Chiến lược sản phẩm là thuật ngữ chuyên dùng để mô tả về tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp đối với một sản phẩm nào đó. Chiến lược này sẽ thể hiện tất cả những lý do đằng sau tất cả công việc sản phẩm tham gia. Phương thức này phát triển dựa trên nhu cầu của khách hàng, đưa ra đề xuất giá trị, định vụ thị trường và mục tiêu của sản phẩm. Để đạt được hiệu quả, chiến lược này cần có một lộ trình tầm nhìn xa, mục tiêu phát hành sản phẩm, các tính năng đi kèm trong mốc thời gian đưa ra.
1. Chiến lược sản phẩm là gì?
Chiến lược sản phẩm là đưa ra một quyết định cho một kế hoạch tỉ mỉ, chiến lược marketing này diễn tả tất cả những hành động dẫn đến sự thành công cuối cùng của mục tiêu doanh nghiệp. Chiến lược phải đáp ứng được những thắc mắc của khách hàng như: mục đích của sản phẩm phục vụ cho ai, lợi thế của sản phẩm là gì và công ty muốn dòng đời của sản phẩm đó trở nên như thế nào.
Thiết lập chiến lược sản phẩm là thể hiện ra sản phẩm sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp bằng cách nào. Cách này sẽ mô tả rõ rệt vấn đề mà sản phẩm sẽ giải quyết và tác động đến khách hàng và công ty.
Doanh nghiệp thực hiện chiến lược sản phẩm nhằm đảm bảo cho kế hoạch và hoạt động của thương hiệu đạt được những múc tiêu đúng và đủ. Để lập ra được một chiến lược sản phẩm hoàn hảo thì bước đầu tiên phải nắm được chu kỳ sống của sản phẩm.
Những thuật ngữ cần biết khi thực hiện chiến lược sản phẩm
- Tầm nhìn sản phẩm: Đưa ra định hướng, dự báo và mục tiêu dài hạn mà công ty đang phấn đấu. Tầm nhìn sản phẩm là dấu hiệu hướng dẫn toàn bộ sản phẩm.
- Chiến lược sản phẩm: Là tài liệu dạng sổ tay có nội dung hướng dẫn bao gồm: mục tiêu, phương pháp, mô tả, giải pháp, kế hoạch và nền tảng thực hiện.
- Hình ảnh lớn: Cung cấp các mô tả tính năng sản phẩm và lộ trình sản phẩm hỗ trợ các mục tiêu lớn hơn trong tương lai. Chứa các sản phẩm có đặc điểm nhất định được thực hiện ở các giai đoạn nhất định.
- Sáng kiến: các giải pháp tiên tiến từ các nhóm cấp cao để đạt được các mục tiêu lớn. Ví dụ như tối ưu hóa quy trình sản xuất, khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược định vị thương hiệu…
2. Quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp
2.1 Giai đoạn áp dụng mô hình cấu trúc của ngành, khung 5 lực lượng
Người mua sản phẩm (khách hàng); Người bán sản phẩm ( nhà cung cấp); Sản phẩm thế; Thương hiệu mới; Đối thủ cạnh tranh.
Cấu trúc ngành là một mô hình có tính hệ thống nhằm giúp chiến lược không bỏ qua những dữ liệu nòng cốt có mối liên hệ trực tiếp đến chiến lược. Những dữ liệu thực tế được phân tính là yếu tố chính để xây dựng một chiến dịch sản phẩm chứ không phải đơn giản chỉ dựa trên những nội dung liệt kê chủ quan.
2.2 Giai đoạn đặt lại câu hỏi nhiều lần
Khi gặp những giả định hay những khái niệm cũ bạn nên tự đặt cho mình những câu hỏi nhiều lần nhằm giúp đưa ra sáng kiến mới dễ dàng hơn.
2.3 Giai đoạn hình thành sáng kiến
Bạn đưa ra được những giải pháp giúp giải quyết vấn đề theo hướng đi mới bằng sự vận dụng trí não theo cá nhân hoặc nhóm.
