Triển khai SEO để có được thứ hạng hiển thị ưu tiên, thu hút lượng truy cập tự nhiên vào website là một trong những chiến lược digital marketing đem lại hiệu quả tiếp thị bền vững, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Biết cách lập kế hoạch SEO rõ ràng trong từng bước thực hiện là điều kiện quan trọng để quá trình thực thi SEO cho website mang lại hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng Navee Agency tìm hiểu về tầm quan trọng và các bước lập kế hoạch thực thi SEO tổng thể trong bài viết sau đây.
1. Lợi ích của việc SEO dài hạn
1.1. Theo kịp xu hướng SEO của thị trường
Xu hướng SEO luôn có sự thay đổi và phát triển không ngừng. Khi có triển khai SEO dài hạn, doanh nghiệp sẽ có đội ngũ thực thi SEO theo dõi và cập nhật các xu hướng này, đảm bảo có sự điều chỉnh kịp thời các chiến lược SEO nhằm duy trì hiệu quả thu hút truy cập và tạo chuyển đổi.
1.2. Cập nhật theo các thuật toán mới của Google
Google không ngừng cải tiến và nâng cấp công cụ tìm kiếm. Khi triển khai SEO dài hạn, đội ngũ SEO trong doanh nghiệp có nhiệm vụ tìm hiểu phương thức, nguyên tắc và cập nhật những đổi mới trong hoạt động các thuật toán của Google.
1.3. Xây dựng uy tín và thương hiệu bền vững
Triển khai SEO dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp duy trì ổn định thứ hạng xuất hiện các trang web, xây dựng nhận thức cho người dùng về hình ảnh thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ. Người dùng có xu hướng tin tưởng vào những kết quả mà Google đề xuất, nên sẽ dần xây dựng được niềm tin đối với thương hiệu một cách bền vững.
1.4. Mang lại lợi ích, hiệu quả lâu dài
Không chỉ mang về các lượt truy cập và chuyển đổi tức thời trên những trang web được hiển thị ưu tiên, SEO còn giúp nâng cao mức độ nhận biết, mức độ tin tưởng đối với tổng thể website và thương hiệu. Về lâu dài, đây là những lợi thế giúp doanh nghiệp tăng trưởng kinh doanh bền vững.
1.5. Tối ưu chi phí hơn
Những kế hoạch SEO được triển khai với các chi phí về nhân lực, công cụ và không mất phí cho các nền tảng như quảng cáo PPC hay quảng cáo Facebook. Do đó, tính theo dài hạn thì đây là một chiến lược có hiệu quả tối ưu chi phí.
2. Tầm quan trọng của lập kế hoạch SEO
Lập kế hoạch SEO website giúp nhà quản trị và cá nhân/đội ngũ chịu trách nhiệm thực thi có được những cái nhìn tổng quát và chi tiết về hiện trạng, cơ hội, những khó khăn và các bước triển khai dự án. Từ bước nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng và website, doanh nghiệp xác định rõ các vấn đề đang gặp phải để triển khai tối ưu đúng chỗ, kịp thời, tránh lãng phí ngân sách, thời gian và các nguồn lực khác.
Lập kế hoạch SEO giúp hạn chế các trường hợp công việc triển khai không đồng bộ, không tập trung cho một mục tiêu cụ thể. Một bản kế hoạch đầy đủ, chi tiết sẽ giúp đội ngũ dễ dàng biết rõ nhiệm vụ của bản thân để thực thi và phối hợp với nhau cho hiệu quả. Quản lý dự án sẽ dễ dàng kiểm soát và đưa ra các quyết định tối ưu quá trình triển khai chiến dịch.
3. Quy trình chi tiết các bước lập kế hoạch SEO tổng thể cho doanh nghiệp
3.1. Xác định mục tiêu SEO
Mục tiêu SEO được thiết lập dựa trên những mong muốn của doanh nghiệp đối với thứ hạng ưu tiên của website, lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi,… Để lập mục tiêu SEO một cách dễ dàng và hiệu quả, doanh nghiệp nên áp dụng nguyên tắc SMART:
- Mục tiêu cụ thể – Smart.
