Chiến lược marketing của Momo được triển khai một cách hiệu quả với tỷ lệ nhận diện lên đến 97% tại thị trường Việt Nam. Cùng Navee phân tích và tìm hiểu kỹ về chiến lược marketing của Momo tại bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu tổng quan về ví điện tử Momo
Trước khi đi sâu vào chiến lược marketing của Momo, bạn cần có cái nhìn tổng quan về thương hiệu ví điện tử này. Momo được triển khai dưới sự giám sát của M_service, ra đời vào năm 2007 và là một trong những đơn vị tiên phong thuộc lĩnh vực cung cấp các giải pháp thanh toán di động. Phát triển với định hướng mang lại nhiều giá trị và sự tiện ích cho người dùng Việt, M_service sau 3 năm hình thành đã phát triển vượt bậc và đánh dấu được cột mốc đầu tiên với việc hợp tác với Vinaphone cho ra mắt thành công ứng dụng ví điện tử Momo. Bên cạnh đó, M_service còn là đối tác chiến lược với các ngân hàng và tổ chức tài chính hàng đầu.
Ứng dụng Momo được ra đời với sứ mệnh truyền bá các dịch vụ tài chính thông minh đến người dùng, đặc biệt là các đối tượng ở vùng sâu vùng xa hoặc những người chưa có cơ hội tiếp xúc nhiều với các dịch vụ ngân hàng.
Với mục tiêu chính là phát triển sản phẩm, Momo đã dần dần mở rộng mạng lưới trên khắp các khu vực tại Việt Nam. Độ nhận diện thương hiệu vô cùng mạnh mẽ đến từ số lượng người sử dụng ví điện tử ngày càng gia tăng và chạm mốc tới hơn 30 triệu người. Ứng dụng Momo không chỉ dừng lại ở chức năng thanh toán thông thường mà còn cung cấp hàng trăm tiện ích khác nhau góp phần đẩy mạnh xu hướng “không sử dụng tiền mặt”.
Xem thêm: Phân tích chiến lược Marketing của KFC – Huyền thoại gà rán
2. Phân tích mô hình SWOT của Momo
Chiến lược marketing của Momo được áp dụng thành công thông qua quá trình phân tích kỹ các yếu tố khác nhau thuộc mô hình SWOT.
2.1. Điểm mạnh của ví điện tử Momo (Strengths)
- Độ nhận diện thương hiệu cao: Momo được xem là ví điện tử đầu tiên tại Việt Nam. Nhờ lợi thế dẫn đầu nên thương hiệu luôn chiếm vị trí “top of mind” trong lòng người dùng.
- Đa dạng dịch vụ tiện ích: Đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền thông qua công nghệ trực tuyến. Momo đem đến những trải nghiệm sử dụng tiện lợi khi bất kỳ ai cũng có thể tải và sử dụng ví. Ứng dụng phù hợp với mọi đối tượng sử dụng và mọi nhu cầu như đặt vé xem phim, đặt phòng khách sạn, thanh toán hóa đơn,…
- Thao tác dễ dàng: Các đối tác lớn của Momo là FPT Shop, Circle K, Ministop,.. tạo điều kiện cho người dùng có thể nạp và rút tiền trực tiếp tại hơn 4.000 điểm giao dịch khác nhau.
- Chiến lược giữ chân khách hàng: Momo có tính năng “điểm tin cậy” nhằm khuyến khích người dùng ở lại ứng dụng, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau để nhận được các quyền lợi như chiết khấu dịch vụ, tăng hạn mức ví trả sau,…
2.2. Điểm yếu của ví Momo (Weaknesses)
Bên cạnh những điểm mạnh, chiến lược marketing của Momo cũng tồn tại một số điểm yếu như:
- Độ phủ chưa đủ rộng: Các điểm giao dịch của Momo đều tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn và chưa tiếp cận được đến người dân ở vùng nông thân.
- Phí dịch vụ cao: Phía truyền thông nêu cao tính năng chuyển tiền miễn phí nhưng chưa cung cấp đầy đủ thông tin. Cụ thể tính năng chuyển tiền miễn phí chỉ dành cho nội bộ trong ứng dụng và không áp dụng đến việc chuyển tiền đến ngân hàng, mức phí được tính lên đến 0.6% giá trị giao dịch.
2.3. Cơ hội đang chờ đợi (Opportunities)
- Chiến lược marketing của momo nắm bắt các cơ hội đúng thời điểm như:
- Nhu cầu sử dụng gia tăng: Nhu cầu thanh toán trực tiếp ngày càng gia tăng do công nghệ ngày càng phát triển cùng với thế hệ người tiêu dùng gen Z đang dần trở thành những đối tượng thống trị thị trường lao động. Vì thế họ là những đối tượng chủ chốt, có khả năng quyết định mua sắm và sinh hoạt thường ngày.
- Thị trường có tiềm năng: Với tiềm năng phát triển của nền kinh tế góp phần tạo ra một thị trường đầy hứa hẹn cho lĩnh vực Fintech nói chung và ví điện tử nói riêng.
