Truyền thông marketing tích hợp – IMC (Integrated Marketing Communication) là những hoạt động truyền thông mang tính phối hợp và gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm chuyển giao một thông điệp rõ ràng, nhất quán đến khách hàng mục tiêu. Trong IMC, có nhiều công cụ khác nhau mà doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng tuỳ thuộc vào mục đích, nhu cầu và ngân sách. Bài viết hôm nay, Navee sẽ giới thiệu đến quý doanh nghiệp top 8 trong số các công cụ truyền thông marketing hiệu quả nhất và được đánh giá cao.
1. Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing)
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống, tiếp thị kỹ thuật số là một trong các công cụ truyền thông marketing hàng đầu giúp doanh nghiệp tạo nên những chiến dịch thành công.
Tiếp thị kỹ thuật số, hay còn gọi là tiếp thị trực tuyến (Digital Marketing), là phương pháp quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu thông qua các kênh trực tuyến. Một số kênh trực tuyến phổ biến là: công cụ tìm kiếm Google, website, mạng xã hội, email, hội thảo trực tuyến và ứng dụng di động.
So với các công cụ truyền thông marketing truyền thống, Digital Marketing là cách thức tiếp thị tận dụng được sức mạnh công nghệ kỹ thuật, môi trường trực tuyến và các công cụ, phần mềm hỗ trợ với nhiều ưu điểm vượt trội. Tiếp thị kỹ thuật số có thể áp dụng trong rất nhiều chiến lược marketing khác nhau. Ví dụ như:
- Quảng bá sản phẩm và dịch vụ mới
- Thâm nhập thị trường mới
- Tăng mức độ nhận diện sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu doanh nghiệp.
- Theo đuổi khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Xây dựng mối quan hệ khách hàng, tạo dựng lòng trung thành và mức độ yêu thích.
Doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược tiếp thị kỹ thuật số qua nhiều hình thức khác nhau, xây dựng kế hoạch theo mục tiêu, kênh, đối tượng mục tiêu và ngân sách.Một số loại hình Digital Marketing là: Tối ưu công cụ tìm kiếm SEO; Tiếp thị nội dung; Email marketing; Tiếp thị qua mạng xã hội,…
2. Quảng cáo (Advertising)
Quảng cáo là một hình thức truyền thông marketing trả phí để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đến đối tượng khách hàng. Mục tiêu là tăng nhận biết, thúc đẩy thực hiện hành động mua hàng.
Quảng cáo là một trong các công cụ truyền thông marketing có khả năng tạo ra hình ảnh hoặc tính cách thương hiệu một cách nhanh chóng và thuyết phục. Vì thế, công cụ này được biết đến nhiều nhất và được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng để quảng bá sản phẩm đến gần hơn với nhu cầu của người tiêu dùng.
Chi phí dành cho quảng cáo thường đắt đỏ hơn so với các công cụ truyền thông marketing khác, phụ thuộc vào kênh truyền thông mà doanh nghiệp đã chọn. Hiện nay, quảng cáo có thể xuất hiện với nhiều hình thức như:
- Quảng cáo truyền thống qua đài truyền hình, đài phát thành, billboard, tờ rơi,..
- Quảng cáo qua mạng xã hội như Facebook Ads, Tik Tok Ads, Zalo Ads,…
- Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm như Google Search, Youtube,…
3. Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
Direct marketing hay Tiếp thị trực tiếp là một hình thức tiếp thị sản phẩm trực tiếp tới khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Mục đích là tạo ra những phản hồi tại ngay thời điểm giao dịch và tăng doanh số bán hàng.
Một số hình thức marketing trực tiếp thường thấy là: Tiếp thị qua điện thoại (Telesales Marketing), Tiếp thị qua email (Email Marketing), Bán hàng trực tiếp,… Hiệu quả tạo ra doanh thu nhanh chóng là ưu điểm lớn nhất của marketing trực tiếp khi so sánh với các công cụ truyền thông marketing khác. Một số doanh nghiệp áp dụng công cụ này rất thành công là Tupperware, Nutrimetics và Amway.
