Quy trình SEO website chuẩn là tập hợp các bước triển khai các hạng mục SEO được thực hiện theo trình tự nhất định nhằm đảm bảo hiệu quả cho chiến dịch SEO. Áp dụng quy trình SEO chuẩn giúp website đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm, thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu. Việc này cũng giúp quản lý và kiểm soát tiến độ, chất lượng của từng bước triển khai một cách hiệu quả hơn, nhờ sự rõ ràng về thứ tự và tiêu chuẩn công việc.
Dưới đây là quy trình SEO 7 bước giúp website lên top Google mà Navee Agency đang áp dụng cho các dự án của mình:
- Nghiên cứu từ khóa
- Kiểm tra và phân tích website
- Xây dựng nội dung chuẩn SEO cho website
- Tối ưu SEO Onpage cho trang web
- Xây dựng liên kết nội bộ
- Tối ưu SEO Offpage cho trang web
- Kiểm tra, theo dõi và đánh giá hiệu quả SEO
Hãy cùng Navee Agency theo dõi ngay chi tiết quy trình SEO chuẩn ở nội dung bài viết sau đây.
1. Quy trình SEO website chuẩn 7 bước lên top Google hiệu quả
Tùy vào hiện trạng từng website thì sẽ có quy trình SEO khác nhau, nhưng chung quy nhất sẽ bao gồm 7 bước cơ bản sau đây:
1.1 Nghiên cứu từ khóa
Từ khóa (hay còn được gọi là keyword) luôn là yếu tố cốt lõi của bất kỳ dự án SEO để đưa trang web lên top Google. Nói một cách dễ hiểu hơn mục đích của SEO chính là để khách hàng tiếp cận được những từ khóa, nội dung của thương hiệu một cách tự nhiên.
Vì thế, việc đầu tư thời gian, nhân sự để nghiên cứu bộ từ khóa sẽ giúp website có được định hướng phát triển cho toàn bộ dự án. Bộ từ khóa sẽ bao gồm 3 bộ cơ bản sau đây:
- Bộ từ khóa thương hiệu – branding: Đây là những từ khóa liên quan trực tiếp đến tên thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời cũng là bộ từ khóa bạn cần ưu tiên nghiên cứu trước để Google nhanh chóng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, từ đó làm nền tảng vững chắc cho chiến lược SEO website. Ví dụ: Trà xanh Hải Âu, bánh trung thu Kinh Đô, Ổ cắm điện Rạng Đông,…
- Bộ từ khóa thị trường: Tiếp theo, bạn cần phân tích bộ từ khóa thị trường liên quan trực tiếp đến sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn bán trà ô long thì sẽ có bộ từ khóa như: trà ô long việt nam, trà ô long tứ vị, trà ô long gừng, trà ô long gạo rang,… Đây là những dựa trên những tìm kiếm tự nhiên của khách hàng, cho nên bạn càng làm tốt bộ từ khóa thị trường thì tỷ lệ lên top Google của bạn sẽ càng tăng cao.
- Bộ từ khóa gián tiếp: Trên thực tế, đây là bộ từ khóa mở rộng đề cập những chủ đề liên quan đến sản phẩm và dịch vụ mà website bạn đang cung cấp. Ví dụ: Trang web bạn đang cung cấp sản phẩm về các loại trà sấy khô, thì các từ khóa liên quan có thể là: “thư giãn tinh thần”, “hỗ trợ giảm cân”, “thức uống tốt cho tim mạch”…
Ngoài ra, khi nghiên cứu từ khóa bạn cũng cần quan tâm đến các yếu tố như từ khóa ngắn, từ khóa dài, volume (lượt tìm kiếm), độ cạnh tranh của từ khóa đó… Mẹo cho bạn khi bắt đầu quy trình SEO đó là hãy ưu tiên lựa chọn các từ khóa dài, có độ cạnh tranh thấp.
Ví dụ: Từ khóa “Điện thoại Iphone 15” sẽ có độ cạnh tranh cao hơn hơn từ khóa “Điện thoại Iphone 15 màu đen”. Khi website của bạn lên top một lượng từ khóa dài thì hãy bắt đầu thực hiện SEO các từ khóa ngắn có độ cạnh tranh cao hơn.
