Tổng hợp những thông tin cần biết về nhượng quyền thương hiệu

0
(0)

Ngày nay, nhượng quyền thương hiệu được sử dụng phổ biến như một chiến lược phát triển hỗn hợp của doanh nghiệp. Hình thức kinh doanh này cho phép bất kỳ tổ chức nào có tài sản sở hữu trí tuệ đều có thể nhượng quyền cho cá nhân hoặc doanh nghiệp khác. Bài viết sau đây của Navee Agency giới thiệu tổng quan về nhượng quyền thương hiệu là gì, các mô hình nhượng quyền phổ biến và thủ tục khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu.

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu (hay còn được gọi là “Franchise” trong tiếng Anh) là thuật ngữ được dùng để nói về hình thức kinh doanh mà một tổ chức sở hữu thương hiệu (bên nhượng quyền) được phép nhượng quyền kinh doanh cho cá nhân hoặc doanh nghiệp (bên nhận quyền) trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, 2 bên cần tuân thủ theo các điều kiện ràng buộc đã ký kết với nhau.

Nhượng quyền thương hiệu là gì
Thế nào là nhượng quyền thương hiệu?

Hiện nay, nhượng quyền thương hiệu được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực: ẩm thực, cà phê, giáo dục, bán lẻ,… Theo thống kê từ Hiệp hội nhượng quyền quốc tế (IFA), ước tính có khoảng 120 ngành nghề đang hoạt động trong lĩnh vực cấp phép nhượng quyền.

Bên cạnh mang lại nhiều lợi ích to lớn cho bên nhượng quyền, hình thức nhượng quyền còn giúp doanh nghiệp sở hữu thương hiệu hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất cho đối tác nhượng quyền.

  • Qua một thời gian kinh doanh, bên nhượng quyền đã tạo dựng được một nền tảng vững chắc về thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm, hệ thống quản lý,… Do vậy, bên nhận quyền sẽ hạn chế được mức rủi ro.
  • Bên nhận quyền được hưởng lợi từ việc sử dụng một thương hiệu được thị trường công nhận và tin tưởng. Đồng nghĩa với việc không phải mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để tạo dựng thương hiệu.
  • Bên nhận quyền được hưởng lợi từ sự hỗ trợ về chiến lược marketing và đào tạo nhân sự từ bên nhượng quyền để duy trì chất lượng thương hiệu trên thị trường.
  • Khi mua hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ nhận được ưu đãi và ưu tiên khi mua nguyên liệu. Nếu số lượng nguyên liệu cần mua càng nhiều thì tỉ lệ chiết khấu càng cao.

2. 5 hình thức nhượng quyền thương hiệu

Dưới đây là 5 hình thức nhượng quyền quan trọng mà doanh nghiệp cần hiểu để tối ưu hóa giá trị thương hiệu của mình:

2.1. Nhượng quyền công việc

Nhượng quyền công việc là hình thức nhượng quyền mà bên nhận quyền không phải mất vốn đầu tư quá lớn hay cần đội ngũ nhân viên đông. Hình thức này có thể được điều hành bởi một cá nhân và hoạt động tại nhà.

Nhượng quyền công việc

Bên nhận quyền sẽ chỉ thanh toán phí nhượng quyền và chi trả cho việc mua các trang thiết bị, sản phẩm,… nhằm phục vụ cho việc đáp ứng hoàn thành tốt công việc.

Hình thức nhượng quyền công việc được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực/dịch vụ như:

  • Sửa chữa diện thoại di động và thay thế phụ kiện
  • Dịch vụ vệ sinh
  • Dịch vụ trông trẻ
  • Công ty du lịch lữ hành, đại lý bán vé máy bay…

2.2. Nhượng quyền phân phối sản phẩm

Nhượng quyền phân phối sản phẩm là hình thức kinh doanh mà một tổ chức hoặc cá nhân cấp phép cho một bên khác quyền phân phối các sản phẩm do mình sản xuất hay các dịch vụ do mình cung ứng cho khách hàng.

Tuy nhiên, trong các hoạt động kinh doanh và quảng bá sản phẩm, dịch vụ, người nhận quyền không được cấp quyền toàn bộ chỉ được phép sử dụng biểu tượng, tên nhãn hiệu, khẩu hiệu, logo,…

Nhượng quyền phân phối sản phẩm

Hình thức nhượng quyền thương hiệu này được ứng dụng hiệu quả trong các ngành nghề:

  • Kinh doanh ô tô, phụ tùng sữa chữa ô tô
  • Kinh doanh máy bán hàng tự động
  • Buôn bán các thiết bị gia dụng
  • Kinh doanh xe máy, xe đạp,…

Một số thương hiệu nổi bật đã và đang thực hiện nhượng quyền thương hiệu theo hình thức này: Pepsi, Cocacola, xe hơi Ford,…

2.3. Nhượng quyền mô hình kinh doanh

Khi nhắc về nhượng quyền thương mại thì hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh được nhiều người nghĩ đến đầu tiên.

