CPD là gì? Tầm quan trọng của CPD đối với doanh nghiệp

0
(0)

Trong thời đại công nghệ hiện nay, nhu cầu quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp ngày một nâng cao. Tuy nhiên để việc quảng cáo đem lại hiệu quả tốt cho tình hình kinh doanh thì các công ty cần quan tâm đến CPD. Bài viết dưới đây của Navee sẽ chia sẻ về khái niệm CPD là gì cùng một số lợi ích vô cùng giá trị mà CPD mang lại cho doanh nghiệp.

1. CPD là gì? 

CPD được viết tắt từ Cost Per Duration, đây là một trong những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến thể hiện mức chi phí cho mỗi đơn vị thời lượng phát sóng. CPD là hình thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn áp dụng vào trong các chiến dịch quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới hoặc quảng cáo sự kiện quan trọng.

CPD là gì?
CPD là gì?

Ở mỗi chiến dịch quảng cáo CPD, doanh nghiệp phải chi ra một khoản nhất định để triển khai việc phát sóng chương trình quảng cáo vào một thời lượng nhất định trên các phương tiện truyền thông trực tuyến như Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok,…. Chi phí CPD này đảm bảo rằng việc quảng cáo sẽ được truyền tải đến đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

Mặt khác, chi phí CPD cho một chiến dịch quảng cáo thường tốn kém hơn so với những hình thức quảng cáo truyền thống khác. Đặc biệt, nhu cầu quảng cáo trên các kênh truyền thông mạng xã hội phổ biến sẽ khiến cho doanh nghiệp chi tiêu khá nhiều. Vì thế, bất kỳ doanh nghiệp nào áp dụng CPD cũng cần tính toán kỹ càng về chi phí và xây dựng một chiến lược quảng cáo hiệu quả để đảm bảo ngân sách được chi ra sẽ bù đắp được sự tăng trưởng doanh số và sự nâng cao thương hiệu của mình.

2. Đặc điểm của Cost Per Duration ADS

Hiểu được CPD là gì, doanh nghiệp và các nhà quảng cáo cần nắm rõ những đặc điểm cơ bản của CPD trong một chiến dịch quảng cáo để tối ưu hiệu quả.

  • CPD là mức chi phí quảng cáo được tính dựa vào thời lượng phát sóng, vị trí hiển thị và kích thước khung hình.
  • Tuy chi phí khá lớn nhưng CPD là hình thức quảng cáo quảng cáo hiệu quả vượt trội hơn so với những hình thức khác.
  • Chiến dịch CPD đạt nhiều hiệu quả hay không tùy vào năng lực đối tác thực hiện. 
  • Các kênh truyền thông hoặc trang web uy tín trở thành nơi quảng cáo rộng rãi và có tín hiệu quả cao hơn.
  • Tùy vào vị trí hiển thị quảng cáo CPD se mang đến kết quả khác nhau, chẳng hạn như khi doanh nghiệp thể hiện quảng cáo ở các vị trí chính và có kích thước to của trang web sẽ rất tốt để tiếp cận đến với người dùng.
Đặc điểm của CPD
CPD có nhiều đặc điểm khác so với các hình thức quảng cáo khác

3. Lợi ích khi áp dụng CPD 

Thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khiến đa số các doanh nghiệp đều chọn quảng cáo là hình thức quảng bá thương hiệu và tiếp cận được đến với khách hàng tiềm năng.

Dưới đây là một số lợi ích CPD đem đến sự phát triển của doanh nghiệp:

  • Nhờ độ phủ mạnh mẽ của quảng cáo CPD giúp cho doanh nghiệp dễ dàng giới thiệu thương hiệu, ghi dấu hình ảnh của mình trong tâm trí của một số khách hàng tiềm năng.
  • Độ tin cậy của doanh nghiệp được khẳng định khi lựa chọn quảng cáo CPD tại các trang web uy tín và khiến cho khách hàng an tâm, tin tưởng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.
  • Sử dụng hình thức quảng cáo CPD trực tuyến (online) do hành vi của người tiêu dùng hiện nay dành nhiều thời gian trên Internet và các nội dung số chính là giúp doanh nghiệp nhanh chóng kết nối và tạo sự tương tác với nhiều người tiêu dùng hơn.

Về cơ bản, nếu doanh nghiệp không sử dụng quảng cáo sẽ làm cho thương hiệu trở nên nhạt nhòa trong tâm trí khách hàng và làm suy giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thêm vào đó, việc không sử dụng CPD sẽ khiến doanh nghiệp bỏ qua cơ hội tương tác với một lượng lớn khách hàng tiềm năng cũng như ngân sách, doanh thu và sự phát triển sẽ bị kìm hãm.

