Chiến lược Marketing của Vietjet Air giúp thương hiệu đột phá ngành hàng không

5
(1)

Là một hàng hàng không tương đối non trẻ trên thị trường, Vietjet Air đã nhanh chóng thu hút đông đảo khách hàng bay nội địa lẫn quốc tế. Thành công đột phá ấy đến từ những chiến lược marketing của Vietjet Air. Cùng Navee phân tích kỹ hơn các yếu tố trong chiến lược marketing mix 7P của Vietjet Air qua bài viết này.

>>> Tìm hiểu cách xây dựng chiến lược marketing tại https://navee.asia/kb/xay-dung-chien-luoc-marketing-hieu-qua/

1. Tìm hiểu về Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet Air có 100% vốn Việt Nam với 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C, Sovico Holdings và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank). 

Vietjet Air được thành lập vào ngày 23/07/2007 và đi vào hoạt động và năm 2011. Công ty có trụ sở chính ở Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất – TP. Hồ Chí Minh và chi nhánh ở Sân Bay Quốc Tế Nội Bài – Hà Nội. Hàng hàng không này đã gây chú ý trong tâm trí khách hàng là một hàng bay giá rẻ qua nhiều chiến lược marketing của Vietjet Air trong thời gian qua.

Hãng hàng không Vietjet Air
Hãng hàng không Vietjet Air chính thức ra mắt năm 2011

Tại thời điểm mới hoạt động, công ty chỉ có 12 phi cơ và trung bình có 22 tuyến bay nội địa và quốc tế mỗi ngày. Cho đến nay, Vietjet Air đã trở thành hãng hàng không nội địa lớn nhất Việt Nam, sở hữu 100 máy bay các loại, bao gồm Airbus A320, A321, A330 và Boeing 737 với tổng giá trị giao dịch lên tới 9,1 tỷ USD. 

Hãng bay luôn tự hào xây dựng đội ngũ nhân viên hiện đại, chuyên nghiệp. Phi hành đoàn của Vietjet Air được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, với phi công và tiếp viên nhiều kinh nghiệm, cam kết mang đến dịch vụ hàng không chất lượng tốt nhất cho hành khách.

Sau nhiều năm hoạt động trong ngành hàng không, công ty VietJet đã được vinh danh với 32 giải thưởng trong nước và 9 giải thưởng quốc tế lớn. Hãng đã bình chọn là “Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất châu Á năm 2015” do Travel Awards bình chọn và giải thưởng “Hãng hàng không được yêu thích nhất tại Việt Nam” do Thời báo kinh tế bình chọn. Năm 2016, công ty lọt vào danh sách “Top 500 thương hiệu hàng đầu Châu Á 2016. Đặc biệt, VietJet còn liên tục trong nhiều năm được bình chọn là “Nơi làm việc tốt nhất” và “Thương hiệu tuyển dụng tốt nhất Châu Á”. 

Gần đây là 2023, AirlineRatings bình chọn Vietjet Air là “Hãng hàng không chi phí thấp có dịch vụ trên tàu bay tốt nhất năm 2023” và “Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới năm 2023”. Đây đều là những thành công đột phá, xứng đáng với nỗ lực thực hiện nhiều chiến lược marketing của Vietjet Air mà các đối thủ cần học hỏi.

2. Phân tích mô hình SWOT của Vietjet Air

Trên cơ sở phân tích sâu hơn về mô hình SWOT, Navee sẽ chia sẻ cho bạn đọc những đánh giá giúp đội ngũ lập kế hoạch và thực thi chiến lược marketing của Vietjet Air gặt hái nhiều thành công:

2.1. Điểm mạnh

Những điểm mạnh là tiền đề cho nội lực xây dựng và phát triển công ty toàn diện nói chung, cũng như trong việc hoạch định các chiến lược marketing của Vietjet Air:

  • Tiềm lực tài chính mạnh đến từ 3 cổ đông lớn.
  • Giá máy bay rẻ
  • Phân phối rộng khắp cả nước với nhiều chuyến bay nội địa lẫn quốc tế
  • Chiếm được thị phần đáng kể trên thị trường dù mới ra mắt chưa lâu.
  • Thương hiệu địa phương mạnh, độ nhận cao trong nước.
  • Máy bay mới, đa dạng, thời gian khai thác cao, tiêu tốn ít nhiên liệu và tiết kiệm chi phí.
  • Đội ngũ bay hiện đại, đào tạo chuẩn quốc tế và chuyên nghiệp.
  • Nhân viên trẻ trung, năng lượng, được đánh giá cao vì sự thân thiện và hiếu khách.
Nhu cầu đi lại bằng máy bay
Nhu cầu đi lại bằng máy bay đang có xu hướng tăng