2.4 Giai đoạn chắt lọc ý tưởng
Ở giai đoạn này, các ý tưởng tiêu cực hoặc đem lại hiệu quả không cao sẽ được kiểm tra và sàng lọc kĩ càng nhằm giúp chiến dịch thành công nhất.
2.5 Giai đoạn tạo hình sản phẩm mẫu
Tập trung thiết kế những sản phẩm mẫu đã được sàng lọc và lựa chọn.
2.6 Giai đoạn thử nghiệm sản phẩm
Bất kì một sản phẩm nào được đưa ra thị trường cũng nên cần thời gian để thử nghiệm sản phẩm. Ở bước này doanh nghiệp cần đưa sản phẩm đến một nhóm khách hàng khớp với chân dung khách hàng mục tiêu đã định trước và yêu cầu họ trải nghiệm sản phẩm. Tất cả những phản hồi của họ sẽ là tiền đề giúp doanh nghiệp điều chỉnh lại sản phẩm sao cho phù hợp nhất.
2.7 Giai đoạn tổ chức thương mại cho sản phẩm
Sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường cùng với các chương trình quảng cáo, marketing, duy trì vòng đời sản phẩm và tốc độ tăng trưởng tối đa.
Khi sản phẩm được tung ra thị trường, doanh nghiệp cần chuẩn bị số lượng hàng hóa phù hợp, các chương trình quảng cáo, marketing, chiến lược duy trì dòng đời sản phẩm và tốc độ tăng trưởng tối đa
2.8 Giai đoạn đánh giá
Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, xem xét lại toàn bộ lại quá trình chiến lược sản phẩm, đưa ra bài học nhằm cải thiện sản phẩm. Bước này còn củng cố khả năng phát triển sản phẩm cho tương lai
3. Các loại mô hình chiến lược sản phẩm phổ biến
3.1. Chiến lược sản phẩm bền vững
Xây dựng một sản phẩm có tính bền vững đem lại gặt hái thành công mà không tốn quá nhiều ngân sách đầu tư nghiên cứu quá nhiều lần. Chiến lược này giúp tối ưu chi phí nhưng vẫn đem lại lợi nhuận dài hạn.
3.2.Chiến lược sản phẩm đi đầu thị trường
Đối với sản phẩm khi đã vào giai đoạn bão hòa hoặc đã có một vị trí độc tôn trong tiềm thức người tiêu dùng. Đây sẽ là lúc doanh nghiệp nên tung ra thị trường một sản phẩm có tính cải tiến hơn, một phiên bản cao cấp hơn để dẫn dắt khách hàng
3.3. Chiến lược sản phẩm hỗ trợ
Mục đích sản phẩm được ra đời nhằm tạo nên ảnh hưởng tích cực từ trong chính nhận thức của khách hàng thông qua sản phẩm chủ lực của thương hiệu. Đối với dòng sản phẩm hỗ trợ, mục tiêu thương hiệu là thứ cần được chú trọng đề cao trên mục tiêu về doanh số.
3.4. Chiến lược sản phẩm chiến binh
Sự ra đời của chiến lược sản phẩm chiến binh nhằm bảo vệ thương hiệu từ phía sau. Sản phẩm chiến binh có nhiệm vụ bảo vệ vị trí cho các dòng phân khúc cao hơn hoặc thấp hơn so với sản phẩm chủ lực, chiêu thức này giúp sản phẩm chủ lực đứng vững hơn trên vị thế của mình.
3.5 Chiến lược sản phẩm giá cạnh tranh
Tuy cùng nhãn hiệu nhưng nếu doanh nghiệp có khả năng tạo ra một dòng sản phẩm mới có định vị khách thấp hơn sẽ là một lựa chọn khôn ngoan. Chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp dành được quán quân vị trí giá thấp nhất.
