Chiến lược Marketing của “Ông lớn” ngành công nghệ Apple

4
(9)

Là thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, Apple luôn thu hút đông đảo người tiêu dùng cho mỗi sự kiện ra mắt sản phẩm. Những chiến lược marketing của Apple luôn sáng tạo và độc đáo góp phần tạo nên danh tiếng của thương hiệu này. Hãy cũng Navee phân tích sâu hơn về các chiến lược tiếp thị của Apple qua bài viết này.

Nhờ những chiến lược Marketing độc đáo mà Apple đã có nhiều thành công vang dội
Nhờ những chiến lược Marketing độc đáo mà Apple đã có nhiều thành công vang dội

1. Giới thiệu tổng quan về Apple

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Apple

Apple có tên đầy đủ là Apple Inc – là một tập đoàn thành lập từ tháng 4/1976 bởi 3 thành viên gồm có Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne. Ban đầu, công ty được đặt tên là Apple Computer, Inc. Cho đến năm 2007, công ty chính thức đổi tên thành Apple Inc. và giữ đến bây giờ. Hiện nay, trụ sở của tập đoàn công nghệ khổng lồ này đang được đặt tại tại Cupertino, California, Mỹ.

Tập đoàn Apple tại California, Mỹ
Tập đoàn Apple tại California, Mỹ

Các dòng sản phẩm của Apple vô cùng đa dạng gồm có điện thoại thông minh iPhone được hàng triệu người tin dùng, máy tính bảng iPad, máy tính xách tay Macbook, máy tính cá nhân Mac. Một số sản phẩm giải trí cho cá nhân và gia đình là máy nghe nhạc di động iPod, đồng hồ thông minh Apple Watch… Bên cạnh đó là hệ sinh thái như: macOS, iOS, iPadOS, watchOS và tvOS, iTunes và trình duyệt web Safari.

Apple chuyên sản xuất các dòng sản phẩm cao cấp và chất lượng cao, thiết kế phá cách, độc đáo
Apple chuyên sản xuất các dòng sản phẩm cao cấp và chất lượng cao, thiết kế phá cách, độc đá

Không chỉ trở thành một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mà Apple còn luôn đứng trong top những thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới. Các chiến lược marketing của Apple còn được nhiều doanh nghiệp đưa vào phân tích và học hỏi.

1.2. Thị trường mục tiêu của Apple

Để hiểu được lý do vì sao các chiến lược marketing của Apple có tính sáng tạo và khác biệt, hãy xem xét cách mà thương hiệu này đã làm rất tốt từ bước xác định rõ thị trường mục tiêu.

Hiện nay, Apple đã nổi tiếng trên toàn thế giới, cứ mỗi một lần trình làng siêu phẩm mới, Apple luôn khiến cho cả Trái Đất phải bùng nổ. Và đương nhiên, thị trường mục tiêu của Apple cũng là thị trường toàn cầu, tham vọng của họ là chiếm lĩnh thị phần trên từng quốc gia, từng khu vực. 

Tuy nhiên, Apple vẫn tập trung hướng đến các khu vực và quốc gia có nền kinh tế đang phát triển tích cực, ưa chuộng sản phẩm công nghệ và thích ứng nhanh với sự phát triển của thiết bị thông minh. Tại một số quốc gia đặc thù đã có các thương hiệu đối thủ tương đối mạnh ví dụ như Samsung ở Hàn Quốc, Huawei tại Trung Quốc… Apple sẽ khéo léo điều chỉnh các kế hoạch thâm nhập cho phù hợp. 

1.3. Đối tượng khách hàng mục tiêu của Apple

Đối tượng khách hàng sử dụng các sản phẩm của Apple thuộc phân khúc cao cấp. Vì vậy, Apple nhắm đến những người có thu nhập cao, sinh sống chủ yếu ở thành thị và yêu thích các sản phẩm công nghệ, đặc biệt là luôn sẵn sàng theo đuổi sản phẩm mới.

Chân dung của họ thường là các doanh nhân, người thành đạt, người nổi tiếng và có địa vị trong xã hội. Các chiến lược marketing của Apple cũng sẽ được chú trọng thể hiện tính chất đẳng cấp và tinh tế cho phù hợp với tệp khách hàng đặc biệt này.

2. Phân tích mô hình SWOT của Apple

Thông qua mô hình SWOT, Navee sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu sâu hơn lý do mà các chiến lược marketing của Apple luôn khác biệt, sáng tạo và thành công.