2.4. Thách thức (Threats)
Trái với những cơ hội, chiến lược marketing của Momo cũng phải nhận định rõ ràng một số thách thức trong thời gian tới, cụ thể:
- Cạnh tranh gay gắt: Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu phát triển ví điện tử khi thấy được sự thành công của Momo. Hiện nay có hơn 30 doanh nghiệp đã nhảy vào thị trường với mong muốn chiếm lĩnh được thị phần.
- Rủi ro an toàn: Đối với lĩnh vực Fintech, sự an toàn thông tin cá nhân cũng tiền bạc được xem là hàng đầu. Không có gì là đảm bảo khi người dùng có thể đối mặt với những rủi ro như hệ thống nội bộ xảy ra lỗi, mất tiền, lừa đảo,…
3. Chiến lược STP của Momo
Chiến lược marketing của Momo theo mô hình STP được phân tích chi tiết như sau:
- Phân khúc thị trường: Momo lựa chọn phân khúc thị trường gồm những người có thu nhập thấp hoặc làm việc từ xa có nhu cầu chuyển tiền không mất phí và không đòi hỏi hạn mức lớn.
- Khách hàng mục tiêu: Momo hướng đến độ tuổi từ 18 đến 45, phần lớn khách hàng đều có trình độ học vấn ở cấp trung học phổ thông trở lên. Về thu nhập sẽ ở mức tối thiểu từ 3 đến 5 triệu. Hành vi của người dùng thường chăm lo cho gia đình, chi trả nhiều thứ cũng như tần suất chuyển tiền khá đều đặn.
- Định vị thương hiệu: Đánh giá bản thân Momo là một ứng dụng có khả năng chuyển tiền nhanh chóng, an toàn, miễn phí và cung cấp nhiều tiện ích thanh toán và dịch vụ khác nhau.
4. Chiến lược Marketing Mix của ví điện tử MoMo
4.1. Chiến lược sản phẩm
Chiến lược marketing của Momo thành công thì không thể bỏ qua yếu tố quan trọng nhất chính là sản phẩm. Hiện nay ví điện tử Momo đang cung cấp nhiều dịch vụ, tính năng khác nhau để đáp ứng các nhu cầu chuyển tiền, thanh toán, mua sắm, vui chơi, giải trí,… Để làm được một siêu ứng dụng như vậy, M_service đã sẵn sàng chi tiêu ngân sách cùng mức lương hấp dẫn nhằm thu hút nguồn lực nhân viên xuất sắc cũng như hợp tác với nhiều đối tác lớn tiềm năng.
4.2. Chiến lược về giá
Giá cả đóng vai trò khá quan trọng trong chiến lược marketing của Momo. Trong quá trình sử dụng và mua hàng thì yếu tố giá cả là không thể thiếu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp khi xác định mức giá chứng tỏ lợi thế cạnh tranh và tạo nên rào cản cho đối thủ cùng ngành.
Có thể thấy, nhà quản lý của Momo đã áp dụng được chiến lược định giá xâm nhập hiệu quả với mục tiêu lôi kéo khách hàng dùng thử, tạo thêm thị phần và hạn chế những rủi ro cạnh tranh về giá của đối thủ.
4.3. Chiến lược phân phối
Việc lựa chọn các kênh phân phối phù hợp sẽ giúp chiến lược marketing của momo thêm phần hiệu quả. Qua đó sẽ mang lại thị phần cho doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu và tạo nên lợi nhuận nhanh chóng.
Hiện nay hệ thống phân phối của Momo rất rộng rãi với sự hợp tác của nhiều đối tác lớn FPT Shop, Circle K, Ministop, Cheers, F88,… Với sự hiện diện rộng rãi, phủ khắp mọi nơi khiến cho Momo trở thành ứng dụng không thể thiếu trong đời sống.
4.4. Chiến lược xúc tiến
Các hoạt động kinh doanh là vô cùng cần thiết trong các chiến lược marketing của Momo. Từ đó thị trường sẽ nhận thức được sự có mặt của thương hiệu và kết hợp với hoạt động khuyến mại và quảng cáo để đem đến kết quả không ngờ.
- Khuyến mại: Momo có rất nhiều hình thức khuyến mại khác nhau: chiết khấu các dịch vụ đi kèm, cung cấp các mã giảm giá khác nhau khi sử dụng dịch vụ.
- Quảng cáo: Momo chi khá nhiều ngân sách cho các chiến dịch quảng cáo. Bên cạnh đó ứng dụng cần tận dụng các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận và tương tác với nhiều khách hàng khác nhau. Gần đây nhất chính là chiến dịch triển khai với thông điệp “ Chuyển tiền – Momo liền”.
Xem Thêm: Chi tiết cách xây dựng kế hoạch Marketing tổng thể theo mô hình SMART
5. Navee – Giải pháp toàn diện cho sự phát triển thương hiệu
Tương tự như chiến lược marketing của Momo, Navee sẽ cung cấp giải pháp marketing cho doanh nghiệp theo đúng nhu cầu cũng như mục tiêu được đề ra. Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong việc sử dụng các công cụ khác nhau để triển khai chiến lược marketing. Dòng thời Navee sẽ theo dõi, đánh giá và báo cáo các hoạt động marketing rõ ràng và minh bạch.
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các thông tin về chiến lược marketing của Momo. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng thương hiệu và truyền thông các hoạt động quảng cáo một cách hiệu quả nhất nhé!
Hãy để lại thông tin của bạn