Trong Marketing, Slogan là một trong những thuật ngữ phổ biến nhất và được sử dụng ở khắp mọi nơi. Các thương hiệu hiện nay đều cố gắng tạo ra những câu slogan thể hiện được cá tính và hình ảnh sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến với nhiều khách hàng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ khái niệm slogan là gì cùng những lợi ích mà slogan mang đến cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng Navee tìm hiểu ngay nhé!
1. Slogan là gì?
Slogan là khẩu hiệu hay đơn giản là một câu văn ngắn thể hiện thông điệp hoặc hình ảnh mô tả được tính chất sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu đó. Ngoài ra, slogan còn giúp doanh nghiệp truyền tải được những giá trị mà họ sẽ mang đến cho khách hàng. Từ đó slogan sẽ trở thành một biểu tượng gợi nhắc đến thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Thông thường slogan được tạo ra theo hơi hướng cổ vũ, động viên hay cũng có thể là diễn tả những lời hứa, chỉ ra hướng phát triển của doanh nghiệp. Như đã nói trên, slogan giúp cho khách hàng dễ dàng nhận diện được thương hiệu. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ, câu lạc bộ, hội nhóm hoặc thậm chí là những cá nhân cũng đang tự tạo ra slogan và xây dựng hình ảnh thương hiệu riêng, độc đáo. Slogan còn được tạo ra dưới nhiều giọng văn khác nhau như sắc thái nhẹ nhàng, hùng hồn, dịu dàng, mạnh mẽ,… tùy vào tính chất của sản phẩm và dịch vụ cung cấp.
Ví dụ điển hình như thương hiệu ASUS có câu slogan là “In Search of Incredible” (được dịch là “Tìm kiếm sự phi thường”). Câu khẩu hiệu này thể hiện một lời tuyên bố của doanh nghiệp chính là họ sẽ luôn mang đến những sản phẩm hữu ích, “phi thường” đến cho khách hàng.
Từ slogan trên cho thấy, câu văn được tạo ra rất ngắn gọn nhưng nội dung lại vô cùng thu hút, ấn tượng đậm với khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng thêm một số biện pháp như chơi chữ, điệp âm, điệp từ để thể hiện nhiều phong cách khác nhau. Chắc chắn câu slogan đó sẽ khiến khách hàng dễ dàng nhớ đến doanh nghiệp đó lâu hơn so với những đối thủ trên thị trường.
Mỗi doanh nghiệp cần một câu slogan để gây ấn tượng với khách hàng
2. Các yếu tố để tạo ra một Slogan hay
Để tạo nên một slogan hay và ấn tượng với khách hàng, doanh nghiệp cùng bộ phận sáng tạo cần lưu ý đến một số yếu tố sau:
- Slogan gắn liền với thương hiệu: Slogan là một trong những công cụ kết nối với khách hàng hiệu quả nên giữa slogan và thương hiệu cần có mối liên kết mật thiết với nhau. Từ đó người nghe có thể dễ dàng liên tưởng và nhớ đến thương hiệu.
- Mức độ hiệu quả của slogan do người xem quyết định: Doanh nghiệp cần theo dõi, nghiệm thu và đánh giá phản ứng của người xem khi slogan được triển khai để thu thập được tệp khách hàng tiềm năng.
- Ngắn gọn và xúc tích: Khi tạo câu slogan, doanh nghiệp bắt buộc phải gây được ấn tượng từ những giây đầu thông qua câu từ, nội dung thể hiện được hình ảnh sản phẩm/ dịch vụ, truyền tải được giá trị mà người xem cần.
- Trung thực: Xu hướng tiếp cận khách hàng hiện nay là những thông tin chính thống, trải nghiệm và đánh giá sản phẩm/ dịch vụ chất lượng hơn là những câu slogan tự khẳng định vị thế. Vì vây, doanh nghiệp cần cung cấp những thông tin chính xác và tạo không gian thoải mái để khách hàng có thể cho bạn cơ hội tiếp cận.
Cần nhiều yếu tố để tạo nên một slogan hoàn hảo
3. Lợi ích khi doanh nghiệp có Slogan hay và ý nghĩa
Hiểu được khái niệm slogan, bạn sẽ nhận thấy tầm quan trọng của slogan mang đến nhiều điểm tích cực cho tình hình phát triển của thương hiệu, cụ thể:
3.1 Thấu hiểu thương hiệu
Tạo ra được một slogan đậm chất thương hiệu và ghi dấu ấn sâu trong tâm trí khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn khác biệt so với những đối thủ trên thị trường. Khi khách hàng tưởng tượng được bản thân trong vấn đề mà slogan đề cập, khi khách hàng cảm nhận được những giá trị họ cần thì đó chính là lúc thương hiệu của bạn đã chạm đến tâm trí của họ.
3.2 Định vị thương hiệu
Mỗi thương hiệu sẽ xác định được tệp khách hàng mục tiêu riêng, hướng phát triển và những giá trị, thông điệp muốn truyền tải tới người tiêu dùng. Slogan là một trong những công cụ mô tả được tất cả những điều trên.
