So sánh chiến lược marketing phân biệt và không phân biệt

5
(1)

Các doanh nghiệp nếu muốn thành công trong việc tiếp cận khách hàng, đạt được mục tiêu doanh số đề ra, thì phải có chiến lược Marketing cụ thể. Một trong số đó phải kể đến chiến lược Marketing phân biệt và không phân biệt.

Bạn đã biết chiến lược Marketing phân biệt và không phân biệt là gì hay chưa? Bài viết hôm nay, mời bạn hãy cùng Navee đi tìm hiểu, phân tích tập trung hai thuật ngữ này để có cái nhìn chi tiết nhất về chúng, từ ưu điểm cho đến nhược điểm nhé!

so sánh marketing phân biệt và marketing không phân biệt
Doanh nghiệp cần biết nhiều vấn đề ở chiến lược Marketing phân biệt và không phân biệt

1. Chiến lược Marketing phân biệt là gì?

Chiến lược Marketing phân biệt trong tiếng Anh có tên gọi là Differentiated Marketing Strategy, một chiến lược trong quảng bá, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng, người mua. 

Khi áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn tham gia vào nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Đồng thời, họ cũng phải có những chương trình, kế hoạch tiếp cận riêng biệt cho từng phân khúc.

Chẳng hạn như, thay vì phải cung cấp một loại sản phẩm hay áp dụng chỉ một chương trình khuyến mãi cho tất cả mọi khách hàng. Thì giờ đây, với chiến dịch này, tổ chức kinh doanh phải cung ứng những sản phẩm khác nhau, với nhiều mức giá bán không giống giống nhau cũng như có nhiều kiểm xúc tiến độc lập cho từng nhóm khách nhất định.

1.1. Ưu điểm

Chiến lược Marketing phân biệt sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội hàng đầu trong việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn đa dạng thị trường của các doanh nghiệp. 

Ưu điểm của chiến lược Marketing phân biệt
Ưu điểm của chiến lược Marketing phân biệt là đa dạng hóa sản phẩm, xâm nhập nhiều phân khúc thị trường khác nhau

Nhờ bản chất đa dạng hóa sản phẩm cũng như nỗ lực quảng cáo, tiếp thị, doanh nghiệp từ đó có khả năng nâng cao doanh số, xâm nhập nhiều phân khúc thị trường khác nhau, thậm chí là sâu hơn hẳn.

Chẳng hạn, doanh nghiệp sữa Vinamilk đã sử dụng chiến lược phân biệt này, đưa ra hàng loại các danh mục sản phẩm sữa phong phú về chất lượng, kiểu dáng, đặc tính,… Cho nên, họ mới có doanh số ngày một gia tăng, ưu điểm lớn nhất của chiến lược này chính là đáp ứng được những thị hiếu đa dạng của khách hàng.

1.2. Nhược điểm

Nhược điểm đầu tiên phải kể đến của Marketing phân biệt nằm ở chỗ, khi áp dụng nó, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự gia tăng về chi phí ở nhiều khía cạnh như sản xuất, thương mại. 

Ngoài ra, những chi phí cần bỏ ra cho việc cải tiến sản phẩm, sản xuất (chi phí sản xuất nhiều đơn vị của nhiều loại sản phẩm khác nhau), chi phí lưu kho, chi phí cho hoạt động quảng cáo, nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu,…

Vì chiến dịch quảng bá phân biệt có làm tăng đồng thời cả mức tiêu thụ sản phẩm lẫn mức chi phí. Do vậy, nó cũng khó có thể đưa ra được kết luận về khả năng sinh lời nhiều hay ít. 

Người tổ chức kinh doanh cần phải cân nhắc, cẩn trọng trong việc cân đối số phân khúc thị trường và quy mô của từng phân khúc nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp mình.

Nguyên tắc áp dụng chung của chiến lược này là mở rộng phần cơ bản hoặc làm giảm phân khúc để tiêu thụ một khối lượng lớn của mỗi loại nhãn hiệu. Nói đơn giản hơn, có nghĩa là muốn thành công trong chiến lược phân biệt, các doanh nghiệp phải làm sao tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu.

2. Chiến lược Marketing không phân biệt là gì?

Còn chiến lược Marketing không phân biệt có tên gọi trong tiếng Anh là Undifferentiated Marketing Strategy. Đặc điểm của chiến lược này là các doanh nghiệp phải bỏ qua ranh giới của những phân khúc thị trường được lựa chọn áp dụng. Sau đó, họ tìm cách nắm giữ được số lượng lớn nhất tập khách hàng ở chính phân khúc thị trường đó.

Chiến lược Marketing không phân biệt
Chiến lược Marketing không phân biệt là bỏ qua ranh giới của những phân khúc thị trường được lựa chọn áp dụng

Cách thức kinh doanh của chiến lược không phân biệt được áp dụng ở chiến lược này gọi là “sản xuất và phân phối đại trà”. Đồng nghĩa là doanh nghiệp sẽ chào bán những sản phẩm tương tự, sử dụng hình ảnh, phương pháp quảng bá, kiểu kênh phân phối không khác gì nhau.

