Phân tích chiến lược Marketing của Uniqlo sẽ cho chúng ta thấy tại sao Uniqlo lại vươn lên và trở thành một trong những thương hiệu đứng đầu đối với thị trường thời trang. Những chiến dịch được Uniqlo tạo ra được đánh giá là vô cùng sáng tạo và thông minh, bên cạnh đó là những triết lý chạm đến cảm xúc của người tiêu dùng. Cùng Navee tìm hiểu và phân tích chiến lược Marketing của Uniqlo nhé!
1. Giới thiệu về Uniqlo
Trước khi phân tích chiến lược Marketing của Uniqlo, cần hiểu về lịch sử hình thành và những giai đoạn phát triển của ông lớn này. Uniqlo là doanh nghiệp chuyên về mảng thiết kế, may mặc và bán lẻ đối với trang phục thường ngày. Những trang phục này ban đầu dành cho người Nhật Bản và nhà sáng lập là Tadashi Yanai. Tadashi Yanai tiếp tục mở một cửa hàng mới ở Hiroshima với tên gọi Unique Clothing vào năm 1984, sau khi trở thành chủ tịch Uniqlo, Warehouse, thương hiệu sau này đã được rút ngắn thành Uniqlo.
Uniqlo và nhà sáng lập Tadashi Yanai
Sau nhiều năm thành lập, thương hiệu thời trang Uniqlo vươn mình trở thành một trong những thương hiệu may mặc phát triển nhanh nhất không những ở thị trường châu Á mà còn chiếm vị thế vô cùng quan trọng trên thế giới. Hãng thời trang này liên tục xuất hiện ở hầu hết các thành phố lớn, và dần được biết đến với việc sản xuất quần áo chất lượng cao dành cho hầu hết đối tượng khách hàng.
Thương hiệu ngày càng phát triển mạnh mẽ
Từ một cửa hàng nhỏ, Uniqlo đã phát triển cực kỳ mạnh mẽ và cho đến thời điểm hiện tại, Uniqlo đã có thể sánh ngang với các thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới có thể kể đến như H&M và Zara. Với khẩu hiệu chính xuyên suốt quá trình phát triển là “Made for all” (tạm dịch: dành cho tất cả mọi người) – Đây cũng được coi là một trong những dấu ấn vô cùng đặc biệt và tạo nên thành công của Uniqlo. Cùng phân tích chiến lược Marketing của Uniqlo để hiểu hơn vì sao đây lại được coi là thành công lớn của thương hiệu.
2. Tổng quan về thị trường thời trang
Ngành thời trang sau dịch COVID đã phục hồi và có phần tăng trưởng mạnh mẽ sau 18 tháng (từ đầu năm 2021 đến giữa năm 2022), nhưng vẫn tiếp tục đang phải đối mặt với một môi trường vô vàn thách thức. Hiện nay, không những tâm lý của người mua thay đổi liên tục, việc lạm phát cũng đang biến động rõ rệt.
Thị trường thời trang ngày càng có sự canh tranh gay gắt
Đối với các mặt hàng xa xỉ, tệp khách hàng ở đây vẫn vô cùng vượt trội. Họ tiếp tục có nhu cầu mua sắm cao để có thể đáp ứng nhu cầu bản thân. Lĩnh vực hàng xa xỉ dự kiến sẽ tăng trưởng từ 5-10% vào năm 2023, theo dự báo thời trang của McKinsey. Đối với các mặt hàng khác, mức tăng trưởng doanh số bán hàng tương đối chậm từ –2 đến +3% và sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thu hẹp tại thị trường châu Âu.
Riêng ngành thời trang Việt Nam vào năm 2023 sẽ tiếp tục tăng cường năng lực sản xuất và mở rộng quy mô các nhà máy cũng như các xưởng may. Hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành thời trang đang đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ và các quy trình sản xuất hiện đại, giúp nâng cao chất lượng và năng suất.
3. Mô hình SWOT của Uniqlo
Phân tích chiến lược Marketing của Uniqlo, đặc biệt là SWOT sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những lợi thế Uniqlo đang có cũng như những khó khăn và thách thức mà thương hiệu này phải đối mặt. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn.
3.1. Điểm mạnh
Với hướng đi đúng đắn và có tầm nhìn xa trông rộng của lãnh đạo Uniqlo – Tadashi Yanai, thương hiệu được dẫn dắt và phát huy ưu điểm để mở rộng chi nhánh toàn cầu và có hơn 1900 cửa hàng trên thế giới cho đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, việc tự định vị bản thân là một doanh nghiệp Nhật bản chuyên bán các loại quần áo “bình thường” với mức giá phải chăng, nhờ đó, các mặt hàng của Uniqlo không bao giờ bị lỗi mốt và luôn được ưa chuộng qua nhiều thế hệ.
