Phân tích chiến lược marketing của Vietnam Airlines – Hãng hàng không quốc gia Việt Nam

5
(2)

Nói đến ngành hàng không thì nghĩ ngay đến thương hiệu hàng không uy tín hàng đầu Việt Nam đó chính là Vietnam Airlines. Để có được tên tuổi như hiện nay, hãng đã áp dụng thành công chiến lược marketing, truyền thông quảng bá đến người tiêu dùng. Cùng Navee khám phá ngay tại bài viết cdưới đây về chiến lược marketing của Vietnam Airlines nhé!

1. Tổng quan về Vietnam Airlines

Dựa vào các thông tin tổng quan về hãng hàng không này, bạn sẽ hiểu sâu hơn về chiến lược marketing của Vietnam Airlines.

Vietnam Airlines (VNA) hay còn được gọi là Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam. Hãng được xem là thành phần chủ chốt của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Tính đến thời điểm 1/7/2016, mức tỷ lệ vốn nhà nước trong Vietnam Airlines đã đạt 86.16%. Mọi hoạt động của Vietnam Airlines chịu sự quản lý của Hội đồng Quản trị gồm 5 đến 9 người với quy định nhiệm kỳ 5 năm.

Hiện nay hãng có các đường bay đến khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Châu Âu và Châu Đại Dương. Với 49 đường bay đang được khai thác tới 21 điểm nội địa cùng 28 điểm đến quốc tế. Tổng cộng có đến hơn 360 chuyến bay mỗi ngày.

tổng quan về vietnam airlines
Vietnam Airlines (VNA)

Vietnam Airline là cổ đông lớn nhất trong Jetstar Pacific Airlines với tỷ lệ cổ phần đang nắm giữ là 70%. Ngoài ra, hãng còn nắm 49% trong Cambodia  Angkor Air (Hãng hàng không quốc gia Campuchia) và nắm 100% trong VASCO (Hãng bay nhỏ chuyên bay các khu vực miền Nam Việt Nam). Đến ngày 10/6/2010, hãng Vietnam Airlines chính thức gia nhập liên minh SkyTeam và trở thành một trong những hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á được gia nhập liên minh này.

Có thể thấy những bước đi trong chiến lược marketing của Vietnam Airlines khá vững chắc, tạo nên làn sóng nhận diện thương hiệu không thể lẫn vào đâu được với sự thay đổi logo vào năm 2003 bằng biểu tượng “bông sen vàng”. Đối tượng khách hàng mục tiêu cũng được hãng xác định rõ là nam và nữ ở 25 đến 45, tập trung sống ở các thành phố lớn và thành thị có nhu cầu thường xuyên đi công tác xa hoặc đi du lịch, nghỉ dưỡng.

Xem Thêm: Phân tích chiến lược marketing của Viettel – Ông hoàng viễn thông

2. Mô hình SWOT của Vietnam Airlines

Chiến lược marketing của Vietnam Airlines thông qua mô hình SWOT có thông tin chi tiết như sau:

2.1 Điểm mạnh của Vietnam Airlines (Strengths) 

Vietnam Airlines được xem là thương hiệu hàng không hàng đầu trong ngành bởi hãng sở hữu đầy đủ các điểm mạnh như:

  • Thương hiệu hàng không quốc gia lớn mạnh trong nội địa.
  • Có sự tham gia và góp sức của chính phủ.
  • Nguồn vốn khá lớn.
  • Thị phần có tỷ lệ dẫn đầu trên các đường bay trong nước và quốc tế.
  • Nhân lực luôn được đào tạo kỹ càng.
  • Thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết.

2.2 Điểm yếu của Vietnam Airlines (Weakness)

Bên cạnh những điểm mạnh, điểm yếu cũng được xác định rõ ràng để khi thực hiện chiến lược marketing của Vietnam Airlines được tối ưu hiệu quả nhất:

  • Độ linh hoạt trong quá trình điều hành sẽ không cao do chịu sự quản lý của nhà nước.
  • Cơ sở hạ tầng còn vài điểm hạn chế.
  • Chi phí sử dụng để duy trình các hoạt động khá cao do số lượng máy bay lớn.
  • Hạn chế về nguồn nhân lực như phi công và thợ kỹ thuật.
điểm yếu của vietnam airlines
Vietnam Airlines vẫn còn nhiều hạn chế

2.3. Cơ hội đang chờ đợi (Opportunities) 

Tận dụng các cơ hội đang có sẵn sẽ giúp chiến lược marketing của Vietnam Airlines được phát triển hơn nữa trong tương lai:

  • Nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không tăng do ngành du lịch đang phát triển mạnh mẽ.
  • Mở rộng cơ hội du lịch của du khách nước ngoài về Việt Nam.
  • Hệ thống các đường bay trải rộng tại cái địa điểm thuận lợi và đắc địa.

