Bạn có biết, Shopee hiện đang là một trong những sàn thương mại điện tử thành công nhất trên thị trường nhiều quốc gia Đông Nam Á? Sức ảnh hưởng của Shopee mạnh mẽ đến mức khiến cho công ty cha của nó trở thành thương hiệu giàu có nhất hiện nay trong khu vực. Có không ít các yếu tố làm nên sự thành công này để chúng ta phải học hỏi, trong đó chiến lược Marketing của Shopee đóng vai trò quan trọng hàng đầu.
Bài viết hôm nay, mời bạn cùng theo chân Navee đi phân tích, tìm hiểu về cách thức triển khai chiến lược quảng bá của Shopee xem có gì độc đáo nhé!
Tổng quan về Shopee tại thị trường Việt Nam
Theo Wikipedia, Shopee là một loại ứng dụng dành cho việc mua sắm trực tuyến trên mạng Internet thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li. Sàn giao dịch TMĐT Shopee do Sea Ltd (trước đây là Garena) sở hữu và có trụ sở đặt tại đất nước Singapore.
Shopee ra mắt lần đầu vào năm 2015 cũng trên thị trường Singapore, tuy nhiên hiện thương hiệu này đã phủ sóng rộng khắp các mặt trận. Có thể kể đến một vài quốc gia như: Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Philippines, Brazil và cả Việt Nam.
Thị trường mục tiêu của Shopee
Trong kế hoạch chiến lược Marketing của Shopee, thị trường mục tiêu của thương hiệu này trước mắt là ở khu vực Đông Nam Á, sau đó là lan rộng ra châu Á. Đương nhiên, trong tương lai, với chiến lược hiệu quả, thương hiệu này còn “phủ cam” cả những khu vực phương Tây hay tận trời Âu, chiếm thị phần lớn trên toàn cầu.
Khách hàng mục tiêu của Shopee
Shopee ra mắt ban đầu là một hệ thống tích hợp đầy đủ tính năng, hoạt động như mạng xã hội để phục vụ việc mua sắm trực tuyến trên mạng Internet. Khách hàng mục tiêu của Shopee là mọi người tiêu dùng ở mọi nơi và mua sắm mọi lúc. Đặc biệt. Sàn TMĐT này tập trung chuyên sâu vào những ai có nhu cầu về thời trang, thẩm mỹ cũng như làm đẹp,…
Hiện nay, Shopee đã phát triển rộng ra với nhiều nền tảng đa dạng, phong phú. Điều này nhằm mục đích để họ có thể định hướng được đối tượng khách hàng chính xác hơn, đáp ứng nhu cầu tốt hơn, đồng thời tăng doanh thu hiệu quả.
Một vài nền tảng bao gồm: Nền tảng Shopee Mall dành cho những khách hàng khó tính, chỉ tin hàng chính hãng; nền tảng Shopee 4h dành cho người dùng có yêu cầu cao trong vấn đề thời gian giao nhận,…
Chiến lược Marketing Mix của Shopee
Cũng như nhiều thương hiệu nổi tiếng khác, chiến lược Marketing của Shopee cũng có áp dụng hình thức 4P Mix kinh điển. Song, cách áp dụng như thế nào, có gì mới lạ và đặc biệt hay không? Hãy cùng Navee đi tìm hiểu sâu hơn ở phần nội dung dưới đây nhé!
Chiến lược Marketing về sản phẩm
Là một sàn TMĐT nên các sản phẩm chính của Shopee chính là cung cấp không gian để người mua và người bán có thể dễ dàng tìm kiếm nhau, thực hiện những giao dịch hàng hóa.
Chiến lược Marketing về sản phẩm của Shopee là thu hút khách hàng bằng việc phát triển tốt các ứng dụng. Đây được coi là một phần trong chiến dịch địa phương hóa của Shopee, họ thực hiện tối ưu trang Web, phát triển nhiều ngôn ngữ phong phú, giao diện thiết kế dựa theo thói quen của người dùng,…
Ở mỗi quốc gia, Shopee sẽ tập trung sáng tạo để có thể mang lại ứng dụng phù hợp nhất cho người dùng, giúp người dùng có trải nghiệm mua sắm tốt nhất.
Chiến lược Marketing về giá
Chiến lược Marketing của Shopee về giá cả được xem là một trong những chiến lược ấn tượng và cực kỳ hiệu quả của Shopee. Đội ngũ Marketing đã có sự khảo sát và am hiểu sâu sắc vấn đề giá cả hiện nay trên thị trường là vô cùng khốc liệt. Chính vì vậy, bên cạnh việc cung cấp nền tảng thông minh, phù hợp thị hiếu người dùng, Shopee còn đưa ra “nước cờ” tạo sức hút từ mức giá bán.