Nhượng quyền mô hình kinh doanh là hình thức kinh doanh mà bên nhượng quyền cấp quyền cho bên nhượng quyền sử dụng thương hiệu, hệ thống kinh doanh, vận hành doanh nghiệp, và các tài sản trí tuệ khác để kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ.

Nhượng quyền mô hình kinh doanh

Bên nhượng quyền cần cung cấp cho bên nhận quyền một kế hoạch và quy trình chi tiết về mọi hoạt động. Trong đó bao gồm cả quy trình đào tạo, chuyển giao công nghệ. Bên nhượng quyền cũng cần phải hỗ trợ liên tục để đảm bảo kiểm soát chất lượng của chi nhánh nhượng quyền.

Hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh rất phù hợp cho các thương hiệu thuộc các lĩnh vực như cửa hàng thức ăn nhanh, quán cà phê, quán trà sữa, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, phòng tập thể hình,…

2.4. Nhượng quyền đầu tư

Nhượng quyền đầu tư là hình thức kinh doanh mà bên nhượng quyền (công ty sở hữu thương hiệu) và bên nhận quyền (doanh nghiệp hoặc cá nhân) cùng đầu tư một khoản vốn để thực hiện một dự án kinh doanh quy mô lớn.

Nhượng quyền đầu tư

Trong mô hình này, bên nhận quyền sẽ tham gia vào việc quản lý và vận hành dự án. Từ đó tạo ra lợi nhuận từ khoản đầu tư ban đầu của họ. Sau khi thu hồi vốn, bên nhận quyền có thể tiếp tục hưởng lợi từ dự án thông qua việc chia sẻ lợi nhuận với bên nhượng quyền.

Hình thức này thường được áp dụng trong các lĩnh vực như bất động sản, khu công nghiệp, ngành khách sạn, nhà hàng,…

2.5. Nhượng quyền chuyển đổi

Nhượng quyền chuyển đổi là một phương thức nhượng quyền thương hiệu, trong đó bên nhượng quyền (doanh nghiệp đã có một số chi nhánh hoạt động thành công) chuyển giao một số lượng chi nhánh cho bên nhận quyền (cá nhân hoặc doanh nghiệp).

Nhượng quyền chuyển đổi

Trong quá trình này, bên nhận quyền sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản và nhân sự của các chi nhánh đó, bao gồm cửa hàng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hàng hóa và nhân viên. Bằng việc đầu tư hoặc tham gia trực tiếp vào quản lý chi nhánh, bên nhận quyền có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh và thu được lợi nhuận từ doanh thu.

Hình thức này thích hợp cho các doanh nghiệp đã có một số chi nhánh hoạt động thành công và muốn mở rộng quy mô kinh doanh. Bên nhận quyền sẽ có cơ hội sở hữu một chi nhánh đã có sẵn với một dòng thu nhập ổn định, giúp họ giảm thiểu rủi ro và nhanh chóng bắt đầu kinh doanh mà không cần phải xây dựng từ đầu.

3. 4 mô hình nhượng quyền thương hiệu phổ biến trong kinh doanh

Hiện nay có 4 mô hình nhượng quyền phổ biến trong kinh doanh bao gồm:

3.1. Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện

Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện là mô hình thể hiện sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên nhượng và nhận quyền với một cấu trúc hoàn chỉnh trong thời hạn hợp đồng từ 5 đến 30 năm tùy thuộc vào khả năng và nguồn lực của công ty.

Bên nhượng quyền cung cấp một kế hoạch chi tiết về mọi khía cạnh của doanh nghiệp, bao gồm cả quản lý, đào tạo nhân viên và hỗ trợ bán hàng. Bên nhận quyền sẽ được sở hữu toàn bộ hệ thống thương hiệu và quy trình kinh doanh, cùng với các chiến lược sản xuất và tiếp thị.

3.2. Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện

Khác với nhượng quyền toàn diện, nhượng quyền kinh doanh không toàn diện là mô hình nhượng quyền mà bên nhận quyền chỉ được cấp phép sử dụng một phần tài sản trí tuệ của bên nhượng quyền. Chẳng hạn như nhượng quyền sản phẩm/dịch vụ, công thức sản xuất hoặc hình ảnh thương hiệu.

Trong mô hình này, bên nhượng quyền không can thiệp nhiều vào hoạt động vận hành và sản xuất của bên nhận quyền. Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện thường được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm để bảo vệ quyền lợi cho bên nhượng quyền muốn tăng sự phủ sóng thương hiệu và doanh thu.

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện
Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện là hình thức nhượng quyền một mảng nào đó trong hệ thống kinh doanh.

3.3. Nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý

Nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý là mô hình mà bên nhượng quyền sẽ cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận quyền bên cạnh việc cung cấp sản phẩm và thương hiệu.

Người quản lý không nhất thiết phải tham gia vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ thực hiện vai trò giám sát kinh doanh cho bên nhượng quyền.

