Sứ mệnh thương hiệu là gì? Phân biệt mục đích và sứ mệnh của thương hiệu

5
(1)

Trước khi bắt đầu kinh doanh, doanh nghiệp phải đề ra sứ mệnh thương hiệu, chiến lược kinh doanh, mục đích, nhiệm vụ của thương hiệu mang đến cho khách hàng là gì.

Ưu tiên Brand Mission và Brand Purpose là cách giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ
Ưu tiên Brand Mission và Brand Purpose là cách giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ

Trong một thế giới mới với sự bất ổn và thách thức lớn như hiện nay, doanh nghiệp cần cắt bỏ những sự phức tạp để tạo nên chiến lược tốt và hiệu quả hơn. Trong chiến lược của doanh nghiệp, bạn phải đặt Brand Mission và Brand Purpose lên hàng đầu, chúng chính là nền tảng của bất kỳ chiến lượng thương hiệu nào của doanh nghiệp bạn.

Sứ mệnh thương hiệu là gì?

Sứ mệnh của thương hiệu sẽ mô tả ngắn gọn về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Nó còn giải thích đối tượng khách hàng, những điểm khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Sứ mệnh thương hiệu còn mang ý nghĩa mô tả hành động mà bạn cần thể hiện để đạt được tầm nhìn của mình. Theo năm tháng và sự phát triển của doanh nghiệp thì sứ mệnh có thể được thay đổi và xác định lại dựa theo mục đích hoạt động của thương hiệu

Phân biệt mục đích và sứ mệnh của thương hiệu

Xác định mục đích và sứ mệnh bạn sẽ hiểu được lý do tại sao doanh nghiệp tồn tại
Xác định mục đích và sứ mệnh bạn sẽ hiểu được lý do tại sao doanh nghiệp tồn tại

Mục đích và sứ mệnh cơ bản là cách để tiếp cận theo những cách khác nhau, từ đó xác định được lý do tại sao doanh nghiệp tồn tại.

Dựa theo quan điểm trên, mục đích là một ý tưởng rộng hơn, nó có ý nghĩa cao hơn về lý do tại sao mà doanh nghiệp cần vượt ra khỏi khái niệm lợi nhuận đơn thuần. Trong khí đó, sứ mệnh sẽ có khái niệm hẹp hơn và thực tế hơn về lý do tại sao sự tồn tại của doanh nghiệp cần gắn với việc mang lại lợi ích cho các bên liên quan.

Các doanh nghiệp hoạt động có mục đích là những doanh nghiệp cam kết tạo ra những tác động tích cực cho xã hội đồng thời xây dựng dược thế giới tốt đẹp hơn. Ở một khía cạnh khác, doanh nghiệp được định hướng bởi sứ mệnh luôn mang lại những tác động và sức ảnh hưởng đến nhân viên, khách hàng và cổ đông.

Sứ mệnh thương hiệu là thứ giúp thúc đẩy thương hiệu, trong khi đó mục đích sẽ thể hiện lý do tại sao thương hiệu được thúc đẩy. Ngoài ra, sứ mệnh sẽ mô tả những gì doanh nghiệp mà bạn cần làm để hiện thực hóa mục đích còn mục đích sẽ giải thích tại sao doanh nghiệp bạn cần thoát ra khỏi khái niệm lợi nhuận hay tiền bạc.

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào đó, dù cho chúng có đóng những vai trò khác nhau thì cả sứ mệnh và mục đích đều là khía cạnh quan trọng mang tính chiến lược. Thế giới đang cần những doanh nghiệp được xây dựng và định hướng bởi yếu tố sứ mệnh và mục đích. Hiển nhiên nó sẽ kéo theo sự thay đổi tích cực cho nhân viên, khách hàng, cổ đông và cả xã hội.

Sứ mệnh thương hiệu đóng vai trò gì trong chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp

Theo sự phát triển của doanh nghiệp và mục đích hoạt động của thương hiệu, sứ mệnh có thể sẽ thay đổi theo.

Xây dựng định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp

Khi truyền thông, mỗi lời nói hay hành động của thương hiệu phải bám sát và thể hiện được sứ mệnh thương hiệu mà doanh nghiệp đang phục vụ. Vì vậy mà sứ mệnh dẫn dắt tất cả hoạt động sẽ trở nên thống nhất, nhất quán và liền mạch hơn.

Tạo động lực cho nội bộ

Sứ mệnh được đặt ra không chỉ dành cho khách hàng mà còn cho nội bộ
Sứ mệnh được đặt ra không chỉ dành cho khách hàng mà còn cho nội bộ

Để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững bắt buộc mỗi cá nhân trong công ty phải nắm được điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế và vai trò của mình. Để thực hiện được điều này, bạn cần cho nhân viên của mình một động lực có thể nhìn thấy một cách rõ ràng nhất. Do vậy, sứ mệnh được đặt ra không chỉ dành cho khách hàng mà phần lớn sẽ được sử dụng cho nội bộ.

