Doanh nghiệp của bạn đã biết các chiến thuật thúc đẩy khách hàng chuyển đổi trên website thương mại điện tử đem lại hiệu quả cao chưa? Hãy cùng Navee tìm hiểu Top 5 chiến thuật giúp gia tăng tỉ lệ chuyển đổi của người dùng trên website thương mại điện tử sau đây nhé!
Email Marketing
Marketing bằng email là một hình thức tốn ít chi phí mang lại hiệu quả cao nhưng thường bị bỏ quên. Khi mỗi ngày, người dùng bị quá tải với hàng ngàn thông tin không chọn lọc xuất hiện trên Facebook, Instagram,…thì một email với nội dung gần gũi, gửi trực tiếp đến người dùng sẽ tạo nên sự tương tác mật thiết hơn.
Ngoài ra, email marketing cho bạn không gian tự do hơn để truyền tải được những nội dung doanh nghiệp mong muốn mà không sợ bị vi phạm quy tắc cộng đồng như các nền tảng mạng xã hội khác. Đây là một trong những chiến thuật thúc đẩy khách hàng chuyển đổi mang lại hiệu quả cao được các thương hiệu bán lẻ lẫn B2B áp dụng bền vững.
Tuy nhiên, hiệu quả của email marketing mang lại không phải chỉ ngày một ngày hai mà thấy được. Email marketing đem lại hiệu quả về lâu dài, vì vậy doanh nghiệp cần thực hiện xuyên suốt khoảng thời gian dài, có kế hoạch cụ thể.
Các dịp để doanh nghiệp gửi email cho khách hàng:
- Email cảm ơn ngay sau khi khách vừa mua hàng.
- Gửi thông tin về khuyến mãi/quà tặng vào các dịp ưu đãi.
- Gửi thông tin hữu ích về sản phẩm mới hoặc tin tức mới về công ty.
- Email chúc mừng sinh nhật khách hàng.
Triển khai chương trình Flash sale
Ngày nay với các từ ngữ như Flash sale, siêu sale ngập sàn,…đã không còn xa lạ trên với người dùng trên các sàn thương mại điện tử. Nhất là vào những dịp đặc biệt như cuối năm, dịp lễ,…chương trình Flash sale của các sàn thương mại điện tử càng trở nên rầm rộ hơn.
Vào những ngày có các chương trình ưu đãi, doanh số các cửa hàng online đều tăng mạnh. Tuy nhiên, để đạt doanh số cao bạn cần đưa ra các chiến lược hấp dẫn để kích thích sự mua hàng của người tiêu dùng.
Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện chiến dịch Flash sale để đem lại hiệu quả cao:
- Nội dung chương trình khuyến mãi được thể hiện rõ ràng như thời gian, loại sản phẩm, hình thức.
- Slogan ngắn gọn, gây ấn tượng, dễ dàng kêu gọi khách hàng CTA (call to action).
- Thời gian diễn ra ngắn, cụ thể, mang tính gấp rút.
Xây dựng chatbot
Chatbot là giải pháp kinh doanh không thể thiếu trong chiến thuật thúc đẩy khách hàng chuyển đổi trên website thương mại điện tử. Chatbot giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi của khách hàng một cách tự động và nhanh chóng, giúp nâng cao dịch vụ tư vấn chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.
5 bước xây dựng chatbot
Bước 1: Khảo sát
Thực hiện khảo sát để xác định nhóm khách hàng tiềm năng thông qua Facebook Page Insights hoặc Google Analytics, tùy thuộc nơi bạn xây dựng chatbot là Facebook hay website.
Bước 2: Lựa chọn nền tảng tạo chatbot
Hiện nay có rất nhiều nền tảng chatbot miễn phí được sử dụng phổ biến như: Chatfuel, Messnow, Manychat, Chattypeople,…Tùy vào mục đích kinh doanh để lựa chọn nền tảng tạo chatbot phù hợp cho doanh nghiệp.
Bước 3: Xây dựng kịch bản chatbot
Xây dựng kịch bản chatbot để thực hiện hai nhiệm vụ chính là hiểu được nhu cầu người dùng và đưa ra câu trả lời để thôi thúc họ lựa chọn câu trả lời đó.
Bước 4: Phân tích, theo dõi
Phân tích và theo dõi để tạo cơ sở dữ liệu liên quan đến khách hàng, từ đó đưa ra các tính năng chăm sóc khách hàng phù hợp. Ngoài ra, theo dõi để kịp thời xử lý khi chatbot xảy ra sự cố.
Bước 5: Bảo trì
Bảo trì thường xuyên để đảm bảo hệ thống chatbot luôn hoạt động ổn định.
Chương trình tặng quà hoặc mẫu thử miễn phí
Chương trình tặng quà hoặc mẫu thử miễn phí luôn thu hút được đông đảo sự chú ý của mọi người dù là hình thức online hay offline, bởi tâm lý tự nhiên con người rất thích những thứ được miễn phí. Hãy kết hợp chương trình “quà tặng miễn phí khi mua hàng” để thu hút khách hàng mua sản phẩm. Lưu ý quà tặng phải được đầu tư về hình thức lẫn chất lượng để hấp dẫn khách hàng chứ không nên tặng quà cho có.
Hợp tác với các KOLs/ Influencers
Các nhãn hàng hợp tác với các KOLs/Influencers ngày nay đang trở nên rất phổ biến. Việc lựa chọn KOLs phù hợp đem lại hiệu quả trong chiến thuật thúc đẩy khách hàng chuyển đổi trên nền tảng thương mại điện tử.
KOLs cũng được chia thành nhiều nhóm khác nhau, tùy thuộc vào ngân sách cũng như văn hóa của doanh nghiệp để lựa chọn KOLs phù hợp.
- Social celebrities – Người nổi tiếng: Đây là những người rất nổi tiếng hoạt động trong giới giải trí, có thương hiệu cá nhân riêng, sở hữu lượng fan hâm mộ lớn (trên 1 triệu fans) và có tầm ảnh hưởng. Tuy nhiên, chi phí dành cho các celeb rất cao, thường chỉ các thương hiệu lớn mới có đủ ngân sách để hợp tác với họ.
- Macro influencers – Người ảnh hưởng lớn (vĩ mô): Thường macro influencers là những chuyên gia nổi bật về một lĩnh vực nào đó, họ là những người tạo ra xu hướng mới, có khả năng thay đổi định kiến, ảnh hưởng đến một nhóm cộng đồng nhất định. Nếu thương hiệu xác đã định được nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể thì việc lựa chọn macro influencers để quảng bá thương hiệu tới nhóm khách hàng đó là ý tưởng tuyệt vời.
- Micro influencer – Người ảnh hưởng siêu nhỏ: Đây là nhóm influencer có tầm ảnh hưởng đến một nhóm nhỏ hơn so với các celeb và macro influencers. Hiện nay các micro influencers xuất hiện nhiều trên các mạng xã hội, vì vậy chi phí để hợp tác cùng các micro influencers khá phù hợp với các doanh nghiệp còn hạn chế về ngân sách.
Navee hy vọng Top 5 chiến thuật thúc đẩy khách hàng chuyển đổi trên website thương mại điện tử trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn gặt hái được nhiều thành công trong năm 2022!
Hãy để lại thông tin của bạn