Năm 2021, ngành F&B phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính sống còn. Để vực dậy việc kinh doanh trong năm 2022, việc lên chiến lược Marketing đúng đắn sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp rất nhiều. Dưới đây, cùng Navee tham khảo Top chiến lược Marketing ngành F&B hiệu quả, hứa hẹn sẽ thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp trong năm mới này.
Trong bài viết, Navee không chỉ chia sẻ đến bạn Top 7 chiến lược mà còn rất nhiều thông tin hữu ích khác về Marketing ngành F&B. Mời bạn cùng tìm hiểu.
Tổng quan về F&B và chiến lược Marketing ngành F&B
F&B là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Food and Beverage, nghĩa tiếng Việt để chỉ ngành dịch vụ thực phẩm và đồ uống. Nói rõ hơn thì đây là loại hình kinh doanh chuyên cung cấp, phục vụ đồ ăn, thức uống cho khách hàng. Đối tượng kinh doanh trong ngành F&B có thể là các nhà hàng, khách sạn, quán bar, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng bán đồ ăn nhanh,…
Ngành F&B tại Việt Nam rất tiềm năng. Theo báo cáo của Statista, trong năm 2019, doanh thu toàn thị trường vào khoảng 200 tỷ USD. Con số này có thể tăng gấp đôi, chạm mốc 408 tỷ USD vào năm 2023.
Lĩnh vực hấp dẫn là vậy nên trên thị trường cũng có nhiều đối thủ, đi kèm với đó là sự cạnh tranh gay gắt. Cộng thêm với việc, Việt Nam vừa trải qua 2 năm đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến ngành F&B. Có những doanh nghiệp phải đóng cửa, đóng bớt cửa hàng và không hiếm những doanh nghiệp đã và đang chuyển đổi để vượt sóng Covid.
Khó khăn khi triển khai chiến lược marketing ngành F&B
Thị trường F&B càng cạnh tranh gay gắt, các thương hiệu càng phải chú trọng hoạt động Marketing. Trong quá trình triển khai Marketing, doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với một số khó khăn sau.
Khó xây dựng được sự khác biệt
Số liệu thống kê của Dcorp R-Keeper Việt Nam và Statista cho thấy, ở nước ta hiện có đến 540.000 nhà hàng, 22.000 quán cà phê, quầy Bar. Việc xây dựng được sự khác biệt trong môi trường cạnh kinh doanh đầy cạnh tranh này là khó khăn cho người làm Marketing.
Tuy khó nhưng việc tự tạo bản sắc riêng là hoàn toàn có thể. Sự khác biệt hay bản sắc riêng của nhà hàng càng rõ nét thì khả năng khách hàng nhớ đến càng cao.
Không có chiến lược giữ chân khách hàng
Tập trung hoàn toàn vào khách hàng mới, không có chiến lược giữ chân khách hàng cũ là sai lầm của nhiều doanh nghiệp. Là người kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống chắc bạn cũng hiểu thực tế dù khách có đánh giá nhà hàng của bạn 5 sao nhưng không phải lúc nào họ cũng chỉ ăn ở nhà hàng của bạn. Đặc biệt khi bên ngoài kia có quá nhiều sự lựa chọn.
Vậy nên chiến lược Marketing ngành F&B ngoài thu hút khách hàng mới đừng quên giữ chân khách hàng cũ, xây dựng tệp khách hàng trung thành.
Xem thêm về các chiến lược Marketing cho ngành ngân hàng trong năm 2024
Chạy theo gu ẩm thực của khách
Chạy theo gu ẩm thực của khách hàng, cải tiến các món ăn theo xu hướng là cách Marketing được một số nhà hàng lựa chọn. Tuy nhiên, có những xu hướng “sớm nở chóng tàn”, việc chạy theo Trend nếu không tốt còn mang lại hiệu ứng ngược. Nhà hàng có thể mất khách quen, mất đi hình ảnh, định vị thương hiệu nhiều năm xây dựng.
Mục đích và vai trò của Marketing ngành F&B
Marketing là hoạt động không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, ngành F&B cũng không ngoại lệ. Thông thường, doanh nghiệp sẽ triển khai các hoạt động chiến lược Marketing ngành F&B để thúc đẩy việc mua bán sản phẩm, dịch vụ. Tất cả nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là tăng doanh thu.