- Mục tiêu có thể đo lường được – Measurable.
- Mục tiêu có thể đạt được, dựa theo nguồn lực và cơ hội – Attainable
- Mục tiêu có tính thực tế và liên quan đến các mục tiêu tiếp thị/ kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp – Relevant.
- Mục tiêu có thời hạn cụ thể để đánh giá, đo lường – Timely.
3.2. Phân tích hiện trạng website
Bước tiếp theo trong quá trình lập kế hoạch SEO tổng thể chính là phân tích website. Hay còn được gọi là quá trình audit website với các hoạt động như: đánh giá những ưu điểm – nhược điểm website hiện tại, thứ hạng của các trang web quan trọng, tốc độ tải trang website trung bình, những yếu tố tác động đến trải nghiệm người dùng,…
3.3. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là bước giúp nhà quản trị và đội ngũ SEO có được cái nhìn tổng quan về ngành hàng, dự đoán được những biến động và sự thay đổi trong thị trường. Nghiên cứu thị trường bao gồm các hoạt động sau:
- Xác định mục tiêu cần nghiên cứu, vấn đề doanh nghiệp đang quan tâm.
- Chuẩn bị danh mục câu hỏi nghiên cứu thị trường.
- Chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp.
- Tiến hành thu thập thông tin.
- Đánh giá thị trường từ thông tin thu thập.
3.4. Phân tích đối thủ
Trong quá trình lập kế hoạch SEO, phân tích đối thủ là cách để doanh nghiệp biết cần chuẩn bị những gì để có thể đủ sức cạnh tranh và đưa ra những kế hoạch để tăng tốc và vượt qua đối thủ trên trang kết quả tìm kiếm.
Hoạt động phân tích đối thủ bao gồm: chọn đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành hàng, xác định vị thế của họ trên Google, tìm hiểu cách họ đang thực hiện SEO, phân tích website và nội dung của họ,…
3.5. Xây dựng bộ từ khóa mục tiêu
Nghiên cứu từ khóa xuất phát từ việc thấu hiểu hành vi của người dùng mục tiêu khi thực hiện tìm kiếm trên Google. Những câu hỏi doanh nghiệp đặt ra khi nghiên cứu từ khoá mà người dùng tìm kiếm là:
- Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là những ai?
- Hành vi mua sắm trực tuyến của họ như thế nào?
- Họ đang gặp vấn đề, khó khăn gì khi ra quyết định?…
Kết hợp nghiên cứu hành vi tìm kiếm khách hàng và các công cụ nghiên cứu từ khoá, doanh nghiệp sẽ có thể xác định các nhóm từ khóa phù hợp.
3.6. Xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO
Khi hoàn thành công việc nghiên cứu từ khóa và có được danh sách từ khóa cần SEO hoàn chỉnh, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng cấu trúc web. Cách xây dựng như sau:
- Từ khóa trang chủ: chọn từ khóa chính, khó nhất và SEO từ khóa tại trang chủ.
- Từ khóa chuyên mục: chọn các từ khóa chính, quan trọng và SEO ở các chuyên mục.
- Từ khoá bài viết: các từ khoá về sản phẩm, dịch vụ, tin tức sẽ SEO ở bài viết
- Từ khoá thẻ tag là các từ khóa liên quan của từ khoá chính.
Sau khi phân loại từ khóa, lập bảng từ khóa cần SEO và xác định đường dẫn SEO đích, doanh nghiệp sẽ hình thành được hệ thống nội dung trên website.
3.7. Lập kế hoạch xây dựng nội dung website
Bước tiếp theo của kế hoạch SEO là xây dựng nội dung. Nội dung sẽ được xây dựng dựa trên nghiên cứu từ khoá và xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO ở các bước trên. Một bài viết chuẩn SEO là một bài viết đáp ứng được 2 yếu tố: cung cấp thông tin hữu ích làm thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng và đáp ứng được các kỹ thuật SEO để thúc đẩy từ khóa lên Top Google.
3.8. Lập kế hoạch SEO Onpage và SEO Offpage
Một trong những yếu tố quan trọng để triển khai SEO hiệu quả là tối ưu SEO Onpage và SEO OffPage. Vì vậy trong kế hoạch SEO, doanh nghiệp cần triển khai kế hoạch chi tiết cho 2 hoạt động này.
