CPE được xem là một thuật ngữ sử dụng trong ngành quảng cáo. Mô hình CPE được ứng dụng khá phổ biến trong các chiến dịch quảng cáo và mang hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc hiểu CPE là gì và áp dụng thành thạo cơ chế hoạt động là một điều không dễ dàng đối với các marketer. Cùng xem bài viết dưới đây từ Navee để hiểu rõ về CPE và tầm quan trọng của chúng trong chiến lược marketing nhé!
1. CPE là gì?
CPE được viết tắt từ Cost Per Engagement, nói đơn giản đây là chi phí quảng cáo cho mỗi lần người xem tương tác. Mô hình định giá quảng cáo CPE được sử dụng trong chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp, đây là chi phí nhà quảng cáo chi trả cho người dùng khi tương tác với bài đăng quảng cáo của họ.
CPE bao gồm mọi tương tác của người xem với quảng cáo như:
- Bày tỏ cảm xúc, bình luận
- Tạm dừng
- Tắt tiếng
- Chơi trò chơi
- Đăng ký dùng thử
- Nhận ưu đãi
- Đánh giá sản phẩm
- Chia sẻ lên mạng xã hội
- Xem ảnh và video
- Nhấp vào liên kết trang web
- Nhấn vào tên người bình luận hoặc nhấn thích bình luận ngay trong bài đăng quảng cáo.
Nhà quảng cáo có thể đặt giá thầu cho mỗi lần tương tác của mô hình tính phí CPE chẳng hạn như việc họ tương tác tích cực với quảng cáo như nhấn nút thích, nhấn vào trang web,…
Ví dụ cụ thể khi nhà quảng cáo chi trả tiền cho quảng cáo banner, loại quảng cáo này bao gồm nhiều kích thước khác nhau tùy vị trí dựa trên mô hình CPE. Nói cách khác, nhà quảng cáo khi xuất bản sẽ tạo nên nguồn thu nhập từ việc quảng cáo trên banner và nhận được sự tương tác của người xem bằng cách họ nhấn vào quảng cáo banner trong 2 giây.
2. Tầm quan trọng của CPE trong marketing
Hiểu CPE là gì, bạn có thể nhận thấy mô hình chi phí CPE này được ứng dụng khá thường xuyên trong các chiến lược marketing của doanh nghiệp và đem lại những lợi ích đáng kể như:
- Tăng tính sáng tạo và linh hoạt: CPE thể hiện chỉ số tương tác bài đăng nên sẽ giúp các nhà sáng tạo nội dung và nhà quảng cáo thúc đẩy sản lượng sản xuất nội dung và tối ưu chi phí quảng cáo giúp thương hiệu gia nhập vào xu hướng của thị trường.
- Tăng cao tương tác: Bất kỳ tương tác nào đều giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu và tạo cơ hội tiếp cận với người tiêu dùng. Vì thế CPE giúp cho các tương tác hiệu quả hơn và đóng góp vào quyết định mua hàng trong hành trình khách hàng hơn.
- Cải thiện ngân sách: Ngân sách được CPE ước tính rõ ràng và đảm bảo quảng cáo không lãng phí vô ích. Thông thường, doanh nghiệp phải chi trả cho quảng cáo có lượt tương tác và ngược lại nếu không có tương tác thì thương hiệu sẽ không bị mất đi phần ngân sách đó.
>>Xem thêm: Ads là gì? Tại sao Ads lại vô cùng quan trọng trong Marketing?
3. Cách tính chỉ số CPE
CPE được xem là chi phí quảng cáo hoạt động trên các nền tảng như Google Ads, Facebook Ads,… Để hình thức CPE được áp dụng hiệu quả, doanh nghiệp cần kết hợp đa yếu tố từ định dạng quảng cáo hình ảnh hoặc âm thanh, nội dung, chi phí thầu,…. Tất cả đều được thực hiện nhằm tăng tương tác với người xem với bài đăng quảng cáo của doanh nghiệp.
Xác định CPE không khó chỉ cần áp dụng công thức dưới đây:
CPE = Tổng chi phí đã chi/ Tổng số lần tương tác được đo lường
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp chỉ tính CPE của từng bài quảng cáo thì họ chỉ nhận được một nửa dữ liệu cần có. Vì thế, nhà quảng cáo cần tính chi phí cơ bản của CPE cần phải trả và dựa vào thông số của công thức sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được kết quả tương tác và sức ảnh hưởng của từng quảng cáo dựa trên tổng số người xem quảng cáo. Qua đó, nhà quảng cáo sẽ dễ dàng so sánh được sự chênh lệch về độ tương tác giúp cho các chiến dịch quảng cáo được cải thiện về nội dung cũng như điều chỉnh chi phí đẩy mạnh cho chiến dịch truyền thông.
