Chiến lược marketing thất bại của Uber

5
(5)

Chiến lược Marketing thất bại của Uber đó là khi bước vào thị trường Việt Nam. Uber là công ty vô cùng thành công tại thị trường Mỹ và nhiều thành phố lớn tại châu Âu. Cho đến khi xâm nhập vào thị trường châu Á, công ty đã có những chiến lược và những hướng đi sai lầm dẫn đến rút lui khỏi thị trường. Những chiến lược sai lầm đó là gì? Cùng Navee tìm hiểu nhé!

1. Tổng quan về Uber

Trước khi tìm hiểu về chiến lược Marketing thất bại của Uber, chúng ta cần hiểu rõ hơn về sự ra đời của ông lớn này. Từ những năm 2009, với lần bị lỡ taxi trong đêm mưa tuyết tại Paris của Kalanick và người bạn Garrett Camp – cha đẻ Uber, ứng dụng này đã ra đời từ đó và trở thành một trong những tên tuổi vô cùng lớn trong giới xe công nghệ toàn cầu.

1.1 Uber là gì?

Uber là một công ty đa quốc gia của Mỹ, thương hiệu cung cấp dịch vụ liên quan đến giao thông vận tải thông qua một ứng dụng công nghệ. Với trụ sở chính được đặt tại San Francisco, bang California. Uber đã có mặt tại 63 quốc gia và hơn 785 các khu vực đô thị trên thế giới, tính đến năm 2019. Uber được nhà sáng lập miêu tả là dịch vụ xe chuyên nghiệp, thay thế taxi truyền thống và có thể đặt xe qua thiết bị di động.

Uber ra đời trong 1 đêm mưa gió tại Paris
Uber ra đời trong 1 đêm mưa gió tại Paris

Tài xế và hành khách sẽ được kết nối trực tiếp với nhau qua việc sử dụng ứng dụng Uber. Các khách hàng sử dụng sẽ có thể biết được thông tin xe, thông tin tài xế, giá cước của chuyến đi và theo dõi được vị trí và lộ trình di chuyển của tài xế gần nhất khi tài xế nhận được yêu cầu. Điều này được cho là vô cùng tiện lợi đối với người tiêu dùng.

Uber với châm ngôn chỉ cung cấp các dịch vụ xe sang trọng, đầy đủ, vì vậy mà danh hiệu “UberBlack” đã được thông qua cho dịch vụ chính của công ty. Phải đến năm 2012, thương hiệu mới phát động chương trình “UberX”, mở rộng các dịch vụ, giá cả bình dân hơn, mức chi phí thấp hơn, nhờ đó mở rộng thị trường.

UberBLACK với dịch vụ xe sang
UberBLACK với dịch vụ xe sang

1.2. Sự thành công của Uber ở thị trường Châu Á 

Với sự thành công vượt trội tại Mỹ và thị trường châu Âu, vào khoảng những năm 2014 đến 2016, Uber đã kêu gọi vốn thành công và nhờ quỹ đầu tư khổng lồ, Uber mở ra cơ hội phát triển của xe công nghệ tại các thị trường toàn thế giới. Những con mồi tiếp năng mà Uber muốn khám phá như: Trung Quốc, Lào, Việt Nam….

Mục tiêu tiếp theo của Uber là thị trường châu Á
Mục tiêu tiếp theo của Uber là thị trường châu Á

Uber đã có những bước đầu xâm nhập thành công vào thị trường châu Á, bởi sự mới lạ và độc đáo. Nhờ ứng dụng này, nhiều người châu Á đã có những thay đổi trong việc sử dụng các phương tiện công cộng.

2. Tại sao Uber thất bại tại Việt Nam?

Chiến lược Marketing thất bại của Uber là do nhiều yếu tố liên quan đến văn hóa và thói quen của người dân nơi đây. Những rào cản đó đã gây nhiều khó khăn cho Uber, và khiến thương hiệu dần rút lui khỏi thị trường Việt Nam.

Xem Thêm: Chiến lược marketing thất bại của Pepsi – Chuyện gì đã xảy ra ?

