SEO audit là gì? Quy trình audit website tổng thể từ A-Z

5
(1)

SEO website là một quy trình gồm nhiều bước khác nhau với mục đích đưa website lên top tìm kiếm của Google. Trong đó, SEO audit đóng một vai trò không thể thiếu trong quy trình này, nếu bạn không làm tốt thì có thể ảnh hưởng đến cả chiến dịch SEO. Vậy SEO audit là gì? Quy trình audit website tổng thể sẽ diễn ra như thế nào?

1. SEO audit là gì?

SEO audit là quá trình đánh giá, kiểm tra toàn diện một website để xem nó đã được tối ưu chuẩn chưa cũng như xác định các vấn đề gây ảnh hưởng đến việc suy giảm thứ hạng từ khóa trên trang web. Quá trình này gồm các bước kiểm tra các yếu tố kỹ thuật, nội dung, onpage, offpage,… để đảm bảo rằng website được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm như Google.

Seo audit là gì
SEO audit là gì? Làm sao để ứng dụng hiệu quả cho website?

Ví dụ: Chuyên gia SEO có thể bắt đầu quá trình SEO audit bằng việc kiểm tra sự hiện diện của website trên Google thông qua Google Search Console, đánh giá tốc độ tải trang với Google PageSpeed Insights hay sử dụng các công cụ như SEMrush hoặc Ahrefs để phân tích từ khóa và backlinks.

Mục tiêu cuối cùng của SEO audit là tối ưu hóa website để cải thiện thứ hạng tìm kiếm, thu hút nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên, từ đó tăng cơ hội chuyển đổi và nâng cao doanh thu. Bên cạnh đó, khi website có những biểu hiện bất thường thì việc SEO audit có thể giúp xác định nguyên nhân để đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời.

2. Trường hợp nào cần thực hiện audit website?

Việc SEO audit có nên triển khai thường xuyên hay chỉ cần thực hiện định kỳ? Vấn đề này chắc hẳn sẽ được nhiều bạn mới làm SEO thắc mắc. Vẫy hãy cùng Navee tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Có 3 thời điểm mà bạn nên thực hiện audit website:

2.1 Khi mới bắt đầu thực hiện dự án SEO website

Việc thực hiện SEO audit website khi mới bắt đầu thực hiện dự án mới cũng giống như xây dựng nền móng cho ngôi nhà. Một nền móng vững chắc sẽ giúp cho “ngôi nhà” của bạn kiên cố và vững trãi hơn trước những đợt cập nhật liên tục như hiện nay của Google.

Khi mới bắt đầu dự án SEO
Cần audit website mỗi khi bắt đầu thực hiện một dự án SEO mới

Việc SEO audit vào thời điểm bắt đầu dự án, bạn sẽ biết được hiện trạng website đang như thế nào để từ đó xây dựng một chiến lược SEO hiệu quả cho các giai đoạn tiếp theo.

2.2 Giai đoạn đầu tiên của mỗi quý

Thực hiện audit website định kỳ theo mỗi quý giúp bạn có thể phát hiện những vấn đề về kỹ thuật, nội dung và các liên kết đến từ trong và ngoài website. Việc này không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất SEO mà còn đảm bảo rằng trang web của bạn luôn phù hợp với những thay đổi của thuật toán tìm kiếm và xu hướng thị trường.

Tùy theo định hướng chiến lược SEO mà bạn có thể thay đổi thời gian kiểm tra định kỳ theo 1 tuần/ lần, 2 tuần/ lần, 1 tháng/lần, 6 tháng/ lần…

Trên hết, ý nghĩa của audit SEO định kỳ còn cho hệ thống của Google thấy website của bạn có sự chăm sóc, đầu tư chuyên nghiệp. Việc này có thể giúp cho các bài viết được lên top và nhanh chóng index hơn.

2.3 Khi website gặp vấn đề bất thường

Bỗng dưng một ngày bạn theo dõi biểu đồ tăng trưởng của website trên Google Search Console và thấy chỉ số đột ngột giảm xuống thẳng đứng, thì bạn nên nhanh chóng kiểm tra website.

Bắt đầu từ việc kiểm tra các bài viết đang ở top có bị rớt không; sau đó tới số lượng backlink và nguồn gốc của các link Ref để xem trang web có bị tấn công hay không để kịp thời xử lý.

3. Những công việc cần triển khai SEO audit là gì?

Sau khi chúng ta đã giải được câu hỏi thời gian để triển khai SEO audit? Tiếp theo chúng ta sẽ đến nội dung chi tiết những công việc cần triển khai để SEO audit đạt hiệu quả.