1.2. Kiểm tra và phân tích website
Trên thực tế, Google đang ngày càng quan tâm đến trải nghiệm người dùng trên website. Cho nên, trang web càng nhanh, càng mượt, càng đẹp thì càng dễ lên top Google. Chính vì thế, bạn cần thực hiện kiểm tra và phân tích để “khám bệnh tổng quát” tìm ra lỗi và xử lý chúng. Sau đây là các yếu tố bạn cần kiểm để quy trình seo hiệu quả.
- Đánh giá tốc độ tải trang và hiệu suất onpage bao gồm cấu trúc trang, thẻ tiêu đề.
- Phân tích vị trí từ khóa trên công cụ tìm kiếm, xác định mức độ cạnh tranh và đối thủ.
- Kiểm tra và đánh giá chất lượng của hệ thống backlink hiện tại.
- Xem xét sự tối ưu của mã nguồn trang web, tìm kiếm cơ hội cải thiện.
- Phân tích nội dung và cấu trúc liên kết nội bộ, đề xuất cải tiến cho chiến lược từ khóa và thẻ SEO.
Mỗi yếu tố phân tích sẽ cần một công cụ kiểm tra khác nhau, Navee xin bật mí cho bạn 3 công cụ phổ biến nhất đó là Google Search Console, Google Pagespeed và Screaming Frog SEO. Nếu bạn có điều kiện thì có thể mở sử dụng các công cụ nổi tiếng như Ahref, Semrush để quy trình SEO website chuẩn hóa được hoàn thiện tốt nhất.
1.3. Xây dựng nội dung chuẩn SEO cho website
Bạn đã từng nghe đến câu nói “Content is King” hay chưa? Đúng vậy, nội dung chính là tiêu chí quan trọng nhất và là chìa khóa giúp cho chiến lược SEO của bạn đạt được thành công. Khác với các nội dung trên báo giấy hoặc tạp chí, nội dung trên Google cần đảm bảo đem lại giá trị cho người đọc, giúp người đọc tìm ra được hướng giải quyết vấn đề mà họ đang tìm kiếm.
Quy trình xây dựng content chuẩn SEO cho website bao gồm:
- Cập nhật nội dung đã lỗi thời (ví dụ: sản phẩm, thông tin, quy định, hướng dẫn…)
- Điều chỉnh các bài viết có tỷ lệ thoát trang cao (bạn có thể xem ở Google Analytic)
- Bổ sung bài viết mới hoặc xóa bỏ các bài viết đã lỗi thời.
- Tối ưu nội dung bài viết, hình ảnh, thẻ heading, phân bổ mật độ từ khóa,…
Tránh viết những nội dung để spam từ khóa hoặc mang tính đối phó với Google. Điều này có thể sẽ mang lại hiệu quả lúc đầu. Tuy nhiên qua những lần cập nhật của Google thì web của bạn nhanh chóng bị phát hiện và bị phạt. Hệ lụy là bài viết rớt top, những bài viết mới sau này cũng rất khó được index (hiển thị trên Google) hoặc thậm chí bạn phải làm lại toàn bộ quy trình SEO vì trang web của bạn đã vào danh sách đen.
1.4. Tối ưu SEO Onpage cho trang web
Khi bạn thực hiện chuẩn chỉnh các yếu tố kỹ thuật thì bot của Google sẽ dễ dàng hiểu được bài viết bạn đang đề cập tới từ khóa nào. Từ đó Google sẽ đưa bài viết của bạn lên top tìm kiếm của khách hàng. Sau đây làm một số yếu tố chuẩn SEO cho bài viết mà bạn cần lưu ý:
- Thẻ heading phải đầy đủ H1, H2, H3
- Đảm bảo đầy đủ các thẻ meta title, meta description
- Từ khóa chỉnh phân bổ đều từ tiêu đề cho đến kế bài
- Số lượng từ khóa chính đảm bảo khoảng 1% trên tổng số lượng từ của bài viết
- Nội dung không được trùng lặp quá 10%
- Hình ảnh dưới 150kb và ưu tiên định dạng đuôi ảnh webp…
1.5. Xây dựng liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ giúp trang web tăng thêm tính logic, vừa tối ưu cho khách hàng, vừa giúp giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn trên trang web. Ngoài ra, trong mỗi bài viết bạn cần thêm các nội dung CTA để tăng thêm tính chuyển đổi cho website.