Tiếp thị trực tiếp có thể tăng tính thuyết phục, thúc đẩy khách hàng mau chóng ra quyết định nên thường được kết hợp đồng thời với các công cụ truyền thông khác trong phễu khách hàng. Mục tiêu là tối ưu được các lead mà những công cụ khác đem về. Ví dụ như quảng cáo Facebook thu hút khách hàng đến cửa hàng và ngay sau đó sẽ được nhân viên tư vấn tại chỗ.
4. Xúc tiến bán hàng (Sales Promotion)
Xúc tiến bán hàng là những hoạt động tiếp thị cung cấp thêm giá trị, tạo động lực cho lực lượng bán hàng, nhà phân phối hoặc dành cho người tiêu dùng cuối cùng để thúc đẩy doanh số bán hàng. Sales promotion được chia thành hai loại chính:
- Khuyến mại định hướng người tiêu dùng: hướng đến người dùng cuối cùng của sản phẩm, dịch vụ để khuyến khích họ mua hàng ngay lập tức. Doanh nghiệp thường tạo ra các hình thức khuyến mại như: giảm giá trực tiếp, quà tặng kèm, tổ chức cuộc thi, rút thăm trúng thưởng,…
- Khuyến mại định hướng thương mại: hướng đến các trung gian tiếp thị như nhà bán buôn, nhà phân phối và nhà bán lẻ. Mục tiêu là để nhóm trung gian này sẽ ưu tiên quảng bá sản phẩm của công ty. Ví dụ như chính sách hoa hồng, phụ cấp khuyến mại, cuộc thi bán hàng, triển lãm thương mại,…
Xúc tiến bán hàng là một trong các công cụ truyền thông marketing lâu đời nhưng có hiệu quả cao nên được nhiều doanh nghiệp áp dụng thường xuyên. Chương trình khuyến mãi không chỉ giúp thu hút được lượng lớn khách hàng, tạo ra doanh số mà còn xây dựng được mối liên kết bền vững hơn cho các kênh trung gian giữa doanh nghiệp và khách hàng.
5. Personal Selling (Bán hàng cá nhân)
Bán hàng cá nhân là là hình thức bán hàng trực tiếp giữa người với người, trong đó người bán cố gắng hỗ trợ hoặc thuyết phục những người mua tiềm năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
Khi thực hiện bán hàng cá nhân, người bán hàng có thể thấy rõ thái độ và cảm nhận của khách hàng về sản phẩm của mình ngay lập tức. Nhờ đó người bán sẽ có một chiến lược bán hàng phù hợp và thuyết phục cho từng khách hàng khác nhau. Cùng với sự phát triển của công nghệ và trực tuyến, bán hàng cá nhân còn được triển khai qua các công cụ hỗ trợ như điện thoại, email, website,… Tuy có một số hạn chế nhất định về tiếp xúc, song bán hàng cá nhân vẫn đem lại hiệu quả cao nhờ xây dựng nên mối liên kết giữa người với người.
So với các công cụ truyền thông marketing khách, bán hàng cá nhân chịu nhiều tác động khác nhau liên quan đến con người. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xây dựng được một đội ngũ bán hàng đáp ứng tiêu chuẩn, không chỉ hiểu biết sản phẩm dịch vụ mà còn có kỹ năng thuyết phục khách hàng và ứng biến linh hoạt với nhiều trường hợp khác nhau.