3.1. Audit technical SEO

Audit technical SEO là quá trình đánh giá toàn diện các yếu tố kỹ thuật của website ảnh hưởng đến hiệu suất và khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm như Google.

Audit technical SEO tập trung vào việc đánh giá và cải thiện các yếu tố kỹ thuật của một trang web để tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm. Điều này bao gồm việc kiểm tra tốc độ tải trang, sự hiệu quả của sơ đồ trang web XML, cấu trúc dữ liệu, và khả năng truy cập của trang web đối với các công cụ tìm kiếm.

Mục tiêu chính là đảm bảo rằng trang web có thể được thu thập thông tin và lập chỉ mục một cách hiệu quả, từ đó cải thiện thứ hạng tìm kiếm tự nhiên.

Bên cạnh đó, các yếu tố như bảo mật trang web, sử dụng HTTPS, và việc loại bỏ nội dung trùng lặp cũng được xem xét trong quá trình này. Đây là những bước cơ bản để tạo nền tảng vững chắc cho quá trình SEO tổng thể và giúp trang web của bạn có vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

3.2. Audit Onpage SEO

Tiếp theo là quá trình audit onpage SEO để đánh giá các yếu tố trên trang web của bạn ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm và xác định cơ hội để cải thiện hiệu suất. Các hoạt động kiểm toán Onpage SEO thường bao gồm:

  • Kiểm tra trùng lặp nội dung và tình trạng “ăn thịt từ khóa” của các bài viết trên website
  • Tối ưu, bổ sung các thẻ tiêu đề heading trên website
  • Tối ưu thẻ title, meta description
  • Kiểm tra nội dung bài viết đã hữu ích hay chưa
  • Tối ưu hình ảnh, hình ảnh quá lớn sẽ làm chậm website và tốn dung lượng nên bạn cần kiểm tra và resize (giảm kích thước) xuống dưới 150kb cho mỗi tấm hình.
  • Kiểm tra liên kết nội bộ và liên kết ngoài trang web còn hoạt động hay không, nếu khi truy cập các liên kết này lại chuyển hướng sang trang 404 quá nhiều thì sẽ bị Google đánh giá không tốt.

Và còn nhiều yếu tố khác như font chữ, popup, URL có lỗi dấu câu hoặc % không… Audit Onpage SEO giúp bạn hiểu rõ về sức khỏe SEO của trang web và nhận diện các vấn đề cản trở khả năng hiển thị trực tuyến của doanh nghiệp bạn.

Một yếu tố quan trọng khác mà bạn không thể bỏ qua đó là tỉ lệ index bài viết hay còn được hiểu là bài viết đã được xuất hiện trên bộ máy tìm kiếm của Google hay chưa. Nếu bạn đăng bài viết mà không được xuất hiện lên Google thì chiến dịch SEO cũng trở nên vô nghĩa. Vì thế, nếu thấy web bạn chưa được index thì hãy khai báo với Google, kiểm tra có file robot.txt chưa hoặc đã tắt thẻ noindex chưa, càng được index sớm thì website của bạn càng có được nhiều lợi thế.

3.3. Audit Offpage SEO

Audit offpage SEO bao gồm việc đánh giá và phân tích các yếu tố ngoài trang web. Điều này thường liên quan đến backlinks từ các trang web khác, độ phủ trên mạng xã hội, các chiến dịch marketing truyền thống (báo giấy, standee, băng rôn, TVC…).

Mục tiêu của audit offpage SEO là để xác định cơ hội, phân tích nguồn truy cập đến từ đâu là nhiều nhất hoặc ít nhất. Từ đó đưa ra chiến lược để mở rộng phát triển hoặc giảm bớt những hình thức Offpage SEO. 

truy cập vào website từ mã QR
Có thể bạn chưa biết truy cập vào website từ mã QR cũng được xem như backlink

Bên cạnh đó, bạn cần phải thực hiện kiểm tra nguồn backlink trỏ về trang web của bạn có đáng tin cậy hay không về số lượng lẫn chất lượng. Nếu phát hiện bất kỳ sự bất thường như số lượng backlink tăng đột biến hoặc đến từ các nguồn không uy tín như web cá cược, web người lớn… thì hãy nhanh chóng xử lý bằng cách disavow link trong webmaster của Google tools.

3.4. Nghiên cứu từ khóa và phân tích đối thủ

Quá trình này bao gồm việc phân tích và lựa chọn những từ khóa có lượng tìm kiếm cao và phù hợp với nội dung cũng như sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời, phân tích đối thủ cạnh tranh giúp hiểu rõ hơn về chiến lược và từ khóa mà đối thủ đang sử dụng để từ đó có thể điều chỉnh chiến lược SEO của mình cho phù hợp. 

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các từ khóa về sản phẩm và dịch vụ mà website bạn đang cung cấp.

