Inbound Sales là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều doanh nghiệp và Marketers thắc mắc trong thời gian vừa qua. Bởi với sự phát triển của công nghệ, ngành bán hàng đang có những thay đổi và có nhiều điều kiện thuận lợi và nhiều cách thức để tiếp cận khách hàng. Inbound Sales chính là một trong những cách đó. Vậy Inbound Sales là gì? Inbound Sales có gì khác so với Outbound Sales? Cùng Navee khám phá và tìm hiểu nhé!
1. Inbound Sales là gì?
Inbound Sales là gì? Đây là một trong những phương pháp bán hàng với định hướng là tập trung chuyên sâu vào khách hàng, bên cạnh đó khai thác các thông tin của khách hàng như hành vi, nhu cầu, sở thích,… những yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được các điểm chạm trên hành trình mua hàng của khách hàng. Hiểu một cách rõ ràng hơn Inbound Sales là gì, cách bán hàng này tập trung mang tới cho khách hàng những giá trị, lợi ích cốt lõi giúp họ giải quyết vấn đề của bản thân. Những hoạt động này bao gồm giai đoạn trao đổi thông tin, tư vấn sản phẩm, hỗ trợ trong và sau quá trình mua hàng.
Các chiến lược bán hàng Inbound Sales hầu hết sẽ ưu tiên giải quyết nhu cầu của khách hàng thông qua từng giai đoạn của hành trình mua hàng như khai thác các thông tin chi tiết về khách hàng (trải nghiệm mua hàng, tương tác với thương hiệu hoặc người bán,…). Hiểu một cách đơn giản, thay vì tập trung vào việc chốt sales càng nhanh càng tốt, nhân viên Bán Hàng Inbound là những người đóng vai trò là nhà tư vấn, chăm sóc mối quan hệ khách hàng từ giai đoạn nhận thức, bên cạnh đó là xem xét hành trình của khách hàng đến khi kết thúc bán hàng và có thể hơn thế nữa …
2. Phân biệt Inbound Sales và Outbound Sales
Inbound Sales có thể coi là một trong những phương pháp bán hàng trái ngược hoàn toàn với phương pháp bán hàng truyền thống. Trong khi đó, ở phương pháp Outbound Sales, nhiệm vụ chính của người bán là thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm. Phương thức được sử dụng có thể là các cuộc gọi để cố gắng tiếp cận, nhưng hiệu quả thu lại không cao. Bởi cách bán hàng Outbound thường hạn chế thông tin về khách hàng, vì vậy người bán sẽ không hiểu khách hàng đang cần gì.
Tuy nhiên, quy trình bán hàng của doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn khi kết hợp cả 2 phương pháp Bán Hàng Inbound và Outbound.
Chiến lược bán hàng Inbound Sales | Chiến lược bán hàng Outbound Sales |
Tương tác 2 chiều giữa người mua và người bán | Tương tác 1 chiều |
Khách hàng là những người chủ động tìm đến doanh nghiệp qua các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, truyền hình,…. | Doanh nghiệp là những người đi tìm kiếm khách hàng và khách hàng tương tác một cách thụ động qua báo đài, banner, TVC, radio,… |
Doanh nghiệp đảm bảo và chú trọng để mang lại và cung cấp những giá trị hữu ích cho khách hàng thông qua những kênh nội dung như:BlogSEOEmail MarketingVideoEbooksCác kênh mạng xã hội | Doanh nghiệp tiếp cận khách hàng qua các kênh truyền thống như:TV, báo, đài,…Gọi điện thoạiTờ rơiCác biển quảng cáo |
Thu hút những người thực sự có nhu cầu mua. | Cố gắng tiếp cận nhiều khách hàng, kể cả những người không có nhu cầu |
Xem thêm: Sự phối hợp giữa Sales và Marketing trong Marketing Automation
3. Tại sao doanh nghiệp cần quan tâm đến Inbound Sales
Sau khi đã phần nào hiểu được Inbound Sales là gì, chúng ta cần hiểu rõ hơn những lợi ích mà Inbound Sales mang lại, cũng như việc tại sao doanh nghiệp cần quan tâm đến Inbound Sales. Những lợi ích đó có thể kể đến như:
- Chi phí thấp – Hiệu quả cao: Inbound Sales giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả nhất, bên cạnh đó là tăng hiệu quả là lợi ích như giảm chi phí so với tiếp thị truyền thống, tăng hiệu quả ROI,…
- Lợi ích vững bền theo thời gian: Inbound Sales tạo dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ bền chặt với khách hàng, tạo ra những giá trị và lợi ích vô cùng bền vững.
- Inbound Sales giúp tạo dựng lòng tin, xây dựng nhận thức về thương hiệu: Với những chiến lược thông qua Infographic, video, hình ảnh,… có đính kèm logo thương hiệu và doanh nghiệp cung cấp, khách hàng sẽ ngày càng tin tưởng và lựa chọn.
