Ngành sơn là một trong những lĩnh vực có tính cạnh tranh cao, sản phẩm khó phân biệt rõ ràng về chức năng nhưng lại có biên độ thương hiệu lớn. Để tạo lợi thế và ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng, doanh nghiệp cần triển khai các chiến lược marketing ngành sơn bài bản, từ kênh phân phối, định vị thương hiệu đến truyền thông số. Bài viết này Navee cung cấp góc nhìn tổng quan về marketing trong ngành sơn, cùng những giải pháp giúp doanh nghiệp tăng nhận diện và thúc đẩy doanh số một cách bền vững trên thị trường.
1. Có cần thiết xây dựng kế hoạch Marketing ngành sơn trên Online?
Trong bối cảnh hành vi người tiêu dùng thay đổi mạnh mẽ, việc xây dựng kế hoạch Marketing ngành sơn cho ngành sơn không chỉ cần thiết mà còn mang tính chiến lược. Khách hàng ngày nay có xu hướng tìm hiểu sản phẩm, so sánh thương hiệu và ra quyết định mua hàng thông qua các nền tảng số như Google, mạng xã hội hoặc website của nhà sản xuất.
Marketing online giúp doanh nghiệp ngành sơn mở rộng độ phủ thương hiệu, tiếp cận đúng tệp khách hàng mục tiêu như thợ thi công, chủ thầu hoặc người tiêu dùng cuối. Đồng thời, các công cụ digital như quảng cáo tìm kiếm, email marketing hay social media còn hỗ trợ gia tăng lượng đại lý phân phối, giữ chân khách hàng cũ và tạo sự khác biệt so với đối thủ.
Việc đầu tư vào kế hoạch Marketing ngành sơn là bước đi quan trọng để doanh nghiệp ngành sơn thích nghi với thị trường mới, tối ưu chi phí và tăng trưởng doanh số bền vững.

2. Top 3 chiến lược Marketing ngành sơn giúp SMEs vươn lên trong năm 2025
Hãy cùng Navee tìm hiểu 3 chiến lược Marketing ngành sơn dự đoán sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả nổi bật trong năm 2025 ngay bên dưới nhé.
2.1 Quảng cáo – Chiến lược tiếp thị nhanh chóng, hiệu quả

Ngày nay việc thực hiện quảng cáo trực tuyến đang dần lên ngôi, là nền tảng truyền thông của xã hội thông qua kênh Facebook, Instagram, Twitter… giúp việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu đến người tiêu dùng tiềm năng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Việc quảng cáo trực tuyến không phải là giải pháp hoàn hảo tuyệt đối giúp bạn phát triển kinh doanh nhưng đây sẽ là chiến lược Marketing ngành sơn giúp bạn dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu hiệu quả và nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm những phương pháp quảng cáo truyền thống khác như đăng bài trên các trang báo, tạp chí, phát sóng truyền hình, đài phát thanh…
Bên cạnh sơn, các lĩnh vực khác liên quan như vật liệu, phụ tùng xe hay Marketing ngành ô tô sử dụng phương thức quảng cáo trên mạng xã hội cũng đem đến những hiệu quả tích cực cho chủ doanh nghiệp.
2.2 Email Marketing – Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Email Marketing được xem là một chiến dịch Marketing ngành sơn hiệu quả giúp các doanh nghiệp tương tác và giữ chân khách hàng cũ. Ngoài ra Email Marketing còn là một công cụ quảng cáo sản phẩm ngành sơn thông qua các chương trình khuyến mại đến các khách hàng tiềm năng hiệu quả.

Tuy nhiên điều bạn cần lưu ý là việc khách hàng tiềm năng đăng ký nhận email không đồng nghĩa với việc bạn có thể gửi nhiều lần và liên tục những email khuyến mại, mời chào cho họ. Điều này sẽ không mang đến hiệu quả như bạn nghĩ mà chỉ khiến họ cảm thấy phiền phức hoặc thậm chí sẽ có ác cảm với sản phẩm sơn của bạn.
Hãy xây dựng hoặc cải thiện mối quan hệ của công ty với khách hàng hiện tại, phát triển lòng tin, lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp một cách thường xuyên và tinh tế nhất.
Xem thêm: Phân tích chiến lược Marketing của PNJ – Thương hiệu trang sức hàng đầu Việt Nam
2.3 SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
SEO (viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization) có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, giúp trang web của bạn xếp hạng cao hơn trên Google để tăng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn. Sau đây, Navee sẽ giới thiệu với bạn 2 phương thức SEO phổ biến hiện nay: SEO Website và SEO Map (SEO Local).
2.3.1 SEO Website

Website được ví như bộ mặt của doanh nghiệp trên Internet, là chiến lược Marketing ngành sơn giúp nâng cao giá trị của thương hiệu và tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
Đối với Website thì nội dung là yếu tố mà doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng. Nội dung web sẽ phản ánh hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng, những nội dung chất lượng sẽ gây ấn tượng và thu hút nhiều khách hàng. Từ đó giúp bạn xây dựng những thông điệp, giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp để gửi gắm đến khách hàng.
Bên cạnh đó việc tối ưu bài viết chuẩn SEO sẽ giúp trang Web của bạn lên Top Google. Những bài viết có thứ hạng cao cùng những thông tin hữu ích chắc chắn sẽ tạo nên sự khác biệt, chuyên nghiệp và xây dựng lòng tin đối với khách hàng để họ quyết định lựa chọn sản phẩm từ doanh nghiệp của bạn.
2.3.2 SEO Map (SEO Local)

SEO Map (còn được gọi là SEO Local) là hình thức SEO giúp đưa địa điểm doanh nghiệp của bạn lên Top trên Google Maps.
Với hình thức này giúp khách hàng dễ dàng tìm đến doanh nghiệp sơn bạn trên Google Search hoặc Google Maps. Hơn nữa Google Maps cũng đã cập nhật thêm những tính năng mới để hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa địa điểm của mình một cách tốt hơn.
Từ đó giúp người dùng tương tác với doanh nghiệp dễ dàng hơn và giúp thương hiệu ngành sơn của bạn dễ dàng xuất hiện ở Top 3 doanh nghiệp uy tín khi khách hàng thực hiện truy vấn từ khóa liên quan đến sản phẩm sơn của bạn.
Kết luận:
Nếu bạn có sự đầu tư kỹ lưỡng trong việc Marketing ngành sơn phù hợp, chuyên nghiệp từ nội dung cho đến hình thức sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng. Navee tin rằng điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn ngày càng thu hút sự quan tâm của khách hàng, nâng tầm quy mô và đẳng cấp hơn.
Hãy để lại thông tin của bạn