Lợi ích của CPD
CPD mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp áp dụng

4. Khi nào doanh nghiệp của bạn nên áp dụng CPD 

Từ những thông tin trên cho thấy CPD là một hình thức quảng cáo tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay. Từ đó doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và xây dựng được hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng cũng như tăng trưởng doanh thu nhanh chóng.

Tuy nhiên, điều duy nhất khiến các doanh nghiệp e ngại trong việc sử dụng CPD chính là chi phí quảng cáo khá cao. Vì thế doanh nghiệp thường cân đong đo đếm kỹ càng để đạt được hiệu quả cao nhất.

Trước khi triển khai quảng cáo CPD, doanh nghiệp cần phân tích thị trường và đưa ra kế hoạch quảng cáo chi tiết. Để quảng cáo CPD tối ưu chi phí tốt nhất, doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng trong một số thời điểm thích hợp:

  • Quảng bá thương hiệu ở giai đoạn mới ra mắt trên thị trường nhằm giới thiệu brand name và ghi dấu trong tâm trí khách hàng tiềm năng.
  • Quảng bá sản phẩm và dịch vụ mới của thương hiệu nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
  • Triển khai các chương trình khuyến mãi trong từng giai đoạn ngắn nhằm kích thích hành vị mua sắm của khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
Khi nào nên áp dụng CPD?
Doanh nghiệp cần chọn thời điểm thích hợp để áp dụng CPD

5. Một số lưu ý khi áp dụng CPD cho doanh nghiệp của mình

Với quảng cáo CPD, doanh nghiệp và nhà quảng cáo cần lưu ý một số điều quan trọng sau: 

5.1. Ưu tiên quảng cáo bằng hình ảnh hoặc video

Hầu hết các quảng cáo bằng hình ảnh hoặc video clip sẽ dễ dàng thu hút và đi vào trong tâm trí của người xem tốt hơn các quảng cáo có quá nhiều chữ. Tuy vậy, doanh nghiệp vẫn cần sử dụng nội dung bằng chữ cho quảng cáo CPD nhưng cần điều chỉnh ngắn gọn, đúng trọng tâm, không quá điệu và thể hiện bằng các phông chữ đơn giản, dễ đọc.

5.2. Nội dung sản phẩm chỉn chu và thu hút

Bất kỳ quảng cáo CPD nào đều cần được đầu tư từ nội dung cho đến hình ảnh sao cho thật đầy đủ, thu hút được tâm trí người xem. Bên cạnh đó, nội dung cần mang một thông điệp cụ thể phù hợp với giá trị sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mang đến cho khách hàng. Bên cạnh đó, quảng cáo CPD luôn được tính phí dựa trên thời lượng hiển thị nên doanh nghiệp cần xác định khung hình và triển khai chiến lược nội dung đúng đắn để gây ấn tượng trong lòng cho người xem từ lần đầu xem quảng cáo. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng đến yếu tố tích cực, từ ngữ và hình ảnh biểu thị không mang tính xúc phạm hay phân biệt để tránh nhận nhiều ý kiến trái chiều cho thương hiệu.

5.3. Cân đối thời lượng hiển thị hợp lý

Khi quảng cáo quá dài dòng sẽ gây sự nhàm chán, mất kiên nhẫn cho người xem. Ngược lại nếu quảng cáo quá ngắn, người xem sẽ có cảm giác bị hụt hẫng và để lại ấn tượng không tốt.

Vì thế khi doanh nghiệp lựa chọn áp dụng quảng cáo CPD dưới định dạng video clip thì cần xem xét thời lượng quảng cáo sao cho cô đọng, ngắn gọn nhưng vẫn truyền tải đầy đủ ý nghĩa thương hiệu mong muốn. 

Cơ bản các quảng cáo sẽ đặt ra vấn đề, tình tiết hấp dẫn gây nên sự tò mò thắc mắc để người xem có thể nán lại vài giây để tìm hiểu.

5.4. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Để tối ưu được mức chi phí quảng cáo CPD và giúp doanh nghiệp tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng chính là xác định rõ chân dung khách hàng mục tiêu. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc sáng tạo nội dung cũng như lựa chọn địa điểm hiển thị phù hợp nhất.

Bài viết trên đây từu Navee là tất tần tật về khái niệm CPD và tầm quan trọng của CPD đối với doanh nghiệp. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp cho doanh nghiệp và các nhà quảng cáo có thể áp dụng vào những chiến dịch quảng bá thương hiệu trong tương lai nhé. Chúc bạn thành công!

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    ĐĂNG 
    close-link