Điểm khác biệt giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu

5
(1)

Để tối ưu tiếp thị và đạt được những hiệu quả kinh doanh, việc đưa sản phẩm hay dịch vụ của mình đến đúng đối tượng, đúng thời điểm chính là chìa khóa then chốt. Do đó việc phân biệt và tập trung vào đúng nhóm khách hàng là điều vô cùng quan trọng, cần thiết. Navee sẽ giúp bạn khám phá sự khác biệt giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu, những lợi ích khi việc hiểu rõ về chúng mang đến cho doanh nghiệp của bạn. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu là gì?

1.1. Tìm hiểu khái niệm khách hàng tiềm năng là gì?

Khách hàng tiềm năng là nhóm người hay những cá nhân có sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn nhưng chưa quyết định mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Họ có khả năng trở thành khách hàng của bạn trong tương lai khi bạn tiếp cận và thuyết phục họ. 

Doanh nghiệp có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua các hoạt động truyền thông, quảng cáo hoặc thông các sự kiện, hội thảo, …

1.2. Khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng nằm trong phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp bạn đã nghiên cứu và hướng tới. Đây là nhóm người có mong muốn, nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của công ty đồng thời có đủ khả năng chi trả cho các sản phẩm/dịch vụ đó

Khách hàng mục tiêu là gì?
Khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu là đối tượng chính được chiến lược tiếp thị và bán hàng tập trung đến nhằm tạo sự thu hút, từ đó giúp tăng doanh số, tăng trưởng lợi nhuận.

2. Sự khác nhau giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu

Việc phân biệt được rõ ràng khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc xác định đúng đối tượng khách hàng cho từng chiến dịch. Bạn có thể dựa vào một số yếu tố sau đây để phân biệt khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu: 

Khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu có gì khác nhau
Điểm khác biệt giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu

2.1. Nhu cầu của khách hàng

Ở điểm phân biệt đầu tiên giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu chính là về nhu cầu mua hàng.

Khách hàng mục tiêu đã xác định rõ mong muốn của mình và đang tìm kiếm những sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được nhu cầu đó. 

Ví dụ về nhu cầu của khách hàng mục tiêu như là khi họ có nhu cầu đổi một chiếc xe mới. Họ biết chắc họ cần gì và đang tìm kiếm các sản phẩm xe phù hợp. Họ sẽ chủ động tìm kiếm trên internet hoặc gặp nhân viên tư vấn…

Trong khi đó, khách hàng tiềm năng có thể chỉ đang có sự quan tâm chung chung đến ngành sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà chưa có nhu cầu cụ thể rõ ràng. 

Ví dụ như họ có thể thấy hứng thú và quan tâm đến sản phẩm của bạn khi tình cờ thấy quảng cáo, nhưng hiện tại họ không có nhu cầu cụ thể về sản phẩm này cũng như chưa có kế hoạch sở hữu dù thích nó.

2.2. Khả năng chuyển đổi thành khách hàng thật sự

Với khả năng chuyển đổi thành khách hàng thật sự, khách hàng mục tiêu có khả năng tốt hơn vì họ đang thật sự tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu. Trong khi đó, khách hàng tiềm năng có thể cần thời gian để tìm hiểu thêm và cần được thuyết phục để thực hiện mua hàng. 

Theo báo cáo từ WordStream vào năm 2021 cho thấy: Trên trang đích của Google Ads, tỷ lệ chuyển đổi trung bình cho khách hàng mục tiêu là 3,75% và cho khách hàng tiềm năng là 0,77% cho khách hàng tiềm năng. 

2.3. Tiềm năng trở thành khách hàng trung thành

Theo những khảo sát thực tế cho thấy, khách hàng mục tiêu có tiềm năng trở thành khách hàng trung thành cao hơn so với khách hàng tiềm năng, đồng thời còn giới thiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ cho bạn bè người thân. 

Tiềm năng trở thành khách hàng trung thành
Khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu có tiềm năng thành khách hàng trung thành cao hơn?

Năm 2021 theo báo cáo của Nielsen, khách hàng mục tiêu có khả năng mua hàng trở lại lên đến 70%, trong đó khả năng của khách hàng tiềm năng chỉ co 10-20%. Và trung bình tiềm năng trở thành khách hàng trung thành của khách hàng mục tiêu cũng cao hơn 3,6 lần so với khách hàng tiềm năng như trong báo cáo của Hubspot năm 2021.

2.4. Hành vi của khách hàng

Khách hàng mục tiêu là những cá nhân đã xác định rõ nhu cầu hiện tại, có mong muốn được sở hữu và sẵn sàng chi trả để mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ nếu doanh nghiệp đáp ứng được. Vì thế, hành động của họ là chủ động liên hệ nhân viên để tư vấn đặt hàng, order trực tuyến hay có thể đến cửa hàng để mua sản phẩm 

Ngược lại do nhu cầu hiện tại của khách hàng tiềm năng chưa thật sự cần thiết, nên hành vi của họ chủ yếu là tìm kiếm, tham khảo thông tin, đăng ký nhận tin tức từ doanh nghiệp để cập nhật về sản phẩm/dịch vụ, cân nhắc đánh giá từ khách hàng khác, … Tuy nhiên, họ chưa thật sự sẵn sàng thực hiện mua sản phẩm.

3. Lợi ích của doanh nghiệp khi xác định rõ khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu

Việc phân biệt được rõ khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu mang lại nhiều lợi ích trong các hoạt động kinh doanh và tiếp thị của doanh nghiệp:

Lợi ích khi xác định rõ đối tượng khách hàng
Xác định rõ khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
  • Tối ưu hóa tài nguyên của doanh nghiệp: Thay vì phân tán không chủ đích tài nguyên quảng cáo, tiếp thị, bán hàng cho mọi đối tượng khách hàng; giờ đây doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực cho nhóm khách hàng quan trọng khi đã xác định rõ khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu. Từ đó giúp doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tập trung và tối ưu hóa tài nguyên của mình, tạo ra hiệu quả tài chính tốt hơn. 
  • Hiểu rõ về khách hàng: Sự phân biệt này còn giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích, thói quen tương tác và mua hàng của khách hàng. Đây là lợi ích to lớn giúp doanh nghiệp xây dựng được các chiến lược sản phẩm, chiến lược digital marketing phù hợp và hiệu quả hơn với nhóm khách hàng cụ thể, đồng thời cũng giúp tăng khả năng tương tác và tạo dựng được sự yêu thích và lòng trung thành từ khách hàng.
  • Giúp tăng cường tương tác và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp: Khi đã xác định được khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng tập trung trong việc tạo sự tương tác chặt chẽ và mối quan hệ tốt với nhóm khách hàng quan trọng nhất. Việc tương tác, chăm sóc định kỳ và tạo cảm giác tin cậy giữa doanh nghiệp và khách hàng có thể tạo mang đến sự tương tác tích cực, gia tăng sự hài lòng và tạo ra lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
  • Định hình chiến lược kinh doanh: bên cạnh đó, xác định khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu cốt lõi và định hình được các chiến lược kinh doanh quan trọng. Điều này giúp tạo ra sự thống nhất, thông suốt trong mọi hoạt động kinh doanh, từ phát triển sản phẩm/ dịch vụ đến quảng cáo và tiếp thị.

Với những thông tin được chia sẻ bên trên, mong rằng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu là như thế nào. doanh. Việc xác định này giúp mọi doanh nghiệp tối ưu được hiệu quả tiếp thị, phát triển sản phẩm/dịch vụ, và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Theo dõi Navee Agency để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ NGAY
    close-link