SEO Onpage bao gồm tối ưu hoá trên website của mình bao gồm:
- Tối ưu content SEO: nội dung, tiêu đề, mô tả, hình ảnh,…
- Tối ưu kỹ thuật SEO trên trang web: ấu trúc web, thêm bớt những tác vụ hiển thị trên website, tốc độ tải trang,…
SEO Offpage bao gồm hoạt động thực hiện bên ngoài website, giúp các công cụ tìm kiếm và người dùng thấy được website đáng tin cậy và có thẩm quyền hơn. Một số hoạt động doanh nghiệp chọn triển khai la:
- Social Profile/Social Bookmark & Citation.
- IFTTT – Tự động hóa backlink trong SEO Offpage.
- Backlink Blog Comment.
- Forum, PBN – Private Blog Network.
- Backlink báo – PR báo.
- Guest Post.
3.9. Xác định khối lượng công việc để phân bổ ngân sách và nhân lực
Từ những hạng mục chi tiết đã đưa ra trong bản kế hoạch SEO trong 8 bước trên, nhà quản trị cần tiến hành tổng hợp lại các đầu công việc cần thực hiện để phân bổ chi tiết ngân sách và nhân lực cho phù hợp. Việc lên kế hoạch SEO hành động sẽ đòi hỏi sự đáp ứng nguồn lực, ngân sách phù hợp; những trình tự thực hiện trước – sau; các công cụ hỗ trợ nghiên cứu, triển khai, đo lường, báo cáo,…
3.10. Theo dõi và đo lường kết quả SEO
Trong quá trình thực hiện SEO, đội ngũ cần thường xuyên xem xét lại các chỉ số đã đạt được, đánh giá với mục tiêu, quan sát đối thủ và những diễn biến trong ngành hàng, theo dõi những xu hướng SEO mới hay thay đổi thuật toán Google để kịp thời điều chỉnh. Kết quả SEO nên được cập nhật thường xuyên để dễ dàng theo dõi và đưa ra các quyết định phù hợp giúp toàn bộ kế hoạch SEO có được hiệu quả mong đợi.
3.11. Duy trì và cải thiện kết quả
Quá trình triển khai kế hoạch SEO thường diễn ra trong dài hạn. Các chiến dịch SEO sẽ được thực hiện đều đặn và liên tục. Trên kết quả đạt được qua từng khoảng thời gian nhất định như tuần, tháng hay quý, doanh nghiệp tiến hành phân tích tổng quan để đưa ra ý tưởng cải thiện cho giai đoạn tiếp theo. Thứ hạng các trang web cùng không duy trì mãi mãi nên doanh nghiệp cần liên tục tối ưu để duy trì vị trí trên trang kết quả tìm kiếm.
4. Các lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp khi lập kế hoạch SEO tổng thể
- Tìm hiểu và nghiên cứu sâu về ngành hàng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp để thấu hiểu thị trường một cách tốt nhất.
- So sánh website của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là đối thủ đang triển khai SEO có hiệu quả để học hỏi và tối ưu.
- Kiểm tra domain là việc làm cần thiết khi lập kế hoạch SEO. Doanh nghiệp cần kiểm tra xem domain có tiền án, tiền sử bị Google chặn hay phạt gì không để tránh việc triển khai SEO mãi mà không có kết quả.
- Đánh giá xu hướng tìm kiếm của người dùng để đảm bảo được hiệu quả của toàn bộ kế hoạch SEO, vì SEO là tối ưu hiển thị dựa trên tìm kiếm của người dùng.
- Liên tục cập nhật các thuật toán đổi mới của Google và những xu hướng SEO mới trong năm.
Navee mong rằng bài viết trên đây đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho quý doanh nghiệp về cách thức lập một kế hoạch SEO toàn diện. Nếu quý doanh nghiệp mong muốn triển khai SEO website hiệu quả bởi đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, hãy liên hệ Navee để được tư vấn chi tiết về dịch vụ SEO.
Hãy để lại thông tin của bạn