3.4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Mô hình nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn là một hình thức nhượng quyền mà bên nhượng quyền đầu tư một khoản vốn nhỏ dưới dạng liên doanh để tham gia trực tiếp trong việc kiểm soát hệ thống của bên nhận nhượng quyền. Bằng cách này, bên nhượng quyền có khả năng tham gia vào quá trình kinh doanh của bên nhận nhượng quyền và thậm chí tham gia vào Hội đồng quản trị để hiểu rõ hơn về thị trường mới.

4. Danh sách các thương hiệu nhượng quyền phổ biến tại Việt Nam

Những thương hiệu dưới đây là ví dụ cho sự đa dạng trong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam, cho thấy mô hình này ngày càng trở thành xu hướng quan trọng trong phát triển kinh doanh.

  • Mixue: Thương hiệu nổi tiếng về trà sữa, đã thành công trong việc nhượng quyền để mở rộng chuỗi cửa hàng trên toàn quốc. 
  • Bách Dinh – Dimsum Bar: Thương hiệu nổi tiếng về dimsum và ẩm thực châu Á, đang mở rộng mô hình nhượng quyền để phủ sóng nhiều địa điểm.
  • Phở 24: Chuỗi nhà hàng phở có mô hình nhượng quyền giúp định vị mình trên thị trường ẩm thực Việt Nam.
  • Ministop: Hệ thống cửa hàng tiện lợi có nguồn gốc từ Nhật Bản, đã nhượng quyền để mở rộng mạng lưới cửa hàng trên khắp Việt Nam.
  • Kid’s Plaza Vietnam: Trung tâm giáo dục và giải trí cho trẻ em, đã nhượng quyền để phát triển chuỗi trung tâm trên cả nước.
  • Gogi House: Nhượng quyền hệ thống nhà hàng BBQ Hàn Quốc, mang đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo và phong cách.
  • Vinpearl Safari: Công ty giải trí hàng đầu tại Việt Nam, mở rộng mô hình nhượng quyền để phát triển các công viên giải trí và du lịch sinh thái.
  • Guardian: Mạng cửa hàng bán lẻ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, đã nhượng quyền để mở rộng thị trường trên khắp cả nước.
Các thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng
Các thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam

5. Khi muốn nhượng quyền thương hiệu thì cần đáp ứng những điều kiện gì?

Nhượng quyền là mô hình kinh doanh tiềm năng mang lại nhiều lợi ích cho cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động nhượng quyền diễn ra suôn sẻ và hạn chế tối đa rủi ro pháp lý, việc tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật là vô cùng quan trọng. Dưới đây là 3 tiêu chí tiên quyết đến sự thành công của quá trình nhượng quyền thương hiệu:

  • Doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh.
  • Điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo.
  • Doanh nghiệp đã đăng ký thương hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ.
Điều kiện đăng ký nhượng quyền thương hiệu
Điều kiện đăng ký nhượng quyền thương hiệu

6. Hướng dẫn thủ tục nhượng quyền thương hiệu

Để nhượng quyền thương hiệu thành công, bạn đọc hãy tham khảo các thủ tục mà Navee đã sưu tầm dưới đây nhé!

6.1. Chuẩn bị hồ sơ

  • Bước 1: Chuẩn bị bản hợp đồng nhượng quyền thương hiệu chi tiết, xác định rõ quyền và trách nhiệm của cả hai bên. Đảm bảo rằng thương hiệu của bạn đã được đăng ký và có chứng nhận đăng ký hợp lệ.
  • Bước 2: Xác định thông tin cơ bản của cả hai bên: tên, địa chỉ, thông tin liên lạc.
  • Bước 3: Photo công chứng chứng minh nhân dân hoặc đăng ký doanh nghiệp của cả hai bên.
  • Bước 4: Đảm bảo chữ ký của cả hai bên đều được chứng thực đúng cách.
Hướng dẫn thủ tục nhượng quyền thương hiệu.
Thủ tục nhượng quyền thương hiệu được cập nhật mới nhất

6.3. Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương hiệu

  • Bước 1: Nộp hồ sơ nhượng quyền thương hiệu tới cơ quan chủ quản theo quy định.
  • Bước 2: Chờ cơ quan kiểm tra hồ sơ để đảm bảo đầy đủ thông tin và tuân thủ quy định.
  • Bước 3: Thanh toán mọi chi phí liên quan đến quá trình đăng ký.
  • Bước 4: Chờ đến khi hồ sơ được xác nhận và chứng nhận nhượng quyền thương hiệu.
  • Bước 5: Cập nhật mọi thay đổi trong quá trình nhượng quyền thương hiệu.

Tuân thủ đúng các bước trên sẽ giúp bạn có một quá trình nhượng quyền thương hiệu hiệu quả và pháp lý. Đồng thời, nó cũng đảm bảo rằng cả hai bên đều có quyền lợi và trách nhiệm được bảo vệ.

Nhìn chung, việc nhượng quyền thương hiệu là một chiến lược kinh doanh phát triển ổn định. Hy vọng Navee đã giúp bạn nắm được mọi thông tin về quy trình cũng như tiềm năng của hình thức nhượng quyền. Chúc độc giả sớm đạt được thành công trong việc phát triển doanh nghiệp của mình!

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    ĐĂNG 
    close-link