2.1. Ưu điểm

Điểm mạnh lớn của chiến dịch Marketing không phân biệt bao gồm:

  • Giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được tối ưu chi phí đầu tư nhờ biết khai thác lợi thế quy mô, sản xuất và phân phối một chủng loại sản phẩm hạn hẹp và đồng nhất. 
  • Cũng nhờ vậy mà sản phẩm cũng có tiêu chuẩn hóa cao hơn, dễ dàng xâm nhập vào những thị trường nhạy cảm về giá bán.

2.2. Nhược điểm

Chiến lược Marketing không phân biệt cũng có nhiều mặt hạn chế như khó khăn trong việc tạo ra một nhãn hiệu thu hút
Chiến lược Marketing không phân biệt cũng có nhiều mặt hạn chế như khó khăn trong việc tạo ra một nhãn hiệu thu hút

Tuy nhiên, chiến lược Marketing không phân biệt cũng có nhiều mặt hạn chế như sau:

  • Trước tiên, nó không dễ dàng để tạo ra một nhãn hiệu có khả năng thu hút mọi khách hàng ở nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Nhiều chuyên gia cũng nhận định: “Thật hiếm có một sản phẩm hay một nhãn hiệu nào mà đáp ứng tất cả mọi nhu cầu của mọi người”.
  • Yếu điểm tiếp theo, khi có nhiều doanh nghiệp cùng áp dụng theo kiểu Marketing không phân biệt thì sẽ làm cho sự cạnh tranh trên thị trường quy mô lớn trở nên gay gắt hơn. Thế nhưng, bỏ qua những điều nói trên, nó còn gây nên tình trạng mất cân đối trong việc đáp ứng cầu thị trường.
  • Hơn thế nữa, doanh nghiệp cũng sẽ vướng phải khó khăn trong việc đối phó với những rủi ro khi hoàn cảnh kinh doanh thay đổi, bởi quy mô càng lớn thì sự thay đổi càng trở nên khó khăn hơn.
  • Bên cạnh đó, nếu đối thủ cạnh tranh áp dụng chiến lược Marketing phân biệt thì nó sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu và ước muốn của khách hàng tốt hơn hẳn.

3. Phân biệt và không phân biệt – Đâu là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp

Như đã đề cập ở trên, chiến lược Marketing phân biệt và không phân biệt đều sở hữu những ưu thế và bất lợi riêng. Nó sẽ phát huy ưu thế của mình, giúp doanh nghiệp phát triển hiệu quả, tăng cao doanh thu và thành công bền vững hơn nếu được áp dụng đúng cách, đúng chỗ, đúng nơi. Cụ thể:

3.1. Trường hợp doanh nghiệp nên áp dụng Marketing phân biệt

Chiến lược phân biệt Marketing được áp dụng phổ biến ở những doanh nghiệp có lựa chọn thị trường mục tiêu theo phương án chuyên môn hóa sản phẩm, chuyên môn hóa thị trường. Hoặc, những doanh nghiệp có dự định bao phủ thị trường và khi sản phẩm đang ở giai đoạn bão hòa của chu kỳ sống.

3.2. Trường hợp doanh nghiệp nên áp dụng Marketing không phân biệt

Chiến lược Marketing không phân biệt chỉ phù hợp với doanh nghiệp lớn, có danh tiếng nhất định
Chiến lược Marketing không phân biệt chỉ phù hợp với doanh nghiệp lớn, có danh tiếng nhất định

Ngược lại, Marketing không phân biệt là chiến lược phù hợp với doanh nghiệp lớn, có danh tiếng nhất định và đòi hỏi có năng lực kinh doanh mạnh. Đa phần các doanh nghiệp này đều chọn thị trường mục tiêu của họ là toàn bộ thị trường hoặc “siêu phân khúc” thị trường. 

4. Kết luận

Như vậy, tùy thuộc vào mục tiêu cũng như chiến lược, định hướng kinh doanh riêng mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng chiến lược Marketing phân biệt hay không phân biệt cho phù hợp. 

Đôi lúc, nếu đủ khả năng, nhiều doanh nghiệp cũng có thể áp dụng kết hợp cả 2 chiến lược này để mang lại hiệu quả cao nhất. Cốt yếu ở đây là bạn cần phải thấu hiểu đầy đủ từ ưu điểm và nhược điểm của từng loại để có thể ứng dụng được linh hoạt, hiệu quả hơn nhé!

Liên hệ ngay cho Navee nếu bạn đang cần tư vấn triển khai chiến lược Marketing Online hiệu quả cho doanh nghiệp mình.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    ĐĂNG 
    close-link