6. Quan hệ công chúng (Public Relations)
Quan hệ công chúng trong truyền thông marketing được hiểu là các phương thức, hoạt động giao tiếp mà doanh nghiệp thực hiện để mở rộng sự hiểu biết, xây dựng và phát triển mối quan hệ tích cực với các đối tác, cộng đồng. Một số loại hình quan hệ công chúng thường thấy là: gây quỹ, tài trợ cho các sự kiện, tổ chức họp báo, viết bài PR,…
Khác với các công cụ truyền thông marketing khác tập trung trực tiếp tạo ra kết quả kinh doanh, quan hệ công chúng sẽ thúc đẩy gián tiếp thông qua quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp. Những loại hình PR doanh nghiệp chọn lựa sẽ tạo ra mối liên kết của doanh nghiệp trong cộng đồng, thể hiện được câu chuyện, uy tín, trách nhiệm và các cam kết liên quan.
Xây dựng quan hệ công chúng là cách thức để doanh nghiệp tạo dựng lòng tin tưởng, sự quan tâm, duy trì mức độ nhận biết và lòng trung thành từ khách hàng mục tiêu.
7. Tài trợ (Sponsorship)
Tài trợ là một công cụ marketing nhằm hỗ trợ tài chính của doanh nghiệp cho một dự án cụ thể, đổi lại doanh nghiệp nhân được lợi ích quảng bá thương hiệu. Danh mục tài trợ rất đa dạng, gồm nhiều loại hình và lĩnh vực khác nhau như: chương trình cộng đồng, triển lãm nghệ thuật, sự kiện thể thao, tổ chức cuộc thi, dự án môi trường và chăm sóc sức khỏe,….
Quảng cáo cho thương hiệu tài trợ được thực hiện qua nhiều hình thức như: banner, logo về sản phẩm, các bài viết thông báo trên mạng xã hội và website chương trình, sự kiện quảng bá thương hiệu, vị trí xuất hiện trong các hội nghị trực tiếp,…
Hoạt động tài trợ là một trong các công cụ truyền thông marketing hướng đến việc xây dựng thương hiệu rất hiệu quả. Tuỳ thuộc vào quy mô dự án nhận tài trợ, doanh nghiệp nhận được các lợi ích như: tăng mức độ nhận biết, tiếp cận nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể, gia tăng tỷ lệ yêu thích thương hiệu và củng cố vị thế thương hiệu trên thị trường.
8. Tiếp thị trên mạng xã hội (Social media marketing)
Sự bùng nổ của các mạng xã hội mở ra một tiềm năng to lớn cho hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp thông qua các nền tảng này. Tiếp thị trên mạng xã hội là những hoạt động của doanh nghiệp triển khai trên các nền tảng mạng xã hội nhằm quảng bá về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu.
So với các công cụ truyền thông marketing khác, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, lượng người dùng tăng liên tục đã cung cấp cho các công ty một cách tiếp cận khách hàng hoàn toàn mới. Không chỉ giúp thúc đẩy các hoạt động bán bán hàng, mà còn là khả năng gắn kết với khách hàng hiện tại nhờ quảng bá những thông điệp, văn hóa, sứ mệnh hay bản sắc riêng của doanh nghiệp.
Một số mạng xã hội hiện có lượng người dùng lớn mà doanh nghiệp ưu tiên triển khai tiếp thị có thể kể đến là: Facebook. Instagram, Tik Tok, Youtube, Zalo, Linked In. Các chiến dịch social media marketing doanh nghiệp có thể triển khai là:
- Chiến lược xây dựng nội dung
- Chiến lược quảng cáo trả phí
- Liên kết giữa tiếp thị mạng xã hội với các hình thức khác như: tối ưu công cụ tìm kiếm SEO, quảng cáo trả phí PPC, tiếp thị liên kết Affiliate Marketing,…
Trên đây, Navee Agency đã giới thiệu đến quý doanh nghiệp các công cụ truyền thông marketing phổ biến và có hiệu quả cao. Trên cơ sở xem xét đặc điểm của mỗi công cụ và mục tiêu tiếp thị, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn các công cụ phù hợp nhất để triển khai.
Hãy để lại thông tin của bạn