Meta description là gì? Cách viết thẻ mô tả lôi cuốn người đọc

5
(1)

Meta description là gì? Đây là một khái niệm hay được nhắc đến trong marketing online và đặc biệt là SEO. Thẻ mô tả meta có chức năng thu hút người đọc để từ đó cải thiện hiệu suất của trang web trên các công cụ tìm kiếm, chính vì vậy mà meta description đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với SEO Onpage. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về vai trò cũng như cách viết meta description một cách hiệu quả, mọi người hãy theo dõi bài viết dưới đây của Navee nhé!

1. Meta description là gì?

Meta description là một phần cực kỳ quan trọng của mỗi bài viết. Đó là đoạn văn bản ngắn, thường dưới 160 ký tự nhằm mô tả nội dung chính bài viết.

Meta Description là gì
Meta Description là thẻ mô tả được hiển thị dưới trang web của bạn trên trang kết quả tìm kiếm

Meta description giúp người dùng nắm được phần nào nội dung của bài viết trước khi họ nhấp vào liên kết, chính vì vậy mà đây được coi là cơ hội để thu hút người đọc đến với bài viết của bạn. Mặc dù meta description không trực tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tỷ lệ nhấp vào liên kết (CTR) và cải thiện trải nghiệm người dùng.

2. Mô tả meta có ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm không?

Meta description không còn được Google coi là một yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Tuy nhiên, việc viết meta description vẫn rất quan trọng với SEO vì nó mang lại nhiều lợi ích trong chiến lược SEO của bạn.

Thẻ mô tả meta không còn ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm
Meta description không còn ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng

Một trong những lợi ích chủ chốt của việc tối ưu meta description chính là thu hút sự chú ý của người dùng và tăng tỷ lệ nhấp vào liên kết (CTR). Một meta description hấp dẫn và kích thích sự tò mò, cũng như đánh đúng vào nội dung mà người dùng đang tìm kiếm sẽ khiến người dùng muốn xem thêm nội dung chi tiết trong bài viết của bạn.

Nhờ đó, tăng khả năng người dùng nhấp vào liên kết của bạn thay vì các liên kết khác. Điều này có thể dẫn đến tăng CTR, một yếu tố mà Google đánh giá cao và có thể ảnh hưởng đến thứ hạng tổng thể của trang web của bạn trong thời gian dài.

Như vậy, có thể thấy mặc dù meta description không trực tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, nhưng nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng CTR và cải thiện trải nghiệm người dùng, tất cả đều góp phần vào sự thành công của một chiến lược SEO.

3. Cách viết nội dung thẻ meta description chất lượng chuẩn SEO

Dẫu biết meta description quan trọng là vậy nhưng không phải ai cũng biết cách viết nội dung meta description chất lượng. Để viết một meta description chuẩn SEO bạn nên dựa vào một số lưu ý sau:

3.1. Chú ý độ dài meta description hợp lý

Khi viết meta description, việc chú ý đến độ dài là rất quan trọng. Một meta description hợp lý không quá dài để bị cắt ngắn khi hiển thị trên kết quả tìm kiếm, nhưng cũng không được quá ngắn để truyền đạt thông điệp chính trong bài viết. Độ dài lý tưởng của meta description thường khoảng từ 150 đến 160 ký tự.

Độ dài thẻ meta description
Chú ý độ dài thẻ meta description trong khoảng 150-160 ký tự

Nếu meta description quá ngắn, nó có thể không cung cấp đủ thông tin cho người dùng, từ đó làm giảm tỷ lệ nhấp vào liên kết. Ngược lại, nếu meta description quá dài, Google có thể cắt bớt phần cuối của nó khi hiển thị trên các kết quả tìm kiếm, làm mất đi sự rõ ràng và gây có thể hiểu nhầm cho người dùng.

Cho nên khi viết meta description bạn hãy cân nhắc và đảm bảo rằng nó đủ dài để truyền đạt thông điệp cần thiết, nhưng không quá dài để bị cắt ngắn. Vì một độ dài hợp lý sẽ giúp tối ưu hóa tỷ lệ nhấp vào liên kết và cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng khi họ tìm kiếm thông tin trên Google.

3.2. Tạo thẻ mô tả meta riêng biệt cho từng trang trên website

Thật sự rất cần thiết trong việc tối ưu hóa SEO khi tạo ra các thẻ mô tả meta riêng biệt cho từng trang trên website. Vì điều này thể hiện mỗi trang hay mỗi bài viết của bạn đều có từng nội dung riêng biệt, từ đó giúp cải thiện khả năng hiển thị trên kết quả tìm kiếm và tăng tỷ lệ người dùng chọn xem bài biết của bạn thay vì hàng ngàn những bài viết khác.

Tạo thẻ mô tả meta riêng biệt
Bạn nên tạo thẻ mô tả meta riêng biệt cho từng trang

Khi tạo thẻ mô tả meta riêng biệt, bạn phải xem xét nội dung chính và tóm tắt nội dung dó của bài viết một cách ngắn gọn và hấp dẫn nhất có thể. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo rằng meta description thể hiện đúng thông điệp chính của bài viết.

Ngoài ra, việc diễn đạt từ khóa chính một cách tự nhiên trong meta description cũng quan trọng không kém trong mục tiêu tối ưu hóa SEO.