4. Vai trò của Product Strategy trong Marketing 4.0
Trước khi thảo luận về chiến lược sản phẩm với Navee, bạn có thể cần hiểu rất kỹ về mục tiêu tiếp thị của công ty để tăng hiệu quả bán hàng.
Chiến lược sản phẩm rất quan trọng đối với tất cả các công ty. Bắt đầu phát triển sản phẩm mà không có chiến lược là một rủi ro rất lớn, ngay cả đối với các thương hiệu toàn cầu tạo ra doanh thu hàng tỷ đô la.
Chiến lược sản phẩm trong Marketing 4.0 là cơ sở dữ liệu bạn sẽ dùng để đo lường mức độ thành công của chiến dịch trước và sau khi sản xuất.
- Nó cung cấp một định hướng mục tiêu cụ thể giúp xác định các bước chính xác phải được thực hiện trong từng trường hợp để làm cho sản phẩm thành công.
- Nó chuẩn bị cho các công ty đối phó với các đối thủ cạnh tranh hoặc các điều kiện thị trường đang thay đổi.
- Nó giúp các công ty quyết định thị trường mục tiêu và thị phần.
- Cho phép công ty tập trung vào nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn.
Việc áp dụng chiến lược sản phẩm giúp nhóm của bạn nêu rõ nên được những vấn đề về:
- Sản phẩm là gì?
- Sản phẩm dành cho đối tượng khách hàng như thế nào?
- Nó giải quyết vấn đề kiểu gì?
- Thông báo USP vào khi nào và ở đâu?
- Đặt câu hỏi tại sao chiến dịch đó phù hợp với doanh nghiệp của bạn?
5. Lưu ý gì khi triển khai xây dựng chiến lược sản phẩm kinh doanh
5.1 Nhược điểm sẽ gặp khi thực hiện chiến lược sản phẩm kinh doanh
- Kinh phí đầu tư lớn: Quy trình bao gồm nhiều bước và đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng và nhân sự nên dẫn đến kinh phí đầu tư thường lớn.
- Rủi ro về khách hàng: Nghiên cứu marketing đôi khi không phản ánh chính xác những gì khách hàng muốn và nghĩ nên sản phẩm đôi khi không hấp dẫn.
- Thích nghi: Doanh nghiệp phải đầu tư nguồn lực và thời gian dài để tạo ra sản phẩm đã được nghiên cứu từ trước nên khó thích ứng hoặc lãng phí thị trường khi hành vi thay đổi.
5.2 Ưu điểm của Chiến lược sản phẩm
- Nền tảng vững chắc: Chiến lược sản phẩm là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của một sản phẩm sở hữu thương hiệu. Mang lại cho bạn sự tự tin và cho phép bạn đo lường các số liệu để theo dõi thành công và giảm thiểu rủi ro. Một chiến cũng cung cấp các mục tiêu rõ ràng và phù hợp.
- Lợi ích: Chiến lược sản phẩm tập trung vào các thị trường mục tiêu đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và xác định rõ ràng, thường dẫn đến các sản phẩm phù hợp và được khách hàng chào đón. Các sản phẩm được thiết kế dựa trên những hiểu biết về tâm lý và hành vi giúp doanh nghiệp đạt được thành công và lợi nhuận.
- Right Customer: Chiến lược phát triển sản phẩm tập trung vào khách hàng, vì vậy các công ty thường tạo ra những sản phẩm dành cho đúng đối tượng khách hàng, đáp ứng nhu cầu và mong mỏi của khách hàng.
6. Mô hình hiệu quả cho chiến lược sản phẩm
6.1 Tăng trưởng dựa trên sản phẩm
Với cách tiếp cận này, các công ty có thể biến sản phẩm thành tác nhân tiếp thị và bán hàng của mình. Một số công ty cung cấp sản phẩm của họ miễn phí cho một mức dịch vụ nhất định và chỉ tính phí những người muốn nâng cấp.