- Số lượng liên kết trong bài viết phù hợp để không tạo sự khó chịu cho khách hàng (tốt nhất khoảng 5 – 7 link)
- Luôn luôn có 1 liên kết nội bộ về trang chủ và 1 liên kết về trang sản phẩm
- Các bài viết nên có chung chủ đề và có tính logic cho người đọc, từ đó khách hàng sẽ ở lại trên trang web lâu hơn để đào sâu thêm thông tin.
Thời gian ở lại trên web càng lâu thì Google càng đánh giá cao nội dung của bạn, từ đó từ khóa dễ lên top Google hơn.
1.6. Tối ưu SEO Offpage cho trang web
SEO offpage là những hạng mục công việc bên ngoài trang web để tăng sức mạnh, độ phủ rộng và uy tín của trang web trên hệ thống tìm kiếm của Google. Các hạng mục tối ưu bao gồm:
- Tạo hồ sơ doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội nổi tiếng và liên quan đến sản phẩm – dịch vụ mà website bạn đang cung cấp. Quá trình này còn được gọi là xây dựng entity.
- Liên hệ với các trang báo mạng để đăng bài và dẫn backlink về trang web (ưu tiên các trang báo uy tín, có chung chủ đề hoặc có điểm sức mạnh cao)
- Tạo bài viết trên mạng xã hội như Facebook, Youtube hoặc Instagram rồi đặt backlink về trang web để kéo traffic từ các trang mạng xã hội về website.
- Ngoài ra bạn có thể sử dụng mã QR hoặc các phương pháp quảng cáo truyền thống trên báo giấy, standee, tạp chí, biển hiệu, băng rôn hoặc TVC.
- Kiểm soát số lượng backlink, tránh đi quá nhiều trong một thời gian ngắn gây nghi ngờ cho hệ thống của Google.
1.7. Kiểm tra, theo dõi và đánh giá hiệu quả SEO
Để kiểm tra, theo dõi và đánh giá hiệu quả quy trình SEO, bạn cần sử dụng một loạt công cụ và kỹ thuật. Google Search Console và Google Analytics là hai công cụ quan trọng giúp bạn hiểu rõ về lưu lượng truy cập và hiệu suất từ khóa của mình. Ưu tiên cao nhất vẫn là việc theo dõi xếp hạng từ khóa qua thời gian và phân tích backlink để đo đếm số lượng truy cập, tỷ lệ thoát trang và biểu đồ tăng trưởng để kịp thời nắm bắt những thay đổi của website.
2. Lợi ích khi thực hiện SEO theo quy trình
Thực hiện SEO theo quy trình không chỉ giúp website của bạn đạt được vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
- Tăng lượng truy cập: Với vị trí cao trên kết quả tìm kiếm, website của bạn sẽ thu hút được nhiều lượt truy cập hơn từ người dùng tiềm năng.
- Tăng doanh số bán hàng: Với lượng truy cập tăng lên, khả năng chuyển đổi thành khách hàng cũng sẽ tăng, giúp tăng doanh số bán hàng và doanh thu cho công ty.
- Xây dựng thương hiệu: Vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm giúp tăng sự uy tín và nhận diện thương hiệu của công ty trong lòng người tiêu dùng.
- Tiết kiệm chi phí quảng cáo: SEO mang lại kết quả lâu dài và không đòi hỏi chi phí quảng cáo lớn như các phương pháp quảng cáo truyền thống.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: SEO tối ưu hóa cả nội dung và trải nghiệm người dùng, giúp khách hàng tìm kiếm và tiếp cận thông tin dễ dàng hơn trên website của bạn.
Với những lợi ích đó, việc thực hiện SEO theo quy trình không chỉ giúp website của bạn nổi bật trên thị trường mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh lớn cho công ty. Nếu bạn đang muốn xây dựng quy trình SEO chuyên nghiệp cho website doanh nghiệp nhưng chưa biết phải làm thế nào, hãy liên hệ với Navee, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện.
Hãy để lại thông tin của bạn