3.3. Tạo thẻ meta description hấp dẫn, sử dụng từ khóa mục tiêu tự nhiên

Trong meta description bạn không nên làm cho phần mô tả trở nên cứng nhắc hoặc không tự nhiên chỉ để chứa từ khóa. Thay vào đó, bạn cần tạo ra một mô tả hấp dẫn và thú vị, trong đó từ khóa được sử dụng một cách tự nhiên và hợp lý.

Meta Description phải chứa từ khóa chính
Meta Description cần chứa từ khóa mục tiêu mà bạn muốn SEO

Khi viết mô tả, hãy tập trung vào việc truyền đạt thông điệp chính của bài viết và gây hứng thú cho người đọc. Việc sử dụng từ khóa mục tiêu trong mô tả một cách tự nhiên sẽ đảm bảo rằng chúng phản ánh đúng nội dung của bài viết và giúp người dùng hiểu được rằng bài viết của bạn liên quan đến những gì họ đang tìm kiếm.

Đồng thời, hãy tránh việc lạm dụng từ khóa trong phần mô tả, vì điều này có thể làm mất tính hấp dẫn và tự nhiên. Thay vào đó, hãy sử dụng từ khóa một cách thông minh và truyền tải nó một cách tự nhiên nhất có thể.

3.4. Tránh đặt dấu ngoặc kép trong phần mô tả

Tránh đặt dấu ngoặc kép trong phần mô tả meta là một nguyên tắc quan trọng trong việc viết một meta description chất lượng. Việc sử dụng dấu ngoặc kép có thể làm cho mô tả trở nên nhạt nhẽo và không chuyên nghiệp, cũng như làm mất đi tính tự nhiên và hấp dẫn của nội dung.

Không đặt dấu ngoặc kép trong phần mô tả
Trong thẻ meta description không nên chứa dấu ngoặc kép

Khi đặt dấu ngoặc kép trong mô tả, Google sẽ hiểu đó là một phần của câu hoặc một từ khóa. Điều này có thể dẫn đến việc hiển thị các mô tả không chính xác hoặc không đầy đủ trên kết quả tìm kiếm, làm mất đi sự hấp dẫn và giá trị bài viết của bạn trong mắt người dùng.

Hãy tập trung vào việc viết mô tả một cách tự nhiên và chuyên nghiệp, sử dụng từ ngữ hấp dẫn và mô tả chi tiết về nội dung của trang. Yếu tố này sẽ giúp tăng cường sự hấp dẫn và thú vị của mô tả, đồng thời cải thiện khả năng thu hút người dùng và tối ưu hóa SEO cho trang web của bạn.

3.5. Meta description cần phản ánh đúng nội dung chính của bài viết

Meta description cần phải thể hiện đúng nội dung chính của bài viết, đây là quy tắc cốt lõi bạn cần phải tuân theo khi viết mô tả. Mục tiêu của meta description là cung cấp một cái nhìn tổng quan và hấp dẫn về nội dung của bài viết cho người dùng khi họ đang xem xét các kết quả tìm kiếm. 

Meta Description cần mô tả nội dung chính của bài viết
Meta Description cần mô tả nội dung chính của bài viết

Nếu mô tả không nói đúng nội dung chính của bài viết, người dùng có thể cảm thấy bối rối hoặc họ sẽ cảm thấy dường như bị lừa khi truy cập vào trang web của bạn. Điều này có thể dẫn đến tăng tỷ lệ thoát khỏi trang web và gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc tối ưu hóa SEO của bạn.

Do đó, khi viết meta description, hãy đảm bảo rằng nó nói chính xác nội dung của bài viết. Sử dụng từ ngữ chính xác và mô tả mạch lạc để thu hút sự chú ý của người dùng và khuyến khích họ nhấp vào liên kết của bạn nhé.

4. Tại sao Google thường xuyên lấy các đoạn trích mô tả khác nhau?

Google thường lấy các đoạn trích mô tả khác nhau vì họ cố gắng hiển thị một phần của meta description mà họ cho là phù hợp nhất với truy vấn tìm kiếm của người dùng. Cách mà Google chọn đoạn trích này có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm từ khóa được tìm kiếm, nội dung của trang, và ngữ cảnh của vấn đề đang được tìm kiếm.

Tại sao Google thường xuyên lấy các đoạn trích mô tả khác nhau
Thỉnh thoảng Google sẽ thấy một đoạn trích mô tả khác trong bài

Một số lý do mà Google có thể chọn đoạn trích khác nhau bao gồm:

  • Google có thể chọn đoạn trích mô tả phù hợp nhất với truy vấn tìm kiếm cụ thể và nhu cầu của người dùng.
  • Với người dùng di động, Google có thể chọn đoạn trích ngắn hơn để phù hợp với không gian hiển thị hạn chế trên các thiết bị di động.
  • Google có thể cập nhật đoạn trích mô tả dựa trên nội dung mới được cập nhật hoặc các thay đổi trên trang web.

Bạn có thể thấy việc tối ưu hóa meta description không chỉ giúp cải thiện tỷ lệ nhấp vào liên kết trong kết quả tìm kiếm mà nó còn giúp cung cấp thông tin hấp dẫn và thể hiện đúng nội dung bài viết của bạn, từ đó tăng cơ hội được Google chọn làm đoạn trích mô tả chính xác và hấp dẫn nhất để xuất hiện trong các tim kiếm của người dùng. Navee mong rằng, qua bài viết này bạn đã nắm được khái niệm Meta description là gì và có thêm kinh nghiệm tối ưu nội dung thẻ mô tả meta hiệu quả.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    ĐĂNG 
    close-link