngách tiềm năng
Thị trường ngách nói nghe thì dễ, nhưng làm sao để bạn tìm kiếm những sản phẩm ngách, thị trường ngách tiềm năng? 5 bước dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên
3.1 Bắt đầu với một từ khóa trên Google
Có một bí mật mà các nhà tiếp thị và kinh doanh cần biết, rằng “Tất cả mọi thứ bạn đang cần đều có sẵn trên đời rồi, cái bạn nên làm, là bắt đầu tìm kiếm thêm thông tin về nó”
Nếu bạn nghĩ rằng đó là một sản phẩm thích hợp, hãy thử tìm nó trên Google xem thử đã có ai kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ này hay chưa. Rằng họ đã và đang làm như thế nào?
Hãy thử hỏi một vài câu hỏi, sau đó tìm kiếm các thông tin cần thiết. Lúc này bạn cũng đã dần định hình được rằng sản phẩm mà bạn chọn có thực sự tiềm năng để bắt đầu hay không.
Một vài công cụ hỗ trợ tìm kiếm từ khóa hay các chủ đề thông qua từ khóa trên Google đó là Google Keyword Planner, SEMrush, Keywordtool.io hay Ahref.
Hãy dành thời gian để nghiên cứu và tìm kiếm thông tin, đây là bước đầu nếu bạn muốn kinh doanh sản phẩm ngách thành công đó.
3.2 Thiết kế sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một cách hay để bạn làm rõ những ý tưởng trong đầu mình, cũng như xây dựng và phát triển những ý tưởng cũ.
Bằng cách này, bạn dễ dàng phân tích được những sản phẩm hiện có trên thị trường, phân khúc mà những sản phẩm này đang hướng đến. Từ đó chỉ ra các ngách/ thị trường mà các thương hiệu lớn bỏ qua.
Đây là một trong những bước quan trọng giúp xác định thị trường ngách hiệu quả nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đầu.
Công cụ giúp bạn xây dựng sơ đồ tư duy hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua đó là draw.io và xmind
3.3 Nghiên cứu các đối thủ trong thị trường mới của bạn
Bất kể bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực nào, thị trường ngách hay không, bạn đều cần phải biết đối thủ của mình đang làm những gì?
Bạn chẳng thể nào xây dựng một chiến lược kinh doanh thành công bằng cách chọn một sản phẩm và “đoán” rằng sản phẩm này sẽ đem lại hiệu quả cao!
Việc nghiên cứu các đối thủ trong thị trường mục tiêu mới bên cạnh giúp bạn đánh giá được tiềm năng cạnh tranh, mà còn giúp bạn xây dựng các chiến lược Marketing hiệu quả hơn, tránh lặp lại những sai lầm mà đối thủ của các bạn đã mắc phải trước đó.
3.4 Xác định vòng đời sản phẩm
Đồng ý rằng, thị trường ngách là việc bạn kinh doanh một sản phẩm nhằm phục vụ một nhu cầu nào đó của người dùng.
Nhưng nếu sản phẩm của bạn có vòng đời quá ngắn, thì đó lại là một thảm họa.
Nếu vòng đời sản phẩm ngắn, thì có thể đó không phải là một sản phẩm ngách mà là một sản phẩm theo trend (xu hướng thị trường).
Lúc này, hoặc là bạn có tiềm lực lớn mà một chiến lược thực sự hiệu quả, còn nếu không bạn sẽ khó có thể thu hồi lại vốn và có lời trước khi vòng đời sản phẩm kết thúc.
Do đó, hãy xác định rõ vòng đời của sản phẩm và xây dựng chiến lược quanh nó. Từ đó bạn mới có thể xác định được điểm hòa vốn của mình và quyết định rằng đây có phải là một sản phẩm ngách tiềm năng hay không!
3.5 Lựa chọn sản phẩm và tiến hành lên kế hoạch triển khai
Sau 4 bước phân tích trên thì ít nhiều bạn cũng đã chọn lựa được cho mình một ngách sản phẩm đủ tốt và tiềm năng đủ lớn để tập trung vào rồi.
Câu hỏi ở đây là, bây giờ bạn cần phải làm gì?
Đương nhiên là xây dựng một chiến lược Marketing tổng thể và bắt tay vào triển khai các công việc cần thiết rồi.
Bạn nên bắt đầu bằng một kênh mà bạn cho rằng hiệu quả nhất, sau đó khi đã đạt được một số các mục tiêu nhất định hãn nghĩ đến việc mở rộng các kênh tiếp thị. Tránh tình trạng lan man dẫn đến không đem lại bất kỳ một hiệu quả nhất định nào.
4. Đặc điểm của một thị trường ngách tiềm năng bạn không thể bỏ qua
Những nội dung trên thì Navee cũng đã chia sẻ cho bạn cách tìm và xác định thị trường ngách cho riêng mình rồi. Thông tin dưới đây sẽ bổ sung cho bạn một số các yếu tố tạo nên một thị trường ngách tiềm năng mà bạn không nên bỏ lỡ.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế: Không thể bàn cãi yếu tố đầu tiên này trong việc lựa chọn thị trường ngách của mình. Một sản phẩm tốt, một dịch vụ tốt nên bắt đầu từ một nhu cầu, một vấn đề thực tế mà người dùng gặp phải trong cuộc sống hằng ngày.
Sản phẩm chưa quá nổi, ít đói thủ, ít nhà cung ứng: Điều này có thể sẽ gây không ít khó khăn cho bạn khi phân tích cũng như tìm kiếm các thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cho là tiềm năng. Nhưng đây lại là yếu tố giúp xác định sản phẩm mà bạn chọn có phải là ngách hay không!
Sản phẩm có sự khác biệt, không đại trà: Việc bạn tìm thấy một sản phẩm chưa được tiếp thị rộng rãi, không quá phổ thông và có sự khác biệt thì đây là dấu hiệu tốt cho thấy bạn đã tìm đúng sản phẩm rồi đấy. Giờ đã đến lúc thử nghiệm thị trường tiềm năng mà mình đã tìm ra rồi đấy, bắt đầu thôi!
Nếu bạn đang muốn xây dựng và triển khai chiến lược Marketing Online nhưng không có đủ thời gian và nguồn lực để xây dựng team Marketing In-house. Hãy để Navee đồng hành cùng bạn trên con đường tăng trưởng khách hàng tiềm năng bền vững. Tham khảo ngay giải pháp Marketing Online tổng thể cho doanh nghiệp!
Hãy để lại thông tin của bạn