Thương mại điện tử và thương mại truyền thống đều sở hữu độ tin cậy xứng đáng để người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Nhưng câu hỏi cho người dùng rằng phải lựa chọn sử dụng như thế nào là hợp lý. Vì thế, trong bài viết này, Navee sẽ làm rõ những điều khiến doanh nghiệp và người tiêu dùng băn khoăn khi lựa chọn sử dụng.
Trước khi tìm hiểu về đặc điểm khác biệt của thương mại truyền thống và thương mại điện tử, cùng Navee tìm hiểu xem thế nào là mô hình kinh doanh truyền thống mà kinh doanh trực tuyến nhé.
Thương mại truyền thống là gì?
“Đúng lúc – đúng chỗ” là cách thức mà thương mại truyền thống hoạt động. Thương mại truyền thống là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa hai người mặt đối mặt, đây là một hành động đã có từ rất lâu và vẫn hiện diện đến ngày nay, có thể bắt gặp ở bất kì đâu: trong các trung tâm thương mại, các cửa hàng lớn nhỏ và các chợ truyền thống.
Một doanh nghiệp muốn thúc đẩy kinh doanh thì thương mại truyền thống là một phần không thể thiếu. Thương mại truyền thống được chia thành hai loại hình chính đó là phụ trợ thương mại và thương mại.
Phụ trợ giao dịch là các hoạt động liên quan đến kinh doanh như ngân hàng, vận tải, quảng cáo,… Các hoạt động trao đổi hàng hóa đơn giản từ nhà sản xuất đến tận tay người dùng cũng thuộc về thương mại truyền thống. Thương mại truyền thống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giờ kinh doanh, cũng như đòi hỏi một khu vực chứa hàng tồn kho và cửa hàng bán sản phẩm.
Mặc dù thương mại truyền thống vẫn luôn hiện diện ở mọi nơi và là một phần không thể thiếu, nhưng ngày nay mọi người có xu hướng thích thực hiện việc mua sắm qua hình thức thương mại điện tử.
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử và thương mại truyền thống nhìn chung đều có những đặc điểm tương đồng nhau trong cách vận hành. Nhưng điểm khác biệt là thương mại điện tử thực hiện thông qua các phương tiện điện tử, các hoạt động như tìm kiếm sản phẩm, chọn mua, bán, đặt giao hàng, thanh toán hóa đơn đều được hoàn tất thông qua Internet.
Thương mại điện tử có 4 loại hình chính:
- Thương mại B2B: xảy ra khi hai hay nhiều doanh nghiệp thực hiện các giao dịch kinh doanh thông qua phương tiện điện tử.
- Thương mại B2C: xảy ra khi doanh nghiệp và khách hàng thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua phương tiện điện tử.
- Thương mại C2C: xảy ra khi giữa khách hàng và khách hàng thực hiện các hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử.
- Thương mại nội bộ B: xảy ra khi có giao dịch kinh doanh diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp.
So sánh thương mại điện tử và thương mại truyền thống
Cả hai phương thức đều là hoạt động thương mại, mua bán trao đổi hàng hóa, mục đích giải quyết nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, đây cũng là nguồn thu nhập chính cho nhiều tầng lớp lao động.
Tuy nhiên, thương mại truyền thống và thương mại điện tử cũng có một số khác biệt. Hãy cùng Navee tìm hiểu ngay sau đây.
Về bản chất hoạt động
Thương mại truyền thống thu gọn trong một khu vực mua sắm hàng hóa cụ thể, khi khách hàng có nhu cầu, họ sẽ đến trực tiếp cửa hàng để tìm kiếm sản phẩm.
Thương mại điện tử về bản chất hoạt động lại chiếm ưu thế hơn, nó hiện diện trên Internet, toàn thế giới hay dù ở bất cứ đâu cũng đều có thể truy cập được và thực hiện các hoạt động trao đổi hàng hóa ngay tại chỗ.
Hơn thế nữa, đó việc gây băn khoăn nhất của người mua hàng khi lựa chọn giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống đó chính là chất lượng sản phẩm khi đến tay. Khi trực tiếp đến mua sắm tại cửa hàng, người dùng được tận tay tận mắt kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi thanh toán, đó cũng là nhược điểm của thương mại điện tử. Khi mà những sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều phụ thuộc hoàn toàn vào cửa hàng mà họ ra quyết định mua.
Thời điểm hoạt động
Hai phương thức này có quy chuẩn về thời gian hoạt động hoàn toàn trái ngược nhau.
- Thương mại truyền thống: phụ thuộc vào thời gian hoạt động của cửa hàng.
- Thương mại điện tử: hoạt động mua bán linh hoạt hơn, có thể thực hiện 24/24.
Về tính tương tác
Trong thực tế việc tương tác với người dùng, người mua hàng, thương mại truyền thống lợi thế hơn khi mặt đối mặt trực tiếp giữa người bán và người mua, khi ấy có sự tương tác qua lại giữa hai bên, trao đổi, truyền tải về sản phẩm dễ dàng qua lại với nhau. Phía thương mại điện tử có thể gọi là màn hình đối mặt, tất cả các giao dịch hay thông tin về sản phẩm đều thực hiện thông qua Internet.
Nền tảng mua bán
Không có một nền tảng tương tác nào thống nhất để trao đổi thông tin sản phẩm là đặc điểm của thương mại truyền thống. Đó cũng là đặc điểm trái ngược hoàn toàn với thương mại điện tử.
Trong khi đó thương mại điện tử có một nền tảng rõ ràng để tương tác qua lại với người mua hàng, người mua dễ dàng tiếp cận thông tin sản phẩm và đưa ra quyết định mua nhanh chóng.
Khả năng thanh toán
Phương thức thanh toán sử dụng trong thương mại truyền thống chủ yếu là tiền mặt,… về phía thương mại điện tử có hình thức thanh toán qua chuyển tiền điện tử, số thẻ tín dụng, một số hình thức khác.
Thời gian giao dịch của cả hai phương thức thương mại điện tử và thương mại truyền thống cũng có điểm khác nhau, mô hình truyền thống thời gian thanh toán giao dịch chậm hơn, chiếm một khoảng thời gian nhất định của người mua hàng, trong khi đối với kinh doanh điện tử, thời gian thanh toán có thể gọi là ngay tức khắc, giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian. Đó là lý do đối với những khách hàng bận rộn, họ ưa chuộng thương mại điện tử hơn so với thương mại truyền thống.
Cả thương mại điện tử và thương mại truyền thống đều là các hình thức trao đổi hàng hóa dịch vụ, chứa đựng những ưu điểm và khuyết điểm. Tùy vào tính chất hàng hóa phù hợp với từng phương thức mua sắm khác nhau, thị trường đều cần có sự tồn tại song song của cả hai mô hình kinh doanh.
Do đó, các doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng đều cần phải cân nhắc kĩ lưỡng và đưa ra nhận định rõ ràng, dựa trên nhu cầu sử dụng để đi đến quyết định.
Hãy để lại thông tin của bạn