Chiến lược marketing của Bobapop – Trà sữa Đài Loan dành cho người Việt

5
(1)

Chiến lược marketing của Bobapop đã tận dụng được lợi thế về nguồn gốc, chất lượng và dịch vụ đến từ thương hiệu trà sữa xuất xứ Đài Loan để thành công đánh trúng và tâm lý của khách hàng. Xem bài viết dưới đây để cùng Navee phân tích chi tiết về chiến lược marketing của Bobapop nhé!

Chiến lược marketing độc đáo của Bobapop
Chiến lược marketing độc đáo của Bobapop

1. Giới thiệu về Bobapop

Để hiểu rõ về cách triển khai chiến lược marketing của Bobapop, bạn cần có đủ các thông tin tổng quan về thương hiệu này.

1.1. Sự ra đời 

Bobapop được xem là một thương hiệu trà sữa xuất xứ từ Đài Loan với một biểu tượng logo hình con chó đặc trưng.

  • Năm 2013, cửa hàng trà sữa Bobapop đầu tiên được ra đời tại Việt Nam. Sau đó Bobapop trở thành một cơn sốt về trà sữa vô cùng nổi tiếng. Bên cạnh đó, thương hiệu còn đánh dấu hình ảnh vô cùng ấn tượng với hương vị và chất lượng của sản phẩm cung cấp.
  • Cuối năm 2012, các thương hiệu trà sữa khác đổ bộ lần lượt vào Việt Nam. Từ đó tạo nên một cơn lốc trà sữa mạnh mẽ, Bobapop đã tận dụng trào lưu tiêu thụ trà sữa nhanh chóng của người tiêu dùng để mở cửa hàng trà sữa take-away đầu tiên tại TP.HCM.
  • Từ thời điểm đó về sau, thương hiệu Bobapop đã cố gắng phát triển và mở rộng. Và chỉ sau 6 năm, Bobapop đã sở hữu được hơn 150 cửa hàng trải dài khắp cả nước.

1.2. Sứ mệnh tầm nhìn 

  • Tầm nhìn: Thương hiệu Bobapop đã đặt ra nhiệm vụ trở thành một thương hiệu trà sữa Đài Loan dành cho người tiêu dùng Việt với tâm hồn và tinh thần Việt Nam. Cùng với đó, thương hiệu mong muốn hình ảnh của mình có thể tạo nên phong cách giới trẻ Việt.
  • Sứ mệnh: Hãng hướng đến việc tạo ra những trải nghiệm thú vị cho khách hàng thông qua chất lượng đồ uống và hình ảnh sáng tạo được cập nhập theo xu hướng để đáp ứng được nhiều nhu cầu đa dạng của khách hàng.

1.3. Các thành tựu đã đạt được 

  • Từ năm 2015 đến 2016, Bobapop đã ghi nhận được tình hình kết quả kinh doanh vô cùng rực rỡ với doanh thu tăng từ mức 1.2 triệu đô la (năm 2015) lên đến 2.9 triệu đô (năm 2016).
  • Giai đoạn 2018 đến 2020, thương hiệu Bobapop dần rơi vào tình trạng thua lỗ đến 11 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này chưa thể hiện hết tình hình cũng như quy mô kinh doanh của thương hiệu vì Bobapop đang dần tiến hành mô hình nhượng quyền rộng rãi trên toàn quốc. 
  • Tính đến tháng 4 năm 2022 dựa trên báo cáo Q&Me, Bobapop được xem là chuỗi cửa hàng trà sữa dẫn đầu với tổng số cửa hàng lên đến con số 89.

2. Thị trường trà sữa Việt Nam 

Tại Việt Nam, trà sữa là loại thức uống được ưa chuộng thứ 2 sau cà phê nguyên chất. Đây được cho là món đồ uống “gây nghiện” đối với nhiều bạn trẻ, học sinh, sinh viên và cả nhân viên văn phòng. 

Chỉ tính riêng năm 2021, quy mô thị trường trà sữa ở Việt Nam đã đạt được hơn 362 triệu USD (tương đương với 8.400 tỷ đồng). Ngoài ra, theo khảo sát của Q&Me vào năm 2017, hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và Hồ Chí Minh cho thấy mức độ nhận diện trà sữa cao nhất trong cả nước. Đến năm 2018, khảo sát của Kantar tại Hồ Chí Minh cho biết quy mô thị trường trà sữa gần như gấp đôi cà phê.

Những năm trở lại đây, các thương hiệu trà sữa xuất hiện liên tục với sự tăng lên về số lượng cửa hàng.tại các tuyến đường trọng điểm như Koi Thé, Phúc Long, Gong Cha,…

3. Mô hình SWOT của Bobapop 

Bobapop đã xây dựng chiến lược marketing thành công dựa trên mô hình SWOT:

Bobapop thắng lời vì có hương vị độc đáo
Bobapop thắng lời vì có hương vị độc đáo

3.1. Điểm mạnh

  • Nguyên liệu tự nhiên: Nguyên liệu và máy móc đều được nhập khẩu 100% từ nước ngoài để khẳng định chất lượng sản phẩm.
  • Danh tiếng: Thương hiệu trà sữa với hơn 150 cơ sở khắp cả nước với doanh số hằng tháng vô cùng ấn tượng từ 1.2 triệu USD đến 2.9 triệu USD.
  • Máy móc hiện đại: Hãng cập nhật nhanh và ứng dụng công nghệ vào dây chuyền sản xuất.
  • Nhân lực: Đội ngũ nhân viên đều được đào tạo bài bản, thái độ thân thiện, chu đáo và nhiệt tình với khách hàng.