4. Các công cụ phổ biến để hỗ trợ SEO audit là gì?

Sau khi có cái nhìn tổng quan về định nghĩa, các công việc cần triển khai khi thực hiện SEO audit. Vậy các công cụ để thực hiện chiến dịch SEO audit là gì? Hướng dẫn sử dụng như thế nào?

4.1 Google Search Console

Google Search Console (GSC) được ví như người quản gia của trang web. Hay nói đúng hơn là một trang web không thể thiếu GSC để thực hiện chiến dịch SEO. Đây là một công cụ cơ bản, dễ sử dụng, hiệu quả, uy tín và quan trọng nhất là nó hoàn toàn miễn phí. 

GSC sẽ thu thập các dữ liệu của website như lượt truy cập, lượt click, tỷ lệ click trên mỗi lượt hiển thị, sau đó biểu hiện chúng dưới dạng biểu đồ theo dòng thời gian để bạn quản lý độ hiệu quả, từ đó biết được sự tăng và giảm của website.

biểu đồ tăng trưởng của website trên GSC
Minh họa giao diện biểu đồ tăng trưởng của website trên GSC

Ngoài ra, GSC còn cho phép bạn kiểm tra URL đã được index chưa (đã được hiển thị chưa), và cho phép bạn ép index URL đó, cũng như xóa các URL không sử dụng nữa. Đồng thời, Google Search Console còn thông báo đến bạn những lỗi phát sinh trong quá trình SEO như lỗi 404, lỗi trùng lặp nội dung (duplicate), lỗi 500,… Nhiệm vụ của bạn là theo dõi, xử lý các lỗi này để trang web của bạn đạt chuẩn SEO.

4.2 Google PageSpeed Insights

Đây là công cụ kiểm tra kỹ thuật của trang web hay còn được gọi là Audit technical SEO mà bài viết đã nhắc tới ở phần 3.1. Công cụ này sẽ đánh giá trang web của bạn trên thang điểm 100, điểm càng cao thì trang web càng đạt chuẩn technical.

Cách sử dụng công cụ này cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần nhập link trang chủ vào và công cụ sẽ tự động xuất các chỉ số quan trọng như: tốc độ tải trang (Speed Score), Field Data – Số liệu thực, Lab Data – Dữ liệu Lab, … Nếu chỉ số nào cần cải thiện thì công cụ sẽ thông báo chi tiết nội dung và cách xử lý.

4.3 Screaming Frog

Screaming Frog hay nhiều người vẫn gọi là công cụ con ếch, được dùng để xuất dữ liệu bên trong trang web bao gồm:

  • URL đang hoạt động bình thường
  • URL lỗi
  • Các liên kết bị lỗi 
  • Số lượng các bài viết chưa đạt chuẩn SEO…

Nghe có vẻ tương tự như Google Search Console, nhưng công cụ này giúp bạn đào sâu hơn về các vấn đề kỹ thuật. Từ đó bạn sẽ có danh sách những URL chưa đạt chuẩn SEO như thiếu heading, thiếu meta title, tiếu meta description, hình ảnh quá lớn, link liên kết bị hỏng…

Tuy nhiên bản miễn phí của công cụ này chỉ cho phép bạn xuất dữ liệu 500 URL, để được nhiều dữ liệu hơn thì bạn mua mã code hoặc xin mã code trên các diễn đàn về SEO.

5. Kinh nghiệm khi thực hiện SEO audit website

Qua một loạt những nội dung bổ ích ở trên thì kinh nghiệm khi thực hiện SEO audit là gì? Trên hết đó chính là sự kiên nhẫn. Khác với bất kỳ hình thức Marketing khác, SEO là một quá trình xuyên suốt và kéo dài cho đến hết quãng đời của trang web.

kinh nghiệm SEO audit website
Để thực hiện SEO audit hiệu quả hơn bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia

SEO như trái tim của bất kỳ website nào, mà đã là trái tim thì phải đập liên tục để vận hành. Cho nên bạn cần rèn luyện tính kiên nhẫn theo dõi và thường xuyên vào website để thực hiện các hoạt động SEO, điều chỉnh, bổ sung… Bên cạnh đó,bạn nên làm quen với việc theo dõi thường xuyên các cập nhật thuật toán của Google để kịp thời thích ứng với sự thay đổi của hệ thống này.

Trên đây là những nội dung cơ bản nhất để giải đáp SEO audit là gì? Tin rằng bạn sẽ áp dụng thành công cho website của mình. Nếu bạn cần tìm giải pháp SEO chuyên nghiệp hãy liên hệ với Navee để chúng tôi kịp thời hỗ trợ bạn nhé.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    ĐĂNG 
    close-link