2.1. Điểm mạnh

  • Điểm mạnh đầu tiên phải kể đến là thị phần lớn mà Apple đang sở hữu.

Với một thị trường rộng lớn cùng hơn 1,8 tỷ thiết bị Apple được sử dụng (thống kê năm 2022) chính là một điểm mạnh rất lớn mà bất kỳ doanh nghiệp công nghệ nào cũng mơ ước. Thị phần lớn trở thành nội lực vững mạnh để Apply tự tin thâm nhập bất kỳ quốc gia nào. 

  • Điểm mạnh thứ hai không thể không nhắc đến chính là công nghệ tiên tiến vượt trội.

Không chỉ phát triển một hệ điều hành riêng là IOS, các sản phẩm trong hệ sinh thái Apple được thiết kế với độ hoàn thiện cao, thân thiện với người dùng và thiết kế liên tục cải tiến. Các tiện ích trên sản phẩm như camera, trợ lý ảo.. cũng được thể hiện trong các chiến lược marketing của Apple.

  • Điểm mạnh thứ ba là danh mục sản phẩm đa dạng và luôn đi đầu xu thế công nghệ.

Sự thấu hiểu tâm lý và hành vi khách hàng một cách sâu sắc cộng với nền tảng nghiên cứu công nghệ thông minh giúp Apple tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng các nhu cầu hiện đại.

  • Điểm mạnh thứ tư nằm ở thiết kế của sản phẩm.

Không chỉ đầu tư vào chất lượng và công nghệ, mà mỗi sản phẩm của Apple đều đạt được sự hài lòng về thiết kế. Độc đáo và liên tục cải thiện cho các dòng sản phẩm mới, thiết kế của Apple còn trở thành xu hướng thời trang để theo đuổi. Chính đổi mới thiết kế đã trở thành đặc trưng trong các chiến lược marketing của Apple.

  • Điểm mạnh thứ năm: nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng

Apple phát triển các dịch vụ như AppleCare, Apple Card, Apple TV +, lưu trữ đám mây, thanh toán với Apple Pay…. Thậm chí, Apple công bố rằng họ đã tạo ra gần 19% doanh thu bằng cách cung cấp các dịch vụ của mình trong quý đầu tiên của năm 2022. Tức là khách hàng đã mua sản phẩm chỉ vì tin tưởng và thu hút bởi các dịch vụ này chứ không đến từ các chiến lược marketing của Apple như truyền thông hay sự kiện…

2.2. Điểm yếu

  • Điểm yếu đầu tiên là Apple không chọn cách quảng cáo đại trà như số đông

Tại Việt Nam, chiến lược marketing của Apple là không có bất kỳ quảng cáo trên TV. Còn trên các nền tảng mạng xã hội, Apple cũng xuất hiện khá khiêm tốn về quy mô tiếp thị khi so sánh với các thương hiệu Samsung, Oppo, Nokia, Xiaomi, Vivo… Vì không đầu tư các kênh truyền thông đại chúng, hình ảnh Apple khó có thể bùng nổ nhanh chóng khi trong giai đoạn mới thâm nhập thị trường.

  • Điểm yếu thứ hai là giá thành cao

Định vị cao cấp của Apple khiến sản phẩm không thể tiếp cận với phần lớn dân cư ở các thị trường mục tiêu. Tuy giá cả là một trong các yếu tố chiến lược marketing của Apple, nhưng không thể phủ nhận bất lợi khi có nhiều người vẫn khó mà tiếp cận được với sản phẩm và các dịch vụ của họ.

  • Điểm yếu thứ ba là sự tương thích công nghệ đặc thù

Các sản phẩm của Apple sử dụng một hệ điều hành riêng là iOS, vì vậy gây ra một số bất tiện trong thời gian đầu sử dụng. Người dùng cũng cần tạo tài khoản Apple ID thì mới có thể đăng nhập và sử dụng bất kỳ sản phẩm nào của Apple. Một số người dùng gặp khó khăn khi tải về nhiều ứng dụng, vốn chỉ được thiết kế và sử dụng trên hệ điều hành Android.

Điện thoại Iphone và hệ điều hành IOS riêng biệt
Điện thoại Iphone và hệ điều hành IOS riêng biệt
  • Điểm yếu thứ tư là doanh thu Apple phụ thuộc nhiều vào Iphone.