Trong những trường hợp khác, các công ty sử dụng hiệu ứng mạng lưới để thành công trong tăng trưởng dựa trên sản phẩm. Ví dụ: Zoom đã tập trung vào việc làm cho ứng dụng của mình trở nên thân thiện với những người dùng doanh nghiệp mới làm việc tại nhà. Ngoài ra, chúng còn cung cấp các tính năng mới cho trường học.
6.2 Phân khúc sản phẩm
Xây dựng các phiên bản sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu riêng của người dùng. Zoom là ví dụ dễ thấy nhất cho phân khúc này,
6.3 Chiến lược sản phẩm nhanh
Google đã thống trị tìm kiếm trên web vì tính đơn giản, không liên kết, không quảng cáo, hành động duy nhất cần thiết là nhập truy vấn. Chìa khóa là:
- Sứ mệnh đáp ứng nhu cầu cụ thể của người dùng
- Sản phẩm của bạn giúp bạn hoàn thành sứ mệnh của mình một cách rõ ràng và ngắn gọn.
- Để thực hiện chiến lược sản phẩm linh hoạt, chúng ta cần nắm bắt Thấu hiểu tâm lý khách hàng để giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Ví dụ mẫu về 3 thành phần chính của chiến lược sản phẩm
1. Xác định tầm nhìn
Xác định thị trường sản phẩm và các nhu cầu cụ thể mà nó có thể giải quyết.
Tầm nhìn tiếp thị mô tả ai sẽ sử dụng sản phẩm của bạn và cơ hội đó có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp. Xác định thị trường mục tiêu và đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn định vị sản phẩm của mình và cách sản phẩm đó cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Tầm nhìn tiếp thị của bạn cũng nên bao gồm kế hoạch thâm nhập thị trường giải thích nhu cầu của khách hàng và cách bạn đưa ra đề nghị cạnh tranh.
Ví dụ: Tầm nhìn tiếp thị ban đầu của Google là “Tổ chức thông tin của thế giới và cung cấp công cụ tìm kiếm trên toàn cầu.”
2. Thiết lập mục tiêu sản phẩm
Sử dụng từng cột để tạo một kế hoạch rõ ràng với các bước, phép đo và thời hạn có thể thực hiện được.
Đây là những mục tiêu hoặc số liệu cụ thể mà bạn đạt được trong quá trình sản xuất. Khi bạn đặt mục tiêu, điều quan trọng là phải thực hiện nó theo thời gian. Giới hạn thời gian này làm tăng tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm.
Các mục tiêu phải cụ thể, có thể đạt được, phù hợp và có thời hạn:
- Tăng số lượt tải xuống sản phẩm lên 50% trong sáu tháng tới.
- Cải thiện đánh giá sản phẩm trên các trang thương mại điện tử.
- Doanh số bán sản phẩm tăng lên 5 tỷ đô la mỗi năm.
- Để nhắm mục tiêu chính xác nhất, hãy xem xét thị trường và chiến lược tiếp thị đại chúng của Origa.
3. Sáng kiến sản phẩm
Sáng kiến sản phẩm tương tự như mục tiêu sản phẩm, nhưng mang tính khái niệm hơn. Đây là những ý tưởng hoặc xu hướng sẽ có tác động lớn nhờ sản phẩm mới của bạn.
Ví dụ về các sáng kiến sản phẩm:
- Cải thiện sự hài lòng của khách hàng
- Bán các dịch vụ bổ sung
- Giảm quy trình và thời gian giao hàng
- Duy trì các tính năng của sản phẩm
- Làm cho các thiết bị di động trở nên thân thiện hơn với người dùng
- Sử dụng một bảng tương tự để liệt kê các sáng kiến sản phẩm. Hãy nghĩ xa hơn những con số và xác định những gì sản phẩm của bạn đang cố gắng đạt được trong dài hạn.
Trên đây, Navee đã cùng bạn đọc tìm hiểu về chiến lược sản phẩm là gì. Chúc bạn sẽ tìm ra được những chiến lược để phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Hãy để lại thông tin của bạn