Đo lường hiệu quả các hoạt động phát triển thương hiệu

Đo lường hiệu quả là yếu tố đóng vai trò quan trọng không kém trong chiến lược thương hiệu. Chiến lược của doanh nghiệp có thành công hay không sẽ phụ thuộc vào 50% hiệu quả của sứ mệnh thương hiệu.

Sứ mệnh có khả năng trở thành động lực, phong cách sống cho những đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến được xem là một sứ mệnh thành công. Vì vậy bạn hãy cẩn trọng trong quá trình truyền thông sứ mệnh và luôn đảm bảo rằng mọi hoạt động của doanh nghiệp phải thể hiện được sứ mệnh của doanh nghiệp đang hướng đến.

3 nguyên tắc doanh nghiệp cần nắm khi phác thảo sứ mệnh thương hiệu

Mỗi doanh nghiệp đều mong muốn đóng góp những giá trị thương hiệu tốt đẹp cho cộng đồng nhưng để khách hàng hiểu rõ và cảm nhận được không phải là việc dễ dàng. Để khiến sứ mệnh của mình được lan tỏa và hỗ trợ đắc lực cho chiến lược của doanh nghiệp, bạn hãy cùng Navee tham khảo 3 nguyên tắc sau đây.

Tham khảo sứ mệnh của các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực

Bạn hãy khảo sát các thương hiệu khác để tránh trùng lặp với sứ mệnh của họ
Bạn hãy khảo sát các thương hiệu khác để tránh trùng lặp với sứ mệnh của họ

Để tránh trùng lặp với sứ mệnh của các thương hiệu khác, doanh nghiệp bạn phải thực hiện các khảo sát để có cái nhìn khái quát hơn về sứ mệnh thương hiệu của họ.

Từ đó bạn sẽ hiểu được những thương hiệu khác làm được gì, họ mong muốn thể hiện điều gì, đang muốn truyền đạt gì đến khách hàng và sứ mệnh này có thật sự hiệu quả và thiết thực không.

Sau đó bạn sẽ lập được danh sách các từ ngữ mà đối thủ của mình sử dụng để tránh cách diễn đạt giống họ. Cuối cùng doanh nghiệp bạn sẽ liệt kê được mục tiêu trong chiến lược thương hiệu phù hợp trong thời điểm hiện tại.

Đừng rườm rà, hãy đơn giản hóa hết sức có thể

Sau khi đã lập được dàn ý có bản cho sứ mệnh thương hiệu, tiếp theo bạn hãy dành ra một ít thời gian để tóm gọn, tinh chỉnh cho mọi thứ hoàn hảo và hiệu quả nhất có thể.

Ngoài ra trong quá trình xây dựng sứ mệnh bạn cần phải trung thực, đưa ra những lời cam kết có thể thực hiện được để khách hàng tin tưởng. Nếu bạn thực hiện tốt, họ sẽ trở thành khách hàng trung thành với bạn cực kỳ lâu dài. Nhưng nếu đi ngược với cam kết trên, doanh nghiệp bạn sẽ không thể phát triển được trên thị trường.

Vì vậy, đảm bảo được tính khách biệt và thực hiện đúng những cam kết là nhiệm vụ bạn cần làm cho sứ mệnh của mình.

Thử nghiệm nội bộ trước khi áp dụng ra bên ngoài

Nhân viên công ty sẽ giúp bạn biết được sứ mệnh của thương hiệu có thành công hay không
Nhân viên công ty sẽ giúp bạn biết được sứ mệnh của thương hiệu có thành công hay không

Sứ mệnh không chỉ dành cho riêng khách hàng mà nó còn tạo động lực cho nội bộ doanh nghiệp. Cách nhanh nhất để biết được sứ mệnh có thành công hay không là bạn hãy để chính những cá thể trong công ty xác nhận điều này.

Theo đó, họ sẽ cho bạn biết được sứ mệnh đã tạo được ảnh hưởng chưa, đã đủ uy tín, mạnh mẽ và có tác động đến khách hàng chưa, mục đích của sứ mệnh đã phù hợp với chiến lượng của thương hiệu,…

Bạn hãy đảm bảo mỗi bộ phận của công ty đề hài lòng và sẵn sàng tiếp sức cho sứ mệnh của thương hiệu trước khi truyền thông đến khách hàng.

Sứ mệnh thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành nên thương hiệu và giúp tạo cơ sở cho đối tác, khách hàng đặt niềm tin vào doanh nghiệp. Hy vọng qua những chia sẻ trên của Navee đã giúp bạn có gợi ý để tạo ra những chiến lược và mục đích phát triển phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    BẤM NHẬN VÉ NGAY
    close-link