Chỉ số CPA là gì – Lợi ích của CPA trong Digital Marketing

5
(1)

CPA được coi là một trong những chỉ số khá quen thuộc với Marketers, đặc biệt là những người làm Affiliate Marketing và quảng cáo Online. Bởi khi sử dụng công cụ đo lường này, các doanh nghiệp có thể nắm bắt được hiệu quả trong các chiến dịch Marketing của mình. Từ đó sẽ giúp xây dựng được các chiến lược phù hợp để có thể tối ưu chuyển đổi và tiết kiệm chi phí. Cùng Navee tìm hiểu ý nghĩa của chiến dịch CPA nhé. 

1. CPA là gì 

CPA hay còn gọi là Cost Per Aquisition, được hiểu là chi phí cho mỗi lần thực hiện hành động. Những hành động ở đây có thể hiểu là mua hàng, điền mẫu đăng ký, tham gia sự kiện, tải phần mềm,… sau khi một ai đó hoặc sau khi thực hiện hành động click vào một banner được đặt tại trang liên kết.

1.1. Định nghĩa 

Cost per Acquisition (CPA) là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng trong lĩnh vực Marketing Online. Chỉ số này sẽ giúp đo lường các loại chi phí mà doanh nghiệp cần chi trả để có thể thuyết phục được khách hàng tiềm năng, thực hiện các hành động chuyển đổi thành công. 

định nghĩa cpa

CPA là chỉ số quan trọng đối với doanh nghiệp

Một số ví dụ về việc doanh nghiệp cần đầu tư cho các hành động của khách hàng hay còn gọi là CPA như: Đăng ký dùng thử sản phẩm, đăng ký tư vấn, đăng ký để tham dự sự kiện,… CPA sẽ cho phép kiểm soát các loại chi phí quảng cáo dành cho các mục tiêu Marketing cụ thể. 

1.2. Các hình thức CPA 

Hiện nay, CPA đang có 3 hình thức tính phí cơ bản, có thể kể đến là:

  • CPS (Cost per Sale): Đây là chi phí cho mỗi lượt khách hàng mua hàng. Hiểu một các dễ dàng hơn là chi phí để có được 1 đơn hàng.
  • CPL (Cost per Lead): Đây là chi phí cho mỗi lượt khách hàng để lại thông tin.
  • CPI (Cost per Install): Chi phí cho mỗi lượt khách hàng cài đặt ứng dụng. Chỉ số này vô cùng quan trọng đối với các công ty phát triển phần mềm, ứng dụng, đặc biệt là các công ty Startup về công nghệ.
các hình thức cpa

CPA có 3 loại hình thức chính

Những hình thức CPA này sẽ mang lại hiệu quả rất lớn nếu doanh nghiệp đang có một website với lượng truy cập lớn, bên cạnh đó là sở hữu tệp khách hàng có khả năng chuyển đổi cao hoặc có các chiến dịch Marketing có mục tiêu có thể đo lường một cách rõ ràng nhất. 

1.3. Cách tính chỉ số CPA 

Chỉ số CPA được tính dựa trên công thức như sau: 

CPA = Tổng ngân sách quảng cáo : số lượng hiển thị quảng cáo * CTR * CR

Trong đó:

CTR ( Click Through Rate) là tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo

CR (Conversion Rate) là tỷ lệ chuyển đổi

cách tính cost per aquisition

Cách tính chỉ số CPA

2. Lợi ích của CPA với Digital Marketing 

Khác với những hình thức quảng cáo truyền thống, CPA sẽ giúp mang đến lựa chọn tối ưu hơn cho các doanh nghiệp, bởi sẽ nhắm đúng vào những khách hàng tiềm năng, đang có nhu cầu. Thực hiện CPA trong Marketing sẽ giúp xây dựng chiến lược, kế hoạch tiếp thị hiệu quả, bên cạnh đó là tạo được danh sách khách hàng tiềm năng vô cùng chất lượng.

2.1. Với nhà quảng cáo 

CPA giúp các nhà quảng cáo đưa ra những giải pháp hiệu quả để có thể giải quyết bài toán kinh doanh. Cụ thể, với CPA, họ sẽ có thể biết đã chi ra bao nhiêu và thu về bao nhiêu bằng những con số rõ ràng. Không chỉ có vậy, CPA còn cho thấy hiệu quả của Affiliate Marketing. Nguyên nhân là vì các nhà làm quảng cáo chỉ phải chi trả chi phí khi khách hàng đã hoàn thành một hành động nào đó.

lợi ích với nhà quảng cáo

CPA đem đến lợi ích lớn với nhà quảng cáo

2.2. Với nhà phân phối 

Có thể hiểu, Affiliate Marketing chính là nhà phân phối được nhắc đến ở đây, những người sẽ chỉ nhận được tiền khi người sử dụng hoàn thành hành động. Rất khó để khách hàng có thể chấp nhận làm theo yêu cầu của quảng cáo. Tuy nhiên, việc này sẽ đem lại lợi ích vô cùng lớn đối với nhà phân phối.