Cho đến nay, IPhone – điện thoại thông minh của Apple vẫn là sản phẩm thành công nhất của doanh nghiệp này. Năm 2021, doanh số bán iPhone chiếm 52% tổng doanh thu 365 tỷ USD của Apple. Các chiến lược marketing của Apple trong dịp ra mắt Iphone luôn được đầu tư để đảm bảo doanh thu.

  • Điểm yếu thứ năm là Apple từng bị cáo buộc về việc theo dõi vị trí người dùng

Apple từng bị cáo buộc về việc tiết lộ vị trí chính xác của người dùng. Điều này tạo ra tác động tiêu cực khiến nhiều khách hàng tuyên bố quay lưng với họ khi mà quyền riêng tư đang ngày càng được người dùng coi trọng.

2.3. Cơ hội

  • Cơ hội đầu tiên đối với thị trường công nghệ nói cũng chính là sự phát triển vượt bậc của Trí tuệ nhân tạo AI.

Trong làn sóng công nghệ đang lan toả toàn cầu, việc là thương hiệu đầu tiên có bất kỳ sáng tạo nào liên quan đến AI cũng có thể thổi bùng lên ngọn lửa truyền thông vô cùng có lợi cho các thương hiệu. Đây là cơ hội lớn đối với đội ngũ sáng tạo chiến lược marketing của Apple và các công ty công nghệ.

  • Cơ hội thứ hai đến từ sự phụ thuộc vào công nghệ của người tiêu dùng hiện đại

Nhu cầu sở hữu thiết bị công nghệ đang ngày càng tăng và trở nên đa dạng: học tập, làm việc, giải trí, chăm sóc nhà cửa, chăm sóc sức khoẻ… và là phụ kiện thể hiện phong cách và lối sống.

  • Cơ hội tạo ra thiện cảm với người tiêu dùng bằng cách liên kết yếu tố môi trường.

Người tiêu dùng hiện đại không chỉ muốn sở hữu thiết bị thông minh, tiện ích mà còn thân thiện với môi trường. Bất kỳ sự đổi mới nào có thể giảm thiểu tình trạng rác thải, khí thải, tài nguyên hoặc nguyên liệu tái chế đề rất được lòng người tiêu dùng.

  • Cơ hội tăng trải nghiệm cho khách hàng tiềm năng bằng thực tế ảo

Bằng cách cho người tiêu dùng thử nghiệm các tính năng, thương hiệu có thể làm tăng mức độ thích thú và nhu cầu sở hữu các sản phẩm đối với khách hàng. Chiến lược marketing của Apple thành công chính nhờ tận dụng cơ hội này.

Thực tế ảo
Thực tế ảo nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng

2.4. Thách thức

  • Thị trường cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu

Trong ngành công nghệ luôn có nhiều thương hiệu có thị phần lớn như Samsung, Huawei, Google, LG Electronic… Một số thương hiệu công nghệ còn “lấn sân” sản xuất các thiết bị công nghệ mới để cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm và chiến lược marketing của Apple.

Ví dụ như máy tính xách tay Laptop Microsoft Surface của Microsoft, đồng hồ thông minh của Samsung, máy tính để bàn cá nhân của Xiaomi…

  • Những vấn đề vĩ mô tác động trực tiếp

Một số chính sách đặc thù của Mỹ đối với quốc gia sở tại cũng tác động trực tiếp đến Apple.

Ví dụ như Mỹ đã áp đặt mức thuế cao đối với Trung Quốc, do đó chi phí nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng lên. Từ sau cuộc đại dịch Covid 19, nền kinh tế thế giới chịu những thiệt hại nặng nề, nhu cầu tiêu dùng tại quốc gia đều giảm đáng kể.

Gần đây, cuộc chiến tranh Nga – Ukraine đã dẫn đến nhiều hạn chế trong hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại nói chung.

Với một thương hiệu toàn cầu như Apple, các vấn đề tầm vóc vĩ mô như thế này có tác động trực tiếp đến doanh thu của thương hiệu. Các chiến lược marketing của Apple cũng chịu tác động của luật pháp nước sở tại.

3. Phân tích chiến lược 4P marketing của Apple

Mỗi một thương hiệu muốn thành công thì không thể bỏ qua sự đóng góp của mô hình Marketing Mix 4P kinh điển đầy hiệu quả. Và, Apple cũng không ngoại lệ, cùng theo dõi tiếp phần nội dung sau để biết hãng “Táo khuyết” đã triển khai chiến lược này như thế nào nhé!