4. Cách đo lường chỉ số CPE hiệu quả
Bên cạnh việc tính chi phí CPE, doanh nghiệp cần đo lường một số chỉ số quảng cáo khác để có một cái nhìn tổng quan hơn về mô hình quảng cáo.
4.1 Chỉ số tiếp cận – Reach
Công thức này được áp dụng dựa trên lượt thích, lượt bình luận và lượt chia sẻ trên nền tảng Facebook Ads, Google Ads,…
Reach = Organic Search + Paid Search + Viral Reach
Trong đó,
- Organic search: Lượt tiếp cận tự nhiên và không mất bất kỳ chi phí nào
- Paid search: Lượt tiếp cận thông qua quảng cáo trả phí
- Viral reach: Lượt tương tác dựa trên lượng tương tác của bạn bè trong danh sách
4.2 CPA (Cost Per Acquisition) – Chi phí chuyển đổi
Bên cạnh CPE, nhà quảng cáo có thể dựa vào các chỉ số đo lường khác như chi phí chuyển đổi CPA. Đây là mức chi phí mà nhà quảng cáo phải trả cho mỗi một khách hàng mới, có thể từ chi phí truyền thông, chi phí mỗi lần bán hàng cho khách hàng mới hoặc chi phí cho mỗi báo giá hoặc lượt tư vấn khách hàng.
4.3 CPC ( Cost Per Click) – Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột
Đây là mức chi phí mà nhà quảng cáo phải chi trả cho mỗi lần nhấp chuột từ một trang web quảng cáo giới thiệu đến một trang đích và thường từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,…
4.4 CPTM (Cost Per Targeted Mille) – Chi phí mỗi nghìn mục tiêu
Chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho mỗi một nghìn mục tiêu của quảng cáo. Mức chi phí này được tính dựa trên nhóm mục tiêu đối tượng quảng cáo mà doanh nghiệp đã xác định rõ.
4.5 CPM (Cost Per Thousand) – Chi phí cho mỗi nghìn lần hiển thị quảng cáo
CPM là chi phí cho mỗi một nghìn lần hiển thị quảng cáo của doanh nghiệp. Thông thường trước khi thiết lập quảng cáo, nhà quảng cáo sẽ đặt ra một mức giá thầu cho mỗi 1000 lần hiển thị mẫu quảng cáo tại những vị trí mà đối tượng mục tiêu dễ dàng bắt gặp.
>>Xem thêm: Quảng cáo Google – Cách thức đánh giá sự hiệu quả
5. Cách cải thiện chỉ số CPE để có một chiến dịch marketing hiệu quả
Để doanh nghiệp có một chiến dịch marketing hiệu quả, nhà quảng cáo có thể cải thiện chỉ số CPE theo 2 cách sau:
5.1 Tăng tương tác
Một bài đăng quảng cáo có thể tiếp cận được nhiều đối tượng và tạo ra những lượt tương tác tích cực cần đạt đủ các điều kiện sau:
- Đánh trúng tâm lý người xem
- Nội dung thu hút, bắt kịp xu hướng
- Khuyến khích mọi sự tương tác từ thích, bình luận và chia sẻ
- Call-To-Action hiệu quả
5.2 Giảm chi phí
Để quảng cáo CPE vẫn có tương tác nhưng tối ưu chi phí, cụ thể là giảm chi phí đáng kể thì nhà quảng cáo cần sử dụng tính năng A/B Testing để xác định đối tượng mục tiêu phù hợp nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xác định rõ các loại tương tác nào sẽ đem lại lợi ích về lợi nhuận cho doanh nghiệp và từ đó triển khai đẩy mạnh chúng.
Doanh nghiệp có thể cải thiện chỉ số CPE và chỉ số quảng cáo khác cùng Navee – Một trong những đơn vị đáng tin cậy trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu và quảng cáo. Navee với đội ngũ nhiều kinh nghiệm, chuyên nghiệp sẽ tư vấn và cung cấp cho các doanh nghiệp giải pháp tối ưu chi phí và mang lại hiệu quả cao nhất.
Hy vọng bài viết trên từ Navee đã cung cấp tất tần tật những thông tin về CPE, tầm quan trọng trong chiến dịch quảng cáo và làm thế nào để tối ưu mô hình CPE hiệu quả. Hy vọng doanh nghiệp có thể xem đây là những hành trang hữu ích trong những chiến dịch quảng cáo sắp tới và đạt được nhiều thành công trong việc tiếp cận khách hàng nhé!
Hãy để lại thông tin của bạn