Việc xây dựng chiến lược marketing của Nestle là vô cùng cần thiết để nâng cao nhận diện thương hiệu và tỷ lệ cạnh tranh giữa thị trường FMCG đầy khốc liệt. Cùng Navee tìm hiểu bài viết về chiến lược marketing của Nestle dưới đây để rút ra một số kinh nghiệm trong việc triển khai thực tiễn nhé!
1. Sơ lược về Nestle
Trước khi đi đâu vào chiến lược marketing của Nestle, cùng Navee điểm qua một số thông tin tổng quan về thương hiệu thuộc ngành FMCG này nhé!
Năm 1866, công ty Nestle được sáng lập bởi Henri Nestlé – ông là một trong những người dược sĩ người Thụy Sỹ gốc Đức, ông đã nghiên cứu và phát minh ra nhiều loại sữa bột dành cho trẻ sơ sinh không thể bú mẹ. Sản phẩm này ra đời nhằm giảm tỷ lệ trẻ em tử vi vì bệnh suy dinh dưỡng.
Sản phẩm đầu tiên được Nestle phát minh có tên gọi Farine Lactée Henri Nestlé. Với sự mắt thành công, sản phẩm này đã cứu sống được một số trẻ sinh non không thể bú mẹ và trẻ có thể sử dụng bất kỳ loại thực phẩm thay thế sữa mẹ nào khác. Bởi công dụng tiện ích đó, Farine Lactée Henri Nestlé đã nhanh chóng được phổ biến tại thị trường Châu Âu và có trụ sở chính nằm ở thành phố Vevey, Thụy Sỹ. Tận dụng được sự nhận diện thương hiệu được lan rộng, các sản phẩm sau này của Nestle đều nhận được rất nhiều sự ủng hộ của người tiêu dùng.
Hiện nay, công ty đã mở rộng quy mô và thực hiện nhiều thương vụ sáp nhập. mua lại để tăng thêm cơ sở, dữ liệu khách hàng cùng khả năng hiển thị của hãng trên thị trường. Nestle đã được xếp hạng trong FT Global 500 2014 với vị trí thứ 11 với giá trị vốn hóa thị trường là 240 tỷ USD. Điều đó chứng minh Nestle là một trong những công ty thuộc ngành FMCG lớn mạnh trên toàn cầu.
Nhìn chung, sự thành công này không chỉ đến từ chiến lược marketing của Nestle mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó hãng sản xuất các sản phẩm dành cho trẻ em hoặc những người thân trong gia đình. Tổng tài sản của Nestle được ước tính với 106.2 tỷ Franc Thụy Sỹ, con số được xem là khoản thu nhập khủng trên thế giới.
Xem thêm: Phân tích chiến lược Marketing của KFC – Huyền thoại gà rán
2. Chiến lược Marketing các sản phẩm của Nestle
Chiến lược marketing của Nestle được thực hiện dựa vào mô hình 4P:
- Sản phẩm phủ kín thị trường: Nhóm ngành hàng chủ chốt của công ty Nestle liên quan đến thực phẩm, đồ dùng hàng ngày dành cho các đối tượng gia đình. Hoạt động với khẩu hiệu trong chiến lược marketing của Nestle là “Mang từng sản phẩm đến với từng gia đình”. Các sản phẩm nổi bật bao gồm các sản phẩm từ sữa, socola, đồ uống, các loại thực phẩm nấu sẵn,… Hiện nay, hãng có đến hơn 8000 thương hiệu với đa dạng các sản phẩm trên thị trường. Điều này sẽ giúp đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng khác nhau.
- Định giá sản phẩm thấp: Từ đó có thể tiếp cận được nhiều tệp khách hàng hơn. Bên cạnh đó, Nestle nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và tiếp nhận các thông tin nhanh chóng, họ sẽ điều chỉnh lại mức giá khi thấy có bất kỳ vấn đề về giá chưa phù hợp. Với mức giá thấp được xem là một chiến lược thâm nhập thị trường khôn ngoan của Nestle.
- Thị trường sản phẩm rộng lớn: Các sản phẩm của Nestle hiện đang phổ biến trên toàn thế giới với tổng doanh thu đến từ các nước Châu Âu và Châu Mỹ gần 90% tổng doanh thu của công ty trong rất nhiều năm. Từ đó cho thấy chiến lược marketing của Nestle đã xây dựng và đầu tư bài bản để tạo nhận diện thương hiệu, thâm nhập thị trường và tạo nhiều độ phủ rộng lớn.
- Quảng cáo sản phẩm gắn liền với thương hiệu: Các chiến lược truyền thông đều truyền tải đầy đủ các thông điệp sản phẩm đến từng người tiêu dùng. Hãng luôn sử dụng hình ảnh sản phẩm gắn liền với các hình thức truyền thông khác nhau.
3. Một số chiến lược marketing sản phẩm điển hình của Tập đoàn Nestlé
Dưới đây là một số chiến lược marketing của Nestlé về sản phẩm như:
3.1 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Thương hiệu Nestle phát triển lớn mạnh do họ đã không ngừng nghiên cứu và phát triển để tạo nên những sản phẩm mới mang tính tiện dụng và đột phá cao. Từ sản phẩm cà phê, Nestle đã đưa ra thị trường rất nhiều thương hiệu cà phê hòa tan khác nhau nhằm đáp ứng các khẩu vị khác nhau của người tiêu dùng.