3.2. Điểm yếu

  • Không gian quán: Đa số các không gian cửa hàng của Bobapop đều được đánh giá là khá nhỏ so với các đối thủ cạnh tranh khác.
  • Tương tác mạng xã hội. Tuy Bobapop sở hữu số lượng người theo dõi trên mạng xã hội nhưng các bài đăng đều chưa tạo được nhiều sự tương tác mạnh mẽ.

3.3. Cơ hội

  • Thị trường trà sữa tiềm năng: Tại Việt Nam, trà sữa là món thức uống đứng thứ hai chỉ sau cà phê.
  • Nhu cầu tiêu thụ cao: Nhu cầu mọi người gặp gỡ nhau để tạo dựng mối quan hệ tại các cửa hàng trà sữa ngày càng cao.
  • Xu hướng mua hàng trực tuyến: Trung bình mỗi người sẽ dùng đến hơn 6 giờ đồng hồ mỗi ngày để truy cập Internet và hết 58.2% là sử dụng để mua hàng online.

3.4. Thách thức

  • Đối thủ cạnh tranh gay gắt: Nhiều thương hiệu trà sữa gia nhập thị trường Việt Nam như Gongcha, Dingtea, Toco Toco,…
  • Các sản phẩm mới: Thị trường dần bị xé nhỏ bởi các sản phẩm thay thế mới như sữa chua, rau má,… gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của thương hiệu.

4. Chiến lược 4P marketing Bobapop

Dưới đây là chi tiết chiến lược marketing của Bobapop theo mô hình 4P:

  • Product: Thực đơn đồ uống vô cùng phong phú cùng hương vị mới lạ đáp ứng được nhiều khẩu vị của người tiêu dùng.
  • Price: Bobapop sử dụng chiến lược định giá dựa theo dòng sản phẩm của bản thân và theo đối thủ cạnh tranh. Kích cỡ đồ uống gồm 2 loại là size M và size L, mức giá chênh nhâu là 6.000 đồng. Giá đồ uống dao động từ 34.000 đồng đến 44.000 đồng. Nhìn chung đây là mức giá hoàn toàn hợp lý so với mặt bằng chung trên thị trường.
  • Place: Thương hiệu có hơn 150 chi nhánh trên toàn quốc tại các địa điểm sôi nổi để nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu.
  • Promotion: Thương hiệu có rất nhiều chương trình giảm giá khác nhau để tăng tỷ lệ cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, Bobapop cũng đầu tư hình ảnh chương trình khuyến mãi và thực hiện truyền thông trên các nền tảng chính như website, facebook và instagram. Đây được xem là những kênh truyền thông chính của chiến lược marketing của Bobapop.

Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Katinat

5. Không gian xanh của Bobapop 

Không gian là điểm ăn tiền của Bobapop
Không gian là điểm ăn tiền của Bobapop

Việc đầu tư không gian cửa hàng của Bobapop cũng là một cách hay góp phần trong chiến lược marketing của Bobapop. Hầu hết các cửa hàng đều được trang trí với 3 tông màu chính là xanh, trắng và đen. Thêm vào đó chính là biểu tượng chú chó đặc trưng trên logo của hãng. Thương hiệu trà sữa này hướng đến một phong cách thiết kế đơn giản nhưng vẫn trẻ trung phù hợp cá tính. Bên cạnh đó, hãng lựa chọn thiết kế và nội thất vô cùng kỹ càng như ưu tiên sử dụng ghế bệt, ghế ngồi sẽ thuộc gam màu nâu và trắng. Nhãn hàng rất chú trọng trong việc bày trí để tạo cảm giác năng động mà không kém phần sang trọng.

6. Sự khác biệt đến từ sản phẩm

Một trong những yếu tố cạnh tranh khi thực hiện chiến lược marketing của Bobapop chính là sự khác biệt từ sản phẩm.

  • Chất lượng sản phẩm luôn được ưu tiên lên hàng đầu. Bắt đầu với khâu tuyển chọn n liệu sản xuất, chế biến với máy móc công nghệ hiện đại cho đến phong cách phục vụ chỉn chu. Điều này đem đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị và sự hài lòng tuyệt đối.
  • Không chỉ sản phẩm mà dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng được quan tâm đáng kể, Bobapop chú trọng đào tạo và phát triển các kỹ năng của đội ngũ nhân viên để nâng cao cơ hội tiếp cận và giữ chân khách hàng.

Tổng quan chiến lược marketing của Bobapop được áp dụng thành công nhờ vào sự sáng tạo và đổi mới về hình ảnh. Từ đó thương hiệu Bobapop trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh đáng gờm trên thị trường trà sữa. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về marketing, hãy theo dõi Navee ngay nhé!

Xem thêm:

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ NGAY
    close-link