2.2. Điểm yếu

Một số điểm yếu đối với việc xây dựng và triển khai chiến lược marketing của Vietjet Air gồm có:

  • Thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải, chuyến bay hay bị trì hoãn, nhận các phản hồi tiêu cực từ khách hàng.
  • Quản lý năng suất kém, phương tiện và đội ngũ bay tuy nhiều nhưng chưa được khai thác tối ưu và đạt hiệu suất cao.
  • Kinh nghiệm về ngành dịch vụ khách hàng còn non trẻ, không thể so sánh với các đối thủ lâu năm.
  • Kinh nghiệm trong điều hành vẫn chưa nhiều, tương tự như kinh nghiệm trong ngành.

2.3. Cơ hội

Những cơ hội trong ngành hàng không là là những điều kiện thuận lợi để triển khai thêm các chiến lược marketing của Vietjet Air:

  • Ngành du lịch đang phát triển với nhu cầu đi lại ngày càng tăng, trong nước lẫn quốc tế và mọi người đang ưu tiên sử dụng đường hàng không.
  • Quan hệ đối tác liên tuyến và liên doanh gia tăng để mở rộng các đường bay mới và tần suất chuyến bay hàng ngày.
  • Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp hàng không để hỗ trợ chung cho sự phát triển của ngoại thương, du lịch, xuất – nhập khẩu,…
  • Tốc độ tăng trưởng quốc tế mạnh mẽ tạo ra nhiều cơ hội làm việc, hợp tác, kinh doanh hàng hoá,… nên nhu cầu di chuyển và vận tải đường hàng không tăng nhanh.
  • Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ có tính ứng dụng cao trong ngành dịch vụ khách hàng giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ

2.4. Thách thức

Một số thách thức cho hoạt động kinh doanh và các chiến lược marketing của Vietjet Air là:

  • Hoạt động vận hành chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các điều kiện tự nhiên như mưa, bão, thiên tai,… 
  • Giá nhiên liệu để vận hành máy có xu hướng tăng cao.
  • Tính trạng tắc quá tải, nghẽn chung của các sân bay.
  • Nhu cầu khách hàng ngày càng cao và hành vi khách hàng hay thay đổi.
  • Mức độ cạnh tranh ngày càng tăng với các hãng bay khác, nội địa lẫn quốc tế.
  • Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong nước chậm hơn, trong khi doanh thu của hàng chủ yếu đến từ việc cung cấp các chuyến bay nội địa.
Tác động từ thời tiết đến ngành hàng không
Ngành hàng không chịu nhiều tác động trực tiếp điều kiện thời tiết 

3. Phân tích chiến lược marketing mix 7P của Vietjet Air

Cùng Navee phân tích sâu hơn chiến lược marketing của Vietjet Air thông qua các yếu tố 7P của ngành dịch vụ.

3.1. Sản phẩm (Product) 

Chiến lược marketing của Vietjet Air đối với dịch vụ chủ chốt về hàng không là mở rộng và nâng cấp chất lượng dịch vụ bay: Tính đến tháng 1/2024, Vietjet hiện đang khai thác hơn 400 chuyến bay mỗi ngày. Hãng đã mở rộng tới 84 đường bay, gồm 49 đường bay nội địa và 35 đường bay quốc tế. Vietjet Air đang có định hướng mở rộng đường bay chủ yếu tập trung vào các đường bay quốc tế và những trung tâm kinh tế – du lịch của Việt Nam như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Quốc,…

Bên cạnh đó, Vietjet Air áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: Không chỉ cung cấp dịch vụ vận tải hàng không nội địa và quốc tế, Vietjet Air còn phát triển rất nhiều dịch vụ khác như:

  • Hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không: Đại lý bán vé máy bay
  • Dịch vụ hỗ trợ quảng bá và tổ chức các tour du lịch
  • Xây dựng công trình: Xây dựng và khai thác các trung tâm điều hành bay, xây dựng và khai thác cơ sở vật chất cho nhà ga của sân bay,…
  • Dịch vụ hỗ trợ cho vận tải hàng không: Dịch vụ mặt đất, bảo dưỡng máy bay, cung cấp phụ tùng máy bay, tiếp nhiên liệu máy bay,…
  • Dịch vụ giáo dục: Huấn luyện thực hành cho phi công, nhân viên kỹ thuật,…
  • Vận tải đường bộ.
Sản phẩm của Vietjet
Vietjet Air khai thác nhiều đường bay nội địa và quốc tế 

3.2. Giá cả (Price) 

Chiến lược marketing của Vietjet Air đi theo định hướng định giá sản phẩm theo mô hình giá rẻ LCC – Low Cost Carrier. Nhóm khách hàng mục tiêu của Vietjet Air là phân khúc bình dân, ưa chuộng sử dụng các dịch vụ giá rẻ. Hãng thường xuyên triển khai các chuyến bay giá 0 đồng hoặc chuyến bay có giá thấp, chỉ từ 300.000 đồng. Để làm được điều đó, Vietjet Air đã thực hiện tối ưu chi phí qua các hoạt động như:

  • Chỉ khai thác một dòng máy bay có thể quay vòng nhiều chuyến và đi về trong ngày để giảm được chi phí vận hành, ăn ở cho đội bay, tiết kiệm tối đa nhiên liệu.
  • Hành lý đi kèm miễn phí không quá 7kg, cắt bỏ suất ăn miễn phí trên máy bay, chuyển thành dịch vụ tính phí theo nhu cầu hành khách.
  • Giữ chân và thu hút khách hàng bằng các chiến lược giá rẻ hơn khi bay nhiều hoặc đăng ký bay sớm.
  • Giảm thiểu được tối đa chi phí vận hành bằng cách bằng cách bán vé online.
Chiến lược marketing của Vietjet Air đẩy mạnh yếu tố giá rẻ 
Chiến lược marketing của Vietjet Air đẩy mạnh yếu tố giá rẻ 

3.3. Phân phối (Place) 

Trong chiến lược marketing của Vietjet Air về phân phối, hãng đã sử dụng đồng thời cả kênh phân phối trực tiếp lẫn kênh phân phối gián tiếp để có thể dễ dàng tiếp cận được khách hàng mục tiêu:

  • Ở kênh phân phối trực tiếp: Bán vé trực tiếp qua hệ thống bán vé chính hãng đặt tại các sân bay lớn như: Tân Sơn Nhất, Nội Bài,… Hãng cũng có hệ thống các phòng vé tại các thành phố lớn và hình thức mua vé online thông qua website vietjetair.com. 
  • Ở kênh phân phối gián tiếp: Vé máy bay được phân phối tới các đại lý nhượng quyền của hãng. Những đại lý này sẽ tiếp tục phân phối vé tới tay người tiêu dùng và hưởng hoa hồng cho mỗi vé bán được.

3.4. Xúc tiến (Promotion) 

Quảng cáo và khuyến mãi chính là hai chiến lược marketing của Vietjet Air giúp hãng nhanh chóng đạt được độ phủ sóng, nhận diện cao đối với thị trường. 

Chiến lược truyền thông Quảng cáo:

  • Mức độ nhận diện thương hiệu Vietjet Air tại Việt Nam đạt con số mơ ước là 98% theo Trung tâm hàng không châu Á – Thái Bình Dương (CAPA). Đây là một thành công vượt bậc của các chiến lược marketing của Vietjet Air.
  • Hướng tới đối tượng khách hàng phân khúc trung bình, hãng đã tận dụng rất tốt các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình tivi, mạng xã hội,… Không chỉ được biết đến là “hãng hàng không giá rẻ, Vietjet Air còn là “hãng hàng không sexy” bởi thông điệp truyền thông độc đáo và các người mẫu bikini và hợp tác cùng người nổi tiếng để tăng hiệu ứng truyền thông, như Ngọc Trinh hay Celine Farach.
Hình ảnh người mẫu bikini Ngọc Trinh
Hình ảnh người mẫu bikini Ngọc Trinh trên chuyến bay Vietjet Air

Khuyến mãi và giảm giá liên tục xuất hiện trong chiến lược marketing của Vietjet Air: Hãng đã thành công khi hiểu rằng việc nắm bắt thời điểm nhu cầu khách hàng tăng cao mùa lễ hội cũng chính là thời điểm khách hàng sẵn sàng chi trả để khám phá và trải nghiệm dịch vụ bay. Điển hình là tung ra các khuyến mãi giá chỉ từ 9000đ/vé trong khung giờ 12h – 14h.