3.1. Chiến lược sản phẩm (Product) 

Chiến lược định vị sản phẩm của Apple tập trung vào sự đa dạng hóa sản phẩm. Thương hiệu này không chỉ mở rộng danh mục các sản phẩm khác nhau, mà còn liên tục cải tiến và cho ra đời các phiên bản mới của từng sản phẩm. Một số dòng sản phẩm tiêu biểu là:

  • iPhone – điện thoại thông minh.
  • iPad – máy tính bảng.
  • iPod – tai nghe không dây.
  • Macbook – máy tinh xách tay.
  • Apple Watch – đồng hồ đeo tay
  • Apple TV

Chiến lược marketing của Apple đối với Iphone là vòng đời sản phẩm ngắn. Bằng việc liên tục tạo ra sự khan hiếm sản phẩm mới trên thị trường, người dùng Iphone cũng luôn mong muốn sở hữu dòng đời nâng cấp tiếp theo.

Apple gắn với phong cách sống sang trọng và cao cấp
Apple gắn với phong cách sống sang trọng và cao cấp

3.2 Chiến lược về giá (Price)

Giá cả cao thể hiện được sự phù hợp với định vị phân khúc cao cấp và đối tượng khách hàng sang trọng mà Apple hướng tới. Vì họ không chỉ bán sản phẩm mà còn bán một cảm giác độc đáo và đẳng cấp. Chiến lược marketing của Apple về giá bán gồm có:

  • Chiến lược định giá cao cấp Premium: chủ trương việc đặt giá ở mức cao để tạo ra ấn tượng về sản phẩm chất lượng cao.
  • Chiến lược theo giá trị Value-Based Pricing: Apple tập trung vào cảm nhận giá trị của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ. Chuỗi giá trị khách hàng nhận được còn gồm có: dịch vụ khách hàng kèm theo, những trải nghiệm tính năng công nghệ mới và độc đáo cũng như sự tinh tế và sang trọng mà nó mang lại cho người sở hữu.
  • Chiến lược marketing của Apple định giá theo tâm lý: chiến lược tinh tế nhằm kích thích tâm trạng và mong muốn mua sắm của khách hàng. Apple không chỉ bán sản phẩm mà còn bán trải nghiệm và lối sống đẳng cấp.

3.3 Chiến lược về phân phối (Place/Distribution)

Chiến lược Marketing của Apple về điểm bán, các kênh phân phối, đại lý
Chiến lược Marketing của Apple về điểm bán, các kênh phân phối, đại lý

Apple đã xây dựng một hệ thống phân phối đa dạng mang lại hiệu quả cao. Một thành công của chiến lược marketing của Apple là xây dựng kênh phân phối riêng cùng với tận dụng lợi thế khu vực: 

  • Trang web chính thức: giúp khách hàng mua sắm trực tuyến và trải nghiệm tiện ích một cách dễ dàng.
  • Bán lẻ trực tuyến: hợp tác với các nhà bán lẻ trực tuyến khác và phân phối sản phẩm các trang web bán lẻ điện tử này đã giúp Apple tiếp cận đối tượng rộng lớn hơn. Tại Việt Nam, sản phẩm Apple có mặt tại Thế giới di động, FPT, Nguyễn Kim…
  • Đại lý công ty: tạo ra điểm tiếp xúc với khách hàng thông qua các đối tác có uy tín và chuyên nghiệp.
  • Cửa hàng Apple: không chỉ là điểm bán hàng mà đây còn là không gian để khách hàng trải nghiệm sản phẩm, tạo ra tương tác và kết nối trực tiếp với khách hàng.
  • Cửa hàng bán lẻ điện tử địa phương: tận dụng mạng lưới bán hàng truyền thống tại khu vực địa phương để tiếp cận đến càng nhiều người tiêu dùng là chiến lược marketing của Apple.
  • Đối tác ủy quyền: những đối tác ủy quyền hay còn được gọi là đại lý là chiến lược giúp Apple mở rộng phạm vi và hiện diện trên thị trường toàn cầu. Tại Việt Nam, Apple đã chọn hai nhà mạng lớn là Vinaphone và Viettel để uỷ quyền.
Sản phẩm Apple xuất hiện rộng rãi ở Việt Nam
Sản phẩm Apple xuất hiện rộng rãi ở Việt Nam

3.4 Chiến lược xúc tiến (Promotion)

Các chiến lược marketing của Apple về Promotion thực sự khác biệt và độc đáo. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra danh tiếng thương hiệu trên toàn cầu.