Để thực hiện chiến lược này, Shopee đã đi theo con đường khuyến khích các cá nhân, tổ chức kinh doanh hay doanh nghiệp trên sàn của mình bán sản phẩm với giá tốt, thu hút khách hàng, người dùng hiệu quả. Cụ thể, họ có những ưu đãi thường xuyên được triển khai như: Khi chủ Shop đăng ký trở thành thành viên hay hỗ trợ tối đa về phí Ship, Code Freeship,…
Chiến lược Marketing về điểm bán
Chiến lược Marketing của Shopee về điểm bán thực tế không có quá nhiều vấn đề để phân tích. Bởi, đây là một nền tảng mua sắm trực tuyến là chính, công ty này chỉ tập trung phát triển trên các ứng dụng dành riêng cho điện thoại thông minh, máy tính bảng, thậm chí là những trang Web chạy trên trình duyệt máy tính.
Cho nên, hầu như người mua có thể truy cập và mua hàng mọi lúc mọi nơi mà không cần trực tiếp tới bất kỳ điểm bán nào. Tất cả các kênh thương mại của Shopee phát hành đều tạo ra cho người dùng những trải nghiệm tiện lợi và thoải mái nhất.
Chiến lược Marketing về chiêu thị
Yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sự thành công cho chiến lược Marketing của thương hiệu Shopee chính là yếu tố truyền thông chiêu thị. Ngay từ khi mới vừa gia nhập thị trường, Shopee đã không ngừng đẩy mạnh truyền thông trên những nền tảng lớn và phổ biến như Google, Facebook,…
Ngoài ra, Shopee cũng không quên “trình diện” nhiều trên các kênh phương tiện truyền thông đại chúng như TV, phương tiện giao thông công cộng. Hình thức Affiliate Marketing từng gây sóng gió một thời cũng nằm trong chiến lược của Shopee. Chưa kể, Shopee cũng chạy mạnh những chiến dịch Sale trong dịp lễ quan trọng để đều đặn gia tăng khách hàng.
3 chiến lược Marketing giúp Shopee thành công
Kể từ khi ra mắt đến nay, Shopee đã đạt được cho mình sự tăng trưởng theo cấp số nhân đáng tự hào. Bên cạnh những phương thức Marketing như trên, dưới đây là 3 chiến lược Marketing của Shopee tạo nên thành công lớn cho Shopee trong những năm vừa qua.
Bắt Trend cực đỉnh với TVC Campaign
Sử dụng TVC Campaign, quảng cáo bắt Trend từ lâu được đánh giá là một chiến lược Marketing của Shopee vô cùng đỉnh. Họ tận dụng sức nóng hiện thời của các xu hướng để cho ra đời những TVC quảng cáo ấn tượng. Đương nhiên, vì là bắt Trend nên chúng có tính lan truyền cao và thu hút người dùng một cách tự nhiên nhất.
Một cố TVC bắt Trend của Shopee từng làm mưa làm gió như: Bản Hit triệu View “DDU-DU DDU-DU” của Blackpink hay TVC tạo nên cú nổ lớn trên toàn Đông Nam Á – Sự kết hợp giữa Bùi Tiến Dũng và Bảo Anh trong bài hát Baby Shark,…
Chiến lược Marketing “nội địa hóa”
Như đã đề cập ở trên, Shopee rất tích cực thực hiện chiến dịch địa phương hóa, họ sẵn sàng điều chỉnh nền tảng của mình để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu người dùng ở từng thị trường. Và, đây là một chiến lược thông minh, nó giúp Shopee sở hữu khả năng thấu hiểu người dùng hiệu quả.
Để thực hiện chiến lược này, Shopee đã chọn thuê người địa phương làm nhân viên của mình. Từ đó, họ có thể hiểu thêm về văn hóa và phong tục của quốc gia, địa phương đó. Đồng thời, họ còn hợp tác với cả các ngân hàng tại địa phương để mang đến trải nghiệm mua sắm, giao hàng hoàn hảo cho người tiêu dùng.
Shopee tận dụng Influencer trong mọi chiến dịch của mình
Và, tất nhiên, cũng như nhiều thương hiệu lớn khác, Shopee sẽ không thể bỏ qua chiến lược tận dụng tầm ảnh hưởng của người nổi tiếng để quảng bá cho thương hiệu của mình. Theo thống kê, Shopee đã mời rất nhiều nhân vật nổi tiếng có lượng Fan khổng lồ trong giới giải trí như: Sơn Tùng, Bảo Anh, thậm chí là các ngôi sao Hàn Quốc BLACKPINK,…
Chính nhờ những gương mặt đại diện này mà chiến dịch quảng bá sản phẩm, thương hiệu của họ mới thành công vang dội.
Như vậy, qua nội dung trên, bạn đã phần nào hiểu thêm về chiến lược Marketing của Shopee. Mỗi chiến lược của một thương hiệu đều sẽ có một cách thức riêng biệt. Thế nhưng, chúng ta không thể phủ nhận những bước đi của Shopee lại mang đến nhiều thành công đáng kể hơn hẳn.
Hy vọng rằng, bạn có thể học hỏi kha khá thông tin hữu ích từ các chiến lược độc đáo này ở Shopee sau bài viết của Navee nhé!
Hãy để lại thông tin của bạn