Đối với thương hiệu của một doanh nghiệp, bạn cần xác định rõ hướng đi phát triển của thương hiệu và những đặc tính nổi bật của sản phẩm/ dịch vụ cung cấp. Từ đó, bạn có thể tạo ra một câu slogan ý nghĩa và bám sát với hình ảnh, mục tiêu, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp giúp định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng
Bên cạnh đó, đối với thương hiệu cá nhân, bạn cần dành nhiều thời gian để hiểu rõ chính mình, xác định những điểm mạnh của bản thân. Sau đó, bạn sẽ xây dựng được một câu slogan thể hiện rõ hình ảnh, tính cách và tăng độ nhận diện của bản thân với người khác.
Slogan là thông điệu doanh nghiệp muốn gửi tới khách hàng
3.3 Tham khảo mẫu slogan của các thương hiệu hàng đầu
Việc sáng tạo một slogan hay và thu hút là một điều không dễ dàng. Để có được cảm hứng xây dựng slogan, doanh nghiệp có thể tham khảo qua một số câu slogan tiêu biểu từ những thương hiệu hàng đầu.
Chẳng hạn như:
- Nike: “Just do it” thể hiện lời động viên hành động, bức phá với tinh thần phóng khoáng dám nghĩ dám làm. Ẩn sâu đó chính là lời động viên của thương hiệu thời trang thể thao dành cho những vận động viên đang gặp những tình trạng khó khăn.
- Adidas: “ Impossible is Nothing” được dịch là “Không có gì là không thể”, khẩu hiệu này được ra đời từ năm 2004 cho đến nay vẫn rất phổ biến. Đây là câu nói thể hiện mức độ phổ biến của Adidas khi rất nhiều vận động viên nổi tiếng tin dùng.
- Amazon: “And You’re Done” là một câu slogan khiến người nghe cảm thấy tò mò về một nơi có thể đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.
Ngoài ra, trên các dạng quảng cáo TVC hiện nay, phần kết thúc luôn được nhấn mạnh và nhắc lại về slogan của thương hiệu. Điều này cho thấy slogan đóng vai trò then chốt trong quá trình thu hút và gây ấn tượng mạnh đến tâm trí khách hàng. Ngược lại nếu không có slogan, doanh nghiệp sẽ không có vũ khí gì để gây ấn tượng được với khách hàng.
Slogan của Nike tóm lược hoàn hảo thông điệp của mình với khách hàng
Xem thêm:
Khám phá nghệ thuật trong chiến lược marketing của Nike
4. Tổng hợp những câu Slogan hài hước nhất
Navee đã tổng hợp một số câu slogan hài hước mà các doanh nghiệp có thể tham khảo trong quá trình tìm cảm hứng và xây dựng slogan.
4.1. Chủ đề thức ăn, thức uống:
- “Cuộc đời là như một hộp chocolate, bạn không bao giờ biết bạn sẽ nhận được gì.”
- “Cuộc đời là như một hộp kẹo, bạn không bao giờ biết mình sẽ nhai phải viên kẹo gì.”
- “Tôi không phải là một chuyên gia về tình yêu, nhưng tôi có thể giúp bạn tìm kiếm một ly cocktail tình yêu phù hợp.”
- “Sáng sớm và cafe là những gì giúp tôi sống sót mỗi ngày.”
- “Sự khác biệt giữa tôi và một siêu anh hùng là tôi cần một cốc cà phê để bắt đầu ngày của mình.”
- “Tôi không biết về tương lai, nhưng tôi biết chắc chắn là ngày hôm nay tôi cần một tách cà phê.”
- “Cuộc sống ngắn ngủi, hãy ăn trái cây trước khi chúng nó hỏng.”
4.2. Chủ đề cuộc sống và những giá trị xung quanh:
- “Thật khó để giữ cho tâm trí tôi tập trung, nhưng tôi đảm bảo rằng tôi có thể làm cho nó chuyển hướng sang những thứ vô nghĩa.”
- “Tôi không phải là một nhà thơ, nhưng khi tôi cười, cả thế giới cười cùng tôi.”
- “Không có gì là tuyệt đối trên đời này, ngoại trừ một tách trà nóng vào buổi sáng.”
- “Thiên hạ có một số người thông minh, còn tôi chỉ là một người thông thường.”
- “Tự tin như một con cá voi trong bể bơi cho trẻ em.”
- “Tôi không phải là một siêu sao, nhưng tôi có thể làm cho bạn cười.”
- “Nếu bạn không thể vượt qua nỗi sợ hãi của mình, hãy tạo ra một nỗi sợ hãi mới để vượt qua.”
- “Tôi không thích làm việc nhưng tôi thích những khoảnh khắc sau khi hoàn thành nó.”
- “Nếu bạn không thể đánh bại đối thủ của mình, hãy khiến đối thủ của bạn trở thành bạn bè của mình.”
- “Đừng bao giờ trì hoãn việc đến ngày mai, khi bạn có thể trì hoãn nó đến ngày kia.”
- “Nếu bạn không thể giảm cân, hãy tăng chiều cao của mình.”
- “Tôi không thích chạy bộ, nhưng tôi thích được nói là tôi đã chạy bộ.”
- “Tôi không thể làm tất cả mọi thứ, nhưng tôi có thể ngồi lại và chờ cho ai đó làm xong.”
Bài viết trên từ Navee là tất cả thông tin về slogan mà doanh nghiệp nên nắm vững. Ứng dụng slogan vào đúng các kênh truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp nhận được nhiều cơ hội tiếp cận đến khách hàng tiềm năng đây. Bắt đầu từ hôm nay, hãy tự tìm hiểu và tạo ngay cho thương hiệu của bạn một câu slogan nhé!
Hãy để lại thông tin của bạn