Điển hình như Nescafe 3 in 1 giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian trong quá trình pha chế vì là cà phê hòa tan . Bên cạnh đó còn đáp ứng được khẩu vị và mùi hương quen thuộc với những khách hàng chuyên thưởng thức cà phê tự pha, sản phẩm kết hợp giữa cà phê, sữa và đường.
3.2 Liên kết sản xuất và mua lại
Nestle được xem là tập đoàn lớn với nhiều chi nhánh trải dài trên toàn thế giới, điều đó thành công nhờ vào chiến lược liên kết, mua lại trong khâu nghiên cứu phát triển và sản xuất. Tập đoàn đã sử dụng một chiến lược trên diện rộng, tập trung ở khu vực Châu Á bao gồm cả việc sản xuất các sản phẩm khác nhau cho mỗi quốc gia. Việc này sẽ không tốn quá nhiều nguồn nhân lực và vốn đầu tư.
Cụ thể, gần đây Nestle đã tiến hành mua lại Indofood – một nhà sản xuất cung cấp mì lớn nhất ở Indonesia. Mục đích chính là mở rộng doanh số bán hàng trên thị trường Indonesia và thời gian tiếp theo họ sẽ tìm cách xuất khẩu các sản phẩm Nestle trong đó sẽ có thực phẩm Indonesia sang các nước khác.
3.3 Nghiên cứu phát triển bao bì
Mỗi thị trường sẽ có chiến lược thâm nhập, chiến lược marketing riêng để mỗi dòng sản phẩm đều phù hợp với mỗi quốc gia và tương ứng với bao bì sản phẩm. Tại Việt Nam thương hiệu cà phê hòa tan đối thủ của Nestle là G7, Nestle đã nhanh chóng tung ra thị trường bao bì đánh trúng tâm lý của người Việt Nam là “người Việt dùng hàng Việt” cùng với đó sẽ con dấu “100% cà phê Việt Nam”. Điều này sẽ thu hút được người tiêu dùng về thông điệp lẫn hành vi mua hàng.
Xem thêm: Phân tích chiến lược Marketing của Coca Cola – Doanh nghiệp học được gì?
4. Điều kiện thực hiện các chiến lược của Nestlé
Không chỉ nói đến chiến lược marketing của Nestle, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược thâm nhập thị trường,… tất cả đều cần có các bước thực hiện cụ thể:
- Hoạt động theo sơ đồ tổ chức quản lý: Dựa vào mô hình phân quyền, các chinh nhánh tại địa phương sẽ tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình để đưa ra quyết định về chiến lược giá, chiến lược phân phối, tiếp thị và cả nhân sự. Bên cạnh đó, công ty sẽ thực hiện thành lập 7 đơn vị kinh doanh chiến lược trên toàn cầu và từ đó chịu trách nhiệm để phát triển quá trình kinh doanh và đưa ra quyết định về những chiến lược cấp cao,
- Nghiên cứu, phát triển và thực hiện: Trong quá trình phát triển sản phẩm, R&D đóng vai trò quan trọng. Với mạng lưới được trải dài trên khắp thế giới, kỹ thuật tới mẫu mã sản phẩm đều phải được đồng nhất giữa các chi nhánh. Lượng khách hàng khổng lồ hiện có không cho phép Nestle có bất kỳ điểm gì sai sót trong mọi khâu sản xuất sản phẩm. Ngoài ra, Nestle cũng phát triển các dự án về sản phẩm dài hạn trên các nền tảng công nghệ mới.
5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam
Từ chiến lược marketing của Nestle, bài học rút ra trong việc kinh doanh cụ thể:
- Chú ý chất lượng sản phẩm: Yếu tố thỏa mãn tốt nhất được nhu cầu của khách hàng chính là chất lượng. Quá trình được thực hiện chuẩn hóa và tuân thủ nghiêm ngặt trong mọi công thức sản xuất nhất định.
- Thay đổi chiến lược marketing theo hướng thích nghi hóa khác nhau: Hãng đã áp dụng chiến lược địa phương hóa để thích ứng được từng khu vực, tạo lợi thế cạnh tranh cũng như thúc đẩy chiến lược marketing về thông điệp truyền thông và hương vị của sản phẩm.
- Mở rộng sản phẩm: Triển khai các phương án sản xuất cùng việc nghiên cứu công thức sẽ tạo nên những sản phẩm đáp ứng được đa dạng các nhu cầu khách hàng.
Nhìn chung, chiến lược marketing của Nestle được xem là rất thành công trên thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh cực lớn đối với các đối thủ ngành FMCG. Nhắc đến tên tuổi ngành FMCG, không ai không biết đến Nestle bởi thương hiệu đã tạo được vị thế nhất định trên thị trường.
Chiến lược Marketing của Nestle đã được nghiên cứu, áp dụng và mang lại thành công cho tập đoàn này tại hơn 40 quốc gia có mặt. Đây cũng là một hình mẫu cho mô hình marketing mà các doanh nghiệp có thể học hỏi và sáng tạo. Mong rằng bài viết sau từ Navee sẽ giúp cho người đọc có thêm góc nhìn về lĩnh vực Marketing.
Hãy để lại thông tin của bạn