- Cung cấp các thông tin đầy đủ, chi tiết cho khách hàng
- Tập trung đúng đối tượng mục tiêu: Đối tượng mà Inbound Sales muốn hướng tới là những người thật sự có nhu cầu đang tìm giải pháp để tháo gỡ vấn đề của họ. Bởi lý do đó, những khả năng chuyển đổi và bán hàng khi thực hiện sẽ cao hơn.
4. 3 bước đơn giản giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược Inbound Sales hiệu quả
Khi đã hiểu rõ Inbound Sales là gì, các doanh nghiệp cần nắm chắc những bí quyết để xây dựng chiến lược Inbound Sales hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp thương hiệu đến gần với khách hàng và giúp giải đáp những nhu cầu, mong muốn của họ.
4.1 Xác định “Điểm chạm” trên hành trình khách hàng
3 bước xây dựng chiến lược Inbound Sales là gì? Bước đầu tiên có thể kể đến cần xác định “điểm chạm” trên hành trình khách hàng. Nhiều doanh nghiệp chủ quan với việc xác định “điểm chạm”, chỉ tập trung sức lực vào việc tạo doanh thu bán hàng thay vì lắng nghe khách hàng và hỗ trợ họ trong suốt quá trình mua hàng, điều đó sẽ khiến cả 2 bên không có tiếng nói chung. Hơn nữa, nhu cầu của khách hàng cũng không được giải quyết một cách triệt để nhất.
Với cách áp dụng chiến lược Inbound Sales đối với việc xác định “điểm chạm” của khách hàng, các nhà phân tích sẽ có thể xác định thị trường mục tiêu hiệu quả. Tiếp theo, người làm Inbound Sales có thể hiểu khách hàng hơn và khiến họ muốn tương tác thêm với nhân viên kinh doanh, điều này nhằm hiểu hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ.
4.2 Xây dựng quy trình tiếp cận và bán hàng trên hành trình mua hàng
Phương pháp tiếp theo giúp xây dựng hiệu quả Inbound Sales là gì? Sau khi hành trình mua hàng đã được xác định rõ, người bán có thể lên được chiến lược bán hàng Inbound hiệu quả. Chiếc lược đó là xây dựng quy trình bán hàng để phù hợp với hành trình mua hàng.
Dựa vào hành trình mua hàng, thương hiệu có thể xây dựng quy trình bán hàng dựa vào 4 giai đoạn sau:
- Nhận biết (Identify): Nhân viên bán hàng xác định những người lạ có thể gặp vấn đề hoặc có nhu cầu mà sản phẩm của doanh nghiệp có thể giải quyết. Những người lạ này sau đó sẽ trở thành khách hàng tiềm năng.
- Kết nối (Connect): Doanh nghiệp dùng thực hiện kế hoạch để kết nối với khách hàng bằng những thông điệp được cá nhân hóa phù hợp với ngành nghề, nhu cầu, mong muốn, sở thích, hành vi,… hoặc các mối quan hệ của khách hàng. Ví dụ, người bán có thể đưa ra lời khuyên, tư vấn cho khách hàng một cách miễn phí cũng như cung cấp tài liệu cho khách hàng để họ tìm hiểu thêm.
- Khám phá (Explore): Sau khi đã xác định và kết nối với những khách hàng tiềm năng, cũng như đã nắm rõ nhu cầu của họ, điều này sẽ giúp người bán tìm kiếm giải pháp và chứng minh cho họ thấy sản phẩm của mình có thể giúp ích cho khách hàng như thế nào.
- Tư vấn (Adv Inbound Sales): Doanh nghiệp sẽ biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng chi trả để mua sản phẩm đối với giai đoạn này.
Xem thêm: Top 9 dấu hiệu doanh nghiệp cần triển khai Inbound Marketing ngay hôm nay
4.3 Kết hợp với CRM để quản trị khách hàng hiệu quả
Nếu chỉ áp dụng 2 bước trên, các chiến lược Inbound Sales có thể vẫn sẽ chưa hoàn thiện và chưa đạt được hiệu quả tốt nhất. Để tối ưu hóa một cách triệt để nhất, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm CRM. Áp dụng phần mềm này vào Inbound Sales, người bán có thể xây dựng được quy trình và phân loại được khách hàng mục tiêu cũng như lưu trữ thông tin khách hàng một cách tốt nhất, phục vụ cho việc phục vụ và tư vấn khách hàng.
Các phương pháp áp dụng CRM có thể được sử dụng để Xây dựng quy trình bán hàng, Chấm điểm và phân bổ tiềm năng, kết nối đã nền tảng,…
Tóm lại, khi áp dụng các chiến lược Inbound Sales, những doanh nghiệp hay những người trong ngành sẽ có thể thu hút được khách hàng tiềm năng chất lượng, giữ chân khách hàng lâu hơn và phần nào giúp tiết kiệm được chi phí cho các hoạt động marketing và bán hàng. Hy vọng bài viết Navee vừa đưa ra có thể giúp ích một cách hiệu quả nhất.
Hãy để lại thông tin của bạn