Chiến lược quảng cáo khác biệt mang tên “Think Different” đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử thương hiệu. Apple không chỉ quảng bá sản phẩm mà còn khẳng định một tư duy độc đáo có thể thay đổi cả thế giới. Sau chiến dịch này, họ đã thực sự định hình nên một hình ảnh vững chắc trong lòng người tiêu dùng: Apple là biểu tượng của sự sáng tạo và tinh thần phi thường.

Làm ngược với số đông, các chiến lược marketing của Apple đã không đầu tư và truyền thông đại chúng mà sử dụng phương thức tiếp thị cổ điển “Word of Mouth”  – truyền miệng. Apple đã tận dụng được hiệu quả của việc bán hàng qua sự tin tưởng và giới thiệu của người từng sử dụng sản phẩm.

Đặc biệt, Apple đã thành công trong việc tạo dựng danh tiếng cho sự kiện ra mắt sản phẩm mới hàng năm. Chiến lược marketing của Apple này đã trở thành niềm mong đợi của hàng triệu người yêu thích công nghệ và là đề tài được thảo luận sôi nổi trong suốt thời điểm ra mắt. Sự cộng hưởng truyền thông từ các KOC, KOL trên nhiều mạng xã hội đã giúp Apple giữ vững sự quan tâm của người tiêu dùng từ mọi nơi trên thế giới.

Sự kiện ra mắt sản phẩm mới của Apple
Sự kiện ra mắt sản phẩm mới của Apple thu hút hàng triệu người

Xem thêm: 6 ví dụ về chiến lược marketing của các ông lớn mang lại độ hiệu quả cực kỳ cao

4. Những điểm nổi bật giúp các chiến lược marketing của Apple thành công vang dội

4.1. Ứng dụng chiến lược khác biệt hóa để định vị sản phẩm của mình

Thiết kế sản phẩm đọc đáo

  • Chiến lược marketing của Apple tạo khác biệt từ những đột phá trong thiết kế sản phẩm phá vỡ những lối mòn trong tư duy thiết kế công nghệ.
  • Apple đầu tư và việc phát triển hệ điều hành chính hãng riêng biệt.
  • Định giá khác biệt, cụ thể là giá cao đã giúp Apple nhanh chóng định vị chính xác phân khúc khách hàng, giữ vững vị thế cao cấp trên thị trường.

Apple đã tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm qua thiết kế độc đáo. Chẳng hạn, iPod không phải là máy nghe nhạc đầu tiên trên thị trường, nhưng nó đã thu hút sự yêu thích nhờ vào thiết kế đẹp mắt, giống như một món trang sức cho người sử dụng. Tương tự, chiếc iPad với vẻ ngoài sang trọng, mỏng nhẹ đã tạo ấn tượng mạnh mẽ, khiến khách hàng luôn nhớ đến Apple.

Phát triển hệ điều hành độc quyền

Khác với nhiều hãng máy tính khác thường sử dụng hệ điều hành Windows, Apple chọn hệ điều hành Mac cho các dòng máy tính của mình. Hệ điều hành độc quyền này đã thu hút một lượng lớn người dùng nhờ vào tính tinh tế, bảo mật cao, ổn định và dễ sử dụng. Apple cũng áp dụng trên điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad với hệ điều hành iOS. Hệ điều hành này với dung lượng RAM cao giúp các thiết bị của Apple hoạt động mượt mà và hiệu quả hơn so với các đối thủ sử dụng Android.

Chiến lược định giá sản phẩm độc đáo

Steve Jobs đã thiết lập giá cao để tối đa hóa lợi nhuận và phản ánh chất lượng sản phẩm.Mặc dù giá sản phẩm của Apple cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng vẫn sẵn lòng đầu tư để sở hữu sản phẩm của hãng. Chiến lược giá của Apple trái ngược với nhiều nhà sản xuất công nghệ khác, thường tập trung vào việc cung cấp thiết bị với chi phí thấp hơn.

Chiến lược "Khác biệt hóa" nổi bật trong định vị sản phẩm của Apple
Chiến lược “Khác biệt hóa” nổi bật trong định vị sản phẩm của Apple

4.2. Tập trung nâng cao trải nghiệm người dùng trong các chiến dịch quảng cáo

Apple có một lượng khách hàng trung thành và tăng trưởng đều đặn qua các năm. Bí quyết đằng sau thành công này không chỉ nằm ở chất lượng sản phẩm vượt trội mà còn ở chiến lược marketing của Apple tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm người dùng. 