>>Xem thêm bài viết: CPR trong Marketing là gì? – Những điều mà bạn cần biết về CPR

2.3. Với khách hàng 

Khách hàng cũng là những người sẽ nhận được khá nhiều lợi ích thông qua CPA. Một số lợi ích phải kể đến khi thực hiện hành động qua CPA như được hỗ trợ, tiếp cận các chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng,… và những ưu đãi đặc biệt khác của nhà quảng cáo. Không chỉ có vậy, việc tiếp cận đúng mục tiêu sẽ giúp người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm phù hợp với họ hơn.

lợi ích cpa với khách hàng

Khách hàng cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích thông qua CPA

3. Cách tối ưu chỉ số CPA cho doanh nghiệp 

3.1. Đầu tư cho nội dung quảng cáo 

Các nội dung quảng cáo nếu như được đầu tư kỹ lưỡng sẽ giúp tối ưu CPA. Bởi nếu phải xem 1 nội dung không thu hút hay đúng insight khách hàng, họ sẽ không muốn thực hiện bất cứ hành động chuyển đổi nào. Như vậy chi phí để có thể chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng cũng sẽ tăng lên đáng kể.

tối ưu cpa bằng cách đầu tư cho nội dung quảng cáo

Đầu tư vào quảng cáo sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp

Nếu muốn nội dung quảng cáo thu hút hơn, có thể kích thích sự tò mò của khách hàng bằng việc không tiết lộ quá nhiều về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Chỉ cần đảm bảo yếu tố nổi bật những lợi ích của sản phẩm/dịch vụ đó một cách rõ ràng và thuyết phục để thu hút nhiều khách hàng hơn.

3.2. “Điều hướng” cảm xúc khách hàng bằng CTA 

Sau khi đã chinh phục thành công kể cả những vị khách khó tính nhất, bằng những nội dung quảng cáo cuốn hút, doanh nghiệp cần điều hướng cảm xúc của khách hàng thành những hành động cụ thể. Nút Call to Action (CTA Button) là công cụ vô cùng cần thiết để hỗ trợ vấn đề này. Một CTA hấp dẫn sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi của quảng cáo lên tới 30%.

>>Xem thêm bài viết: Chỉ số CPC là gì – Cách tối ưu chỉ số CPC trong quảng cáo

3.3. Chăm chút cho Landing Page 

Landing Page được xem là thuật ngữ phổ biến trong hoạt động Digital Marketing. Đây là công cụ phổ biến và đắc lực để chuyển đổi những người truy cập thành lead. Với đặc điểm là một trang web độc lập, được tạo riêng cho một chiến dịch tiếp thị hoặc quảng cáo, Landing Page có nội dung tập trung, giúp nhằm thu hút và có thể dẫn dắt người đọc thực hiện mục tiêu chuyển đổi cụ thể theo ý muốn của doanh nghiệp.

chăm chút cho landing page

Landing Page đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động CPA

3.4. Đặt giá thầu CPA mục tiêu 

Một trong những hình thức hiệu quả nhất để kiểm soát chi phí CPA cho quảng cáo, đó chính là đặt giá thầu CPA mục tiêu. Mục đích của việc đặt giá thầu chính là tối đa hóa giá trị chuyển đổi cho doanh nghiệp. Cụ thể, khi triển khai chiến lược giá thầu CPA mục tiêu, doanh nghiệp sẽ cần đặt ra chi phí trung bình mà họ muốn trả cho mỗi lượt chuyển đổi. Khi khách hàng tìm kiếm và truy cập một nội dung phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp, Google Ads sẽ sử dụng CPA mục tiêu để đặt giá thầu dựa trên khả năng chuyển đổi của phiên đấu giá đó. Google Ads sẽ cố gắng giữ cho chi phí mỗi lượt chuyển đổi bằng với CPA mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt.

3.5. Cải thiện điểm đánh giá của Google

Việc cải thiện chất lượng điểm đánh giá của Google là một trong những cách hiệu quả để tối ưu CPA và tối đa lợi ích thu về từ các chiến dịch quảng cáo. Điểm chất lượng Google càng cao sẽ càng giúp quảng cáo được hiển thị ở vị trí tốt và đồng thời cũng sẽ làm giảm giá thầu, điều này sẽ giúp nhà quảng cáo tiết kiệm chi phí bỏ ra cho mỗi lượt chuyển đổi của khách hàng. Các nhà tiếp thị có thể tìm kiếm các nhóm từ khóa liên quan nhất đến sản phẩm và doanh nghiệp của mình và tối ưu chúng trong quảng cáo. Như vậy, Google sẽ đánh giá quảng cáo dựa trên mức độ liên quan giữa các quảng cáo trong nhóm với nhau và phân phối chúng một cách hợp lý nhất.

cải thiện điểm đánh giá của google

Cần đầu tư các từ khóa chính xác để cải thiện chất lượng điểm Google

4. Kết luận

CPA được coi là một trong những công cụ hữu ích, giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chi phí và giảm thiểu những vấn đề không cần thiết liên quan đến các hoạt động quảng cáo và Marketing. Navee mong rằng qua bài viết vừa rồi, các doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu rộng hơn để có thể sử dụng các chỉ số đo lường, đặc biệt là chỉ số CPA một cách hiệu quả nhất.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    ĐĂNG 
    close-link