Bên cạnh đó, tùy vào mục đích của doanh nghiệp có thể triển khai chiến dịch Marketing với mục tiêu là truyền thông, tăng nhận thức về thương hiệu. Ngoài ra cũng có những thương hiệu theo đuổi mục tiêu là thay đổi hành vi người tiêu dùng (tăng độ trung thành,…)
Top 7 chiến lược Marketing ngành F&B giúp doanh nghiệp bứt phá trong 2024
Để việc kinh doanh bứt phá trong năm 2024, dưới đây các chiến lược Marketing ngành F&B bạn có thể áp dụng. Các chiến lược này sẽ bao gồm cả chiến lược trên kênh Online và Offline. Tuy nhiên, để phù hợp với xu hướng cũng như tình hình thực tế sống chung với đại dịch, Marketing Online được ưu tiên hơn.
Chiến lược Marketing ngành F&B Định vị rõ thương hiệu
Thị trường F&B ngày càng cạnh tranh gay gắt, mỗi ngày khách hàng lại có thêm rất nhiều lựa chọn mới. Đứng trước tình hình đó, mỗi nhà hàng, quán Bar, quán Cafe,… cần tạo cho thương hiệu của mình một ấn tượng riêng, một cá tính riêng.
Triển khai truyền thông đa kênh
Marketing đa kênh là xu thế tất yếu trong thời đại công nghệ số. Một chiến lược Marketing ngành F&B khai thác đa kênh từ kênh truyền thống đến các kênh Digital như Website, Social, Email Marketing, Mobile,… sẽ giúp thương hiệu tăng độ nhận diện, dễ dàng phủ sóng tới khách hàng mục tiêu. Từ đó hút khách đến nhà hàng, đặt mua sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận.
Thiết kế bao bì sản phẩm bắt mắt
Khi khách hàng chưa được thử vị đồ ăn, bao bì sản phẩm bắt mắt là cách nhanh nhất để thu hút khách hàng đồng thời kích thích nhu cầu mua hàng. Với ngành F&B, thiết kế bao bì sản phẩm là một trong những hoạt động quan trọng trong chiến lược Marketing.
Chiến lược Marketing ngành F&B tập trung vào USP sản phẩm
USP – viết tắt của Unique Selling Point là điểm bán hàng độc nhất. Đây là yếu tố bạn có mà đối thủ không có, giúp phân biệt sản phẩm, dịch vụ của bạn với hàng trăm, hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khách cùng ngành.
Tập trung vào USP sản phẩm (hương vị, chất lượng nguyên liệu, độ dinh dưỡng,…) là cách Marketing tuyệt vời để khẳng định vị trí nhà hàng, quán Bar,… của bạn. Nhờ đó khách hàng sẽ nhớ đến, đặt bàn khi có nhu cầu.
Tổ chức các sự kiện nhỏ
Tổ chức các sự kiện nhỏ tại nhà hàng là chiến lược Marketing ngành F&B hiệu quả. Bạn có thể tổ chức sự kiện vào những dịp lễ tết như lễ tình yêu, giáng sinh,… đi kèm với đó là chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng đến quán.
Xây dựng Website/Blog chia sẻ kiến thức
Xây dựng Website/Blog là cách hữu hiệu để bạn quảng cáo thương hiệu của mình. Nếu tối ưu Website chuẩn SEO, trang Web của bạn sẽ có được vị trí Top đầu trên trang kết quả tìm kiếm Google. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có càng nhiều khách hàng tìm thấy và biết đến nhà hàng, quán ăn của bạn.
Liên kết với các ứng dụng đặt bàn/đặt đồ ăn Online
Nhà hàng, quán ăn của bạn có thể bán được nhiều sản phẩm hơn nhờ đăng ký bán hàng trên các ứng dụng đặt bàn, đặt đồ ăn Online. Các ứng dụng đặt đồ ăn như Now, GrabFood, Beamin,… có sẵn lượng khách hàng tiềm năng truy cập lớn là kênh hiệu quả để tiếp cận khách hàng.
Trên đây Navee đã chia sẻ đến bạn các chiến lược Marketing ngành F&B hiệu quả, hứa hẹn sẽ giúp doanh nghiệp bứt phá trong năm 2024. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình lên kế hoạch Marketing cho năm tới này.
Hãy để lại thông tin của bạn