2.4. Thách thức (Threats) 

Tuy có nhiều cơ hội chờ đón, Vietnam Airlines vẫn phải đối mặt với những thử thách lớn:

  • Chất lượng dịch vụ cần được ngày càng nâng cấp so với đối thủ cạnh tranh.
  • Cạnh tranh về ngành dịch vụ với các hãng hàng không trong nước và quốc tế.
  • Rủi ro kinh tế có thể xảy ra như lạm phát, giá nhiên liệu tăng cao,…

Xem thêm: Chiến lược marketing của ABC Bakery – Ông vua bánh mì Việt Nam

3. Phân tích chiến lược marketing mix 7P của Vietnam Airlines 

Chiến lược marketing của Vietnam Airlines không thể thiếu 7 yếu tố quan trọng trong mô hình 7P:

3.1. Sản phẩm (Product) 

Sản phẩm được xem là một yếu tố chủ chốt trong mọi hoạt động kinh doanh, đặc biệt khi cạnh tranh với những đối thủ khác trên thị trường thì sản phẩm của hãng cần phải thật sự nổi bật. Vietnam Airlines đã xác định rõ được điều đó nên thương hiệu đã không ngừng nâng cao các chất lượng dịch vụ ở 3 tiêu chí chính là an toàn, đúng giờ và thuận tiện.

3.2. Giá cả (Price) 

Giá là một trong những yếu tố cần có trong chiến lược marketing của Vietnam Airlines. Hãng đã thành công khi áp dụng chính sách giá đa dạng cùng với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm phục vụ được nhu cầu của khách hàng.

Hãng hàng không Vietnam Airlines đã không ngừng mở rộng việc hợp tác trên tất cả các phương diệu nhằm giảm đi chi phí cho các đường bay liên doanh hoặc đường bay quốc tế như Hà Nội/ TPHCM – Singapore,…

3.3. Phân phối (Place) 

Vietnam Airlines có mạng lưới phân phối phát triển nhanh chóng với gần 10 chi nhánh có văn phòng đại diện trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hãng bao phủ toàn thị trường ở cả 4 châu lục. Có thể nói sự phát triển này đáp ứng được nhiều nhu cầu di chuyển về đường dài cho các khách hàng trên toàn thế giới.

mạng lưới phân phối của vietnam airlines vô cùng rộng
Mạng lưới phân phối của Vietnam Airlines vô cùng rộng

Hiện nay, tại Việt Nam, hãng có gần 30 chi nhánh xuất hiện với hơn 20 tỉnh và thành phố lớn. Hầu hết các điểm giao dịch sẽ cung cấp giải pháp giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng từ việc đặt vé, xuất vé, đổi vé,…

Công nghệ ngày càng phát triển và Vietnam Airlines đã nhanh chóng bắt kịp, hợp tác với một số ứng dụng cung cấp dịch vụ du lịch nổi tiếng như Traveloka, Agoda,… Từ đó khách hàng sẽ dễ dàng tiếp cận nhiều thông tin về chuyến bay và các chương trình khuyến mãi hơn.

3.4. Xúc tiến (Promotion) 

Mô hình 7P trong chiến lược marketing của Vietnam Airlines đầu tư khá nhiều về yếu tố xúc tiến. Hãng thực hiện khá đồng bộ, nhất quán và ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hãng còn thực hiện quảng cáo báo chí cả trong và ngoài nước, quảng cáo trên các đài truyền hình và cả quảng cáo ÔH,…

Chưa dừng lại, hãng đã không ngừng tiếp thụ thông tin và tăng cường các mối quan hệ công chúng để tham gia tài trợ nhiều sự kiện lớn của quốc gia theo xu hướng cộng đồng. Chẳng hạn như thượng đỉnh APEC, show Hoa hậu hoàn vũ, quỹ Hỗ trợ xã hội,…

3.5. Con người (People) 

Về yếu tố con người, Vietnam Airlines luôn đặt lên hàng đầu, dựa vào đó hãng sẽ lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ phù hợp đến cho khách hàng.

  • Áp dụng chương trình tuyển chọn gay gắt với các tiêu chí cao
  • Chú trọng các chính sách chăm sóc khách hàng để đáp ứng các nhu cầu sử dụng dịch vụ.

3.6. Quy trình (Process) 

Quy trình vận hành dịch vụ được Vietnam Airlines áp dụng cụ thể theo trình tự sau:

  • Quy trình đặt vé và phương thức thanh toán
  • Thực hiện thủ tục giấy tờ
  • Hành lý trả trước
  • Lên máy bay
  • Trên máy bay
  • Máy bay hạ cánh

3.7. Cơ sở vật chất (Physical Evidence) 

Không gian chờ, quầy thủ tục giấy tờ đều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về diện tích cũng như rõ ràng về mặt ngôn ngữ. Các hoạt động giao dịch đều được đảm bảo an ninh cùng sự hỗ trợ của các trang thiết bị như loa phát thanh, hệ thống điều hóa, khu vệ sinh sạch sẽ,… Bên cạnh đó trên máy bay, các thiết bị giải trí được trang bị đi kèm gồm màn hình LCD phim truyện, tạp chí, đồ ăn nhẹ,…

4. Navee – Bạn đồng hành truyền thông doanh nghiệp hiệu quả

Để tạo nên một tiếng vang như chiến lược marketing của Vietnam Airlines, Navee sẽ là một giải pháp truyền thông hỗ trợ kế hoạch Marketing hiệu quả gồm các công cụ cần thiết trên đa nền tảng cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệp. Qua đó có thể giúp doanh nghiệp triển khai các chiến dịch Marketing hiệu quả, tối ưu chi phí và thu hút được tệp khách hàng tiềm năng.

Từ chiến lược marketing của Vietnam Airlines cho thấy dù thị trường luôn tồn tại các đối thủ cạnh tranh nhưng nếu xây dựng được một thương hiệu một cách bài bản và có tầm nhìn xa sẽ giúp khẳng định được vị thế, tạo nên những giá trị khác biệt.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 2

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    ĐĂNG 
    close-link