Các sản phẩm của Uniqlo với chất lượng cái tiến
Nhưng không vì thế mà Uniqlo mờ nhạt hơn so với đối thủ. Nhờ việc luôn cải tiến chất lượng sản phẩm mà các mặt hàng của Uniqlo luôn khác biệt so với các đối thủ trên thị trường. Bên cạnh đó, nhờ phân tích chiến lược Marketing của Uniqlo và xây dựng những hoạt động kinh doanh hiệu quả, Uniqlo duy trì mối quan hệ ổn định với nhà cung cấp và quản lý tốt tồn kho, nhờ đó dễ dàng nắm bắt nhu cầu của thị trường để tăng hoặc giảm quy mô sản xuất, hạn chế nhiều rủi ro không đáng có.
3.2. Điểm yếu
Với việc tập trung sản xuất những sản phẩm may mặc tại thị trường Châu Á, các mặt hàng của Uniqlo chưa phổ biến tại thị trường quốc tế. Điều này sẽ gây khó khăn khi thương hiệu muốn chiếm thị phần ở các thị trường Châu Âu hay Châu Mỹ. Ngoài ra, Uniqlo cũng đang gặp phải những vấn đề lớn trong việc mở rộng chuỗi cung ứng đồng thời việc bán lẻ trực tuyến chưa thật sự phát triển so với các đối thủ nặng ký trên thị trường.
3.3. Cơ hội
Phân tích chiến lược Marketing của Uniqlo cho thấy doanh nghiệp này đang có cơ hội rất lớn trong việc xâm nhập và phát triển phân khúc ra mắt nhiều sản phẩm mới. Bởi ngoài lĩnh vực quần áo nam nữ, Uniqlo có thể mở rộng sản xuất quần áo trẻ em, đồng phục học sinh,…để có thể thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác nhau hơn. Đây cũng là cơ hội danh cho Uniqlo, giúp xây dựng và quảng bá hình ảnh thương hiệu tốt hơn để có thể duy trì và tạo ra nhiều doanh thu hơn.
Công ty vẫn còn nhiều cơ hội để mở rộng thị trường
3.4. Thách thức
Hiện nay, ngành hàng thời trang đang có rất nhiều thương hiệu lớn và nổi tiếng, vì vậy Uniqlo đang phải đối mặt với vô vàn đối thủ nặng ký trên thị trường, chưa kể những thương hiệu mới thành lập. Các thương hiệu cạnh tranh trực tiếp với Uniqlo có thể kể đến như Gap, Tommy Hilfiger, Zara và United Colors of Benetton. Ngoài ra, khi thị trường biến đổi liên tục, thẩm mỹ của khách hàng cũng ngày càng tăng cao và họ cũng luôn phải cân nhắc lựa chọn thương hiệu uy tín.
Xem thêm:
Khám phá nghệ thuật trong chiến lược marketing của Nike
Chiến lược marketing của Coolmate – Hành trình vượt qua thử thách
5 bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp
4. Chiến lược Marketing 4P của Uniqlo
4.1. Chiến lược sản phẩm
Với việc được coi là một trong những thương hiệu dẫn đầu thế giới. các dòng quần áo và hàng may mặc của Uniqlo với chất lượng hàng đầu, có sự hiện diện mạnh mẽ trên thị trường, quần áo thông thường chất lượng cao. Bên cạnh đó, Uniqlo còn có danh mục sản phẩm vô cùng đa dạng trong cách tiếp thị và phục vụ cho mọi nhóm tuổi cũng như mọi giới tính.
4.2. Chiến lược giá
Qua phân tích chiến lược Marketing của Uniqlo có thể thấy, Uniqlo định vị bản thân là một thương hiệu với các dòng một sản phẩm tầm trung và giá cả phải chăng. Giá cả cạnh tranh thấp có thể giúp Uniqlo tạo nên sự khác biệt với đối thủ thông qua chất lượng của các sản phẩm rất tốt và thu hút tệp khách hàng bình dân và những người mua sắm có hiểu biết, có thêm nhiều đợt khuyến mãi.
Thương hiệu sử dụng chiến lược giá trung bình
4.3. Chiến lược địa điểm
Với việc sở hữu hơn 1900 cửa hàng trên toàn thế giới, Uniqlo với chiến lược phủ sóng toàn bộ để nâng cao nhận diện đối với khách hàng. Mặt khác, thương hiệu còn đẩy mạnh các hình thức bán hàng trực tuyến bằng việc thông qua trang Web của riêng mình. Uniqlo cũng đang duy trì mức tồn kho một cách vô cùng tối ưu để có thể giải quyết hàng tồn kho khi cần thiết với giá khuyến mại.