Ngay từ bước đầu nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Apple đã đặt trải nghiệm người dùng lên hàng đầu. Họ thường xuyên tổ chức chương trình mời người dùng trải nghiệm sản phẩm của họ miễn phí để thu thập các phản hồi, đánh giá khách quan từ khách hàng.

Quảng cáo gần gũi
Quảng cáo gần gũi của Iphone là thành công trong chiến lược marketing của Apple

4.3. Quan tâm đến nhu cầu của người dùng, không phải tính năng sản phẩm

Apple thực hiện chiến lược này bằng cách lên kế hoạch cho những chương trình trải nghiệm sản phẩm hoàn toàn miễn phí để thu thập đánh giá, phản hồi. Những chương trình này đương nhiên sẽ thu hút không ít khách hàng tham gia, vừa cho Apple nhiều đóng góp hữu ích để thấu hiểu nhu cầu, tâm lý khách hàng vừa kéo khách hàng thành khách hàng mục tiêu.

Từ những nhu cầu này, Apple biết được khách hàng muốn gì, muốn sử dụng sản phẩm ra sao mà sáng tạo nên sản phẩm phù hợp với họ với các tính năng vừa hay đáp ứng được. Họ hoàn toàn không đi ngược lại, sáng tạo tính năng của sản phẩm để thu hút khách hàng.

Apple quan tâm sâu sát đến nhu cầu người dùng hơn là tính năng sản phẩm
Apple quan tâm sâu sát đến nhu cầu người dùng hơn là tính năng sản phẩm

4.4. Nội dung quảng cáo tập trung thể hiện những lợi ích của sản phẩm đối với khách hàng

Apple tạo ra dấu ấn bằng việc thể hiện những điểm nổi bật trong sản phẩm một cách đơn giản, tinh tế và gần gũi với trải nghiệm người dùng. Quảng cáo của thương hiệu luôn được đánh giá cao vì trải nghiệm chân thực, khơi gợi cảm xúc gần gũi với các tình huống bình thường trong cuộc sống.

4.5. Xây dựng và kết nối chặt chẽ với cộng đồng người dùng trung thành

Chiến lược marketing của Apple còn đề cao việc xây dựng mối liên kết chặt chẽ và gắn kết với cộng đồng. Người dùng đã phản hồi rằng, dù là một người hoàn toàn xa lạ nhưng khi biết người đó có sở hữu và sử dụng sản phẩm Apple sẽ mang lại cảm giác gắn kết, như những bạn đồng hành.

4.6. Hoàn hảo trong mọi phương thức bán hàng

Trải nghiệm khách hàng tại các cửa hàng của Apple được xem là “tuyệt vời nhất”. Đây chính là yếu tố then chốt giúp xây dựng thương hiệu này thành công.

Theo nghiên cứu của Nielsen, khoảng 70% khách hàng ra về từ cửa hàng Apple đều mua ít nhất một sản phẩm. Điều này cho thấy chiến lược marketing của Apple tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng, thay vì chỉ đơn thuần chạy theo quảng cáo.

5. Doanh nghiệp học được gì từ các chiến lược marketing của Apple?

Apple trở thành nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các chiến lược marketing của Apple. Nhìn chung, doanh nghiệp có thể học hỏi được thành công của Apple từ các yếu tố sau đây:

  • Tập trung vào chất lượng sản phẩm để tạo nên sự khác biệt giữa thị trường.
  • Chú trọng trải nghiệm khách hàng, từ việc phát triển sản phẩm đến tiếp thị và điểm bán hàng.
  • Phát triển và kết nối cộng đồng người dùng nhằm tạo ra sự liên kết bền vững trong lòng người tiêu dùng và khởi tạo lòng trung thành.
  • Tạo nên các chiến dịch quảng cáo nổi bật và độc đáo để hình ảnh thương hiệu luôn được nhận diện trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

Bài viết trên đây của Navee Agency đã cung cấp đầy đủ thông tin về chiến lược marketing của Apple. Hy vọng nội dung được phân tích sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng để xây dựng các chiến dịch marketing hiệu quả.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 4 / 5. Lượt bình chọn: 9

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    ĐĂNG 
    close-link