2.1 Chiến lược định vị thương hiệu sai lầm

Chiến lược Marketing thất bại của Uber một phần là do những quan điểm cứng nhắc khi xâm nhập vào thị trường châu Á, thậm chí là cả về vấn đề pháp luật và văn hóa. Tại thị trường châu Âu nói chung và thị trường Mỹ nói riêng, chiến lược tiếp cận một cách chủ động, mạnh mẽ, đề cao sự cạnh tranh và chủ nghĩa cá nhân được áp dụng, nhưng điều này sẽ có phần không phù hợp với những khu vực đề cao tính cộng đồng như châu Á.

Uber chưa thực sự làm quen với phong tục tập quán của người dân địa phương
Uber chưa thực sự làm quen với phong tục tập quán của người dân địa phương

Bên cạnh đó, điều dẫn đến chiến lược Marketing thất bại của Uber còn nằm ở sự cạnh tranh, Uber đối đầu trực tiếp với các hãng Taxi truyền thống, điều này khiến Uber gây thù chuốc oán với một nhóm lợi ích hùng hậu, gây áp lực vô cùng lớn đối với hiệp hội Taxi, vận tải đô thị. Mặt khác, người châu Á, đặc biệt là người Việt Nam, vẫn đang quen với việc gọi Taxi truyền thống, vì vậy khó để Uber có thể cạnh tranh và loại bỏ trực tiếp.

Uber hạn chế trong hình thức thanh toán
Uber hạn chế trong hình thức thanh toán

Không chỉ sai trong việc xâm nhập vào thị trường Taxi Việt Nam, Uber chưa nghiên cứu kỹ về thói quen tiêu dùng của người Việt. Việc không áp dụng những hình thức thanh toán bằng tiền mặt ngay từ giai đoạn thâm nhập thị trường loại bỏ những khách hàng có thói quen tiêu tiền mặt, đây là tệp khách hàng khá lớn tại Việt Nam. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho Uber. Không chỉ có vậy, việc Uber được định vị là hãng xe hạng sang sẽ có phần xa vời với phân khúc khách hàng tại Việt Nam, dẫn đến những chiến lược Marketing thất bại của Uber.

2.2 Sự khác biệt của Grab khi thâm nhập thị trường Việt Nam 

Vào năm 2014, 2 ông lớn là Uber và Grab đều tiến vào thị trường taxi Việt Nam, nhưng chỉ đến năm 2017, Grab đã vượt qua Uber về mọi mặt. Grab đã đặt chân vào Việt Nam trước Uber với tên gọi là GrabTaxi.

Khách hàng tiềm năng:

Grab ngay từ khi đặt chân vào thị trường Việt Nam, đã định vị là một ứng dụng công nghệ không cung cấp xe đẹp, mức cước mặc dù gần như ngang ngửa với các hãng taxi truyền thống, nhưng chiết khấu cho ứng dụng thấp hơn nhiều so với Uber. Hãng này đã  triển khai mô hình Win-Win-Win, cả ứng dụng, tài xế và khách hàng khi sử dụng dịch vụ đều sẽ có lợi thay vì tập trung vào lợi ích của khách hàng.

Grab đặt lợi ích cả 3 bên
Grab đặt lợi ích cả 3 bên

Hàng loạt các chương trình khuyến mãi được Grab triển khai thường xuyên, với những cách thức vô cùng mềm dẻo và khôn khéo. Bằng những cách trên, Grab chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, và khiến việc di chuyển chưa bao giờ đơn giản và tiết kiệm đến thế.

Nhiều phương thức thanh toán:

Chiến lược Marketing thất bại của Uber một phần là do chưa tìm hiểu thói quen của người dân địa phương. Nhưng ngược lại, Grab lại rất tôn trọng những phong tục, tập quán của địa phương ở tất cả các quốc gia, bên cạnh đó là nhấn mạnh vào việc nội địa hóa. Hãng này còn có những thiết kế cơ chế thanh toán phù hợp với phương thức người dùng địa phương đã quen thuộc.

Với nhiều hình thức thanh toán, Grab được nhiều người lựa chọn
Với nhiều hình thức thanh toán, Grab được nhiều người lựa chọn

Ứng dụng Grab cho phép người sử dụng được thanh toán trực tiếp tiền mặt bởi 70% người dân tại các quốc gia đang phát triển này không sử dụng thẻ ngân hàng trong thanh toán hàng ngày. Chỉ bằng cách này, số lượng tài xế và khách hàng của Grab tăng chóng mặt trong một thời gian ngắn. 