Các cửa hàng Uniqlo có mặt trên toàn cầu
4.4. Chiến lược quảng bá
Qua phân tích chiến lược Marketing của Uniqlo có thể thấy Uniqlo có một nhóm phân tích dữ liệu mua hàng của khách hàng, giúp đánh giá mức độ ưa thích của người tiêu dùng và thương hiệu có thể thiết kế nội dung khuyến mại một cách phù hợp nhất. Đi kèm với đó là khẩu hiệu “Made for all”, Uniqlo đã làm nổi bật các chiến lược của mình và trở thành một thương hiệu toàn cầu và thu hút khách hàng từ các quốc gia và nhóm dân tộc khác nhau.
5. Lợi thế cạnh tranh của Uniqlo
Đối với một thương hiệu thời trang mà phong cách không phải là thế mạnh, Uniqlo luôn tự gọi mình là “cửa hàng quần áo” để tập trung vào những mẫu mã đơn giản nhưng khách hàng nào cũng cần. Phân tích chiến lược Marketing của Uniqlo cho thấy thương hiệu này chỉ tập trung vào quần Jeans, áo khoác, áo thun trơn – những món đồ cơ bản nhất, với màu sắc trung tính và họa tiết đơn giản, đặc biệt là hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của bất kỳ xu hướng nào. Trong khi đó hai đối thủ “thời trang nhanh” nổi nhất của Zara và H&M luôn cho ra mắt hàng trăm mẫu mã khác nhau cho mỗi mùa.
Chất lượng sản phẩm được thương hiệu tập trung tuyệt đối
Lợi thế cạnh tranh mà Uniqlo có được chính là chất liệu. Đối với Uniqlo, một sản phẩm tốt sẽ được sản xuất với chất liệu đảm bảo và phù hợp với nhiều người. Chất liệu Polyester được ưa thích được lựa chọn bởi các đối thủ cạnh tranh trong ngành thời trang nhanh. Nhưng Uniqlo lại sử dụng 30% cotton trong các bộ sưu tập của mình và chỉ 20% polyester. Những khách hàng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường hoặc đơn giản là thích những loại vải tự nhiên hoặc thích sự thoải mái, có thể nhận thấy áo len của Uniqlo là một lựa chọn thông minh, thay vì lựa chọn các loại vải tổng hợp của Zara hay H&M.
6. Những yếu tố giúp Uniqlo thành công tại việt Nam
Sau vài năm thâm nhập vào thị trường Việt Nam, Uniqlo đã có những thành công đáng kể. Qua phân tích chiến lược Marketing của Uniqlo có thể thấy điểm cốt lõi chính để tạo nên sự thành công tại Việt Nam, đó chính là tăng số lượng sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, mở rộng lượng cửa hàng và đào tạo nhân lực tại địa phương. Bên cạnh đó, triết lý LifeWear cũng từng bước trở thành một phần cuộc sống hàng ngày của khách hàng Việt theo cách giản dị nhất.
Uniqlo đặt chân tới Việt Nam và ngày càng thành công
Đặt chân tới Việt Nam hay bất cứ đâu, tầm nhìn chiến lược và phong cách của Uniqlo cũng vô cùng rõ ràng, đây là nền tảng để hãng tạo dựng nên sự thành công. Thay vì theo đuổi xu hướng thời trang, thương hiệu lại tập trung vào nghiên cứu và phát triển để không ngừng cải tiến sản phẩm, sao cho khách hàng mục tiêu sẽ có được những sản phẩm tốt nhất.
7. Triết lý Made For All của Uniqlo
Uniqlo (đã từng được gọi là “Unique Clothing Warehouse”) là thương hiệu bán quần áo thời trang, tiện dụng và đột phá về mặt công nghệ và cải tiến sản phẩm với câu khẩu hiệu “Made for all”. Đây là triết lý xuyên suốt quá trình phát triển của Uniqlo. Với câu khẩu hiệu này, mục tiêu của thương hiệu là tạo ra những sản phẩm quần áo bền, dễ mặc và giá cả phù hợp để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng từ chất lượng đến chi phí.
Triết lý Made For All được truyền thông rộng rãi
Sau khi đã phân tích chiến lược Marketing của Uniqlo, các doanh nghiệp cũng đã phần nào có riêng cho mình những bài học và giải pháp cho công ty. Nhưng Marketing luôn là bài toán vô cùng khó giải quyết. Nhận thấy điều đó, Navee đã được phát triển để giúp các doanh nghiệp có đầy đủ công cụ, từ đó giúp hiệu quả hơn trong các hoạt động Marketing. Mọi tính năng của Navee sẽ được phát triển theo đúng nhu cầu của các Marketers. Điều này có thể giúp nhân viên có công cụ triển khai các chiến dịch Marketing, nhà quản lý có công cụ theo dõi và đánh giá hiệu quả các hoạt động Marketing dễ dàng và chính xác nhất.
Hãy để lại thông tin của bạn