3.5. Con người (People)

Trong chiến lược marketing của Vietjet Air, hãng không chỉ chú trọng việc đào tạo chuyên môn chuẩn quốc tế cho đội ngũ bay mà còn chú trọng hình ảnh, tính cách thương hiệu thể hiện qua hình ảnh tiếp viên của mình. Đồng phục được thiết kế dựa trên đồng phục của thiếu sinh quân trong đội vệ quốc năm xưa, gồm mũ cano, màu áo đỏ và quần sooc in hình caro. Hình ảnh đoàn tiếp viên trẻ trung, nổi bật luôn giúp Vietjet nổi bật giữa các sân bay.

3.6. Quy trình (Process) 

Chiến lược marketing của Vietjet Air đối với quy trình thực hiện ngày càng được cải thiện trong cả vận hành lẫn chăm sóc khách hàng. Trải nghiệm khách hàng với dịch vụ bay của Vietjet được thực hiện tương tự như bất kỳ hãng bay nào trong nước, không gây ra nhiều khó khăn cho hành khách. Hoạt động chăm sóc khách hàng sau chuyến bay cũng được cải thiện hơn nhằm khuyến khích khách hàng tái sử dụng dịch vụ và trở thành các tệp khách hàng trung thành. 

3.7. Cơ sở vật chất (Physical Evidence) 

Tính tới năm 2024, Vietjet Air có tổng cộng 105 máy bay, với sức chứa từ 180 đến 230 ghế mỗi chiếc. Số lượng và chủng loại máy bay phù hợp với phân khúc khách hàng mục tiêu của hãng hàng không giá rẻ: tập trung vào các chuyến bay ngắn và tầm trung, với chi phí vận hành tiết kiệm. 

Vietjet Air không ngừng đầu tư vào trang bị các thiết bị tân tiến trên máy bay nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng. Ví dụ như:

  • Hệ thống giải trí cá nhân hiện đại với màn hình cảm ứng, tai nghe và cổng sạc USB.
  • Wifi miễn phí trên một số đường bay.
  • Hệ thống chiếu sáng LED tiết kiệm năng lượng.
  • Ghế ngồi được thiết kế thoải mái, phù hợp với vóc dáng người Việt Nam.

Ngoài ra, để thể hiện tinh thần của một hãng hàng không thế hệ mới, thân thiện và hiếu khách – hãng còn thiết kế hình quốc kỳ Việt Nam trên thân máy bay để giúp tăng độ nhận diện trên các đường bay quốc tế.

Quy trình chăm sóc khách hàng tốt
Quy trình chăm sóc khách hàng tốt giúp tăng tỷ lệ bay lại nhiều hơn

4. Bài học kinh nghiệm từ chiến lược marketing của Vietjet Air

Từ chiến lược marketing của Vietjet Air, các doanh nghiệp có thể học hỏi được các bài học kinh nghiệm:

  • Phân tích thị trường mục tiêu để chọn ra các ngách thật sự tiềm năng.
  • Định vị rõ ràng và xây dựng các chiến lược tiếp thị xoay quanh định vị.
  • Chọn lựa chiến lược giá rẻ cho phân khúc bình dân là cách khôn ngoan để thâm nhập thị trường mới.
  • Sử dụng phương tiện truyền thông phù hợp để tạo tiếng vang cho lần đầu ra mắt, hình ảnh người nổi tiếng có độ nhận biết cao sẽ giúp hoạt động tiếp thị bùng nổ.
  • Áp dụng các chương trình khuyến mãi phù hợp để giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm/dịch vụ và tăng cơ hội tái mua hàng.

Như vậy, Navee Agency đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin chi tiết về thương hiệu và chiến lược marketing của Vietjet Air. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều cảm hứng để xây dựng chiến lược tiếp thị cho doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả. 

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ NGAY
    close-link