Tập trung vào xe ôm thay vì xe oto:

Trên nhiều góc độ, Grab luôn lựa chọn, ưu tiên những nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng, điển hình như tình hình giao thông tại Việt Nam, với xe máy chiếm ưu thế. Vì vậy việc tập trung vào Grabbike được đẩy mạnh để phù hợp với văn hóa.

Grabbike được đẩy mạnh tại thị trường Việt Nam
Grabbike được đẩy mạnh tại thị trường Việt Nam

Xem thêm: Tại sao xe điện Toyata lại thất bại?

3. Đòn phản công từ Uber – chiến lược giá Uber X thất bại 

Không chịu thua, Uber đã nghiên cứu và cũng đã chính thức cho triển khai dịch vụ mới uberX. Với cam kết “Uber là dành cho mọi người”, đây là loại hình dịch vụ có mức chi phí rẻ hơn so với uberBLACK.

Cụ thể hơn, UberX sẽ bao gồm các dòng xe 4 chỗ ngồi có chi phí thấp, tiết kiệm như Kia Morning, Hyundai i10 hay Toyota Yaris,…. UberX với tiêu chí di chuyển bằng xe hơi chi phí thấp với chất lượng cao. Nhưng những điều này đã trở nên quá muộn màng, khi tại thời điểm đó, phần lớn thị phần lúc này đã nằm trong tay Grab.

4. Rào cản về pháp lý của Uber tại Việt Nam 

Một trong những điều dẫn đến chiến lược Marketing thất bại của Uber còn nằm ở vấn đề pháp lý. Như Grab, khi gia nhập thị trường Việt Nam, họ đã sử dụng xe có biển hiệu, biển số, đã đóng thuế, và có pháp nhân tại Việt Nam. Grab khi vào Việt Nam, đã nghiên cứu rất kỹ thị trường nơi đây và hoàn thiện tính pháp lý nhanh hơn hẳn đối thủ.

Uber liên quan đến nhiều lùm xùm về thuế
Uber liên quan đến nhiều lùm xùm về thuế

Ngược lại, Uber lại có những tiền lệ xấu về việc lách thuế, nợ thuế. Khi hoạt động tại Việt Nam, hãng này khẳng định mình không phải là một doanh nghiệp vận tải, chỉ là ứng dụng kết nối tài xế và khách đi xe, và thường xuyên trong tình trạng lỗ nên không có nghĩa vụ phải đóng thuế. Những sau thanh tra, Cục Thuế TP.HCM phát hiện Uber có hành vi kê khai sau dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp. Với vi phạm này, Uber đã bị phạt lên tới 10,3 tỷ đồng.

5. Kết cục của Uber 

Với những chiến lược Marketing thất bại của Uber, vào ngày 9/4, Uber đã chính thức dừng hoạt động tại Việt Nam. Đi kèm với đó là khuyến cáo người dùng khi muốn sử dụng dịch vụ, hãy chuyển qua ứng dụng Grab. Với việc không tìm hiểu kỹ thị trường và chiến lược kinh doanh sai lệch, Uber đã phải nhận những bài học đắt giá ở thị trường châu Á.

Uber chính thức dừng hoạt động tại Việt Nam
Uber chính thức dừng hoạt động tại Việt Nam

Với sự ra đi của Uber, nhiều fan trung thành của hãng xe này khá tiếc nuối, nhưng đây cũng là những kinh nghiệm để tương lai của Uber có thể vững bước hơn. Sự ra đi của Uber để lại tiếc nuối cho nhiều fan trung thành, nhưng trên hết là để lại bài học vô cùng lớn cho những bước đi tương lai của Uber. 

Chiến dịch marketing thất bại của Uber cũng là tấm gương vô cùng lớn đối với những ông lớn đang chuẩn bị thâm nhập vào thị trường Đông Nam Á đầy những tiềm năng nhưng cũng vô cùng mạo hiểm. Hy vọng ở bài viết trên, Navee đã giúp bạn phần nào hiểu được thị trường đầy biến động và những cách làm Marketing táo bạo của các thương hiệu lớn.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 5

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ NGAY
    close-link