Inbound Marketing giúp tạo ra giá trị để người dùng tự tìm đến doanh nghiệp và thực hiện mua hàng, thậm chí trở thành khách hàng trung thành.
Tiếp thị Inbound mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ có ngân sách tiếp thị hạn chế. Với Inbound Marketing, lượt truy cập Web của bạn sẽ ngày càng phát triển. Khách hàng tiềm năng có giá trị và đủ điều kiện sẽ tiến đến bước mua hàng của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa tỷ lệ chốt doanh số được cải thiện, ngân sách, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng.
1. Khái niệm về Inbound Marketing
Tiếp thị Inbound thu hút người dùng và tạo chuyển đổi bằng cách sử dụng nội dung hữu ích, có liên quan đến khách hàng tiềm năng. Nó giúp mang đến giải pháp để giải quyết vấn đề cho đối tượng mục tiêu, tạo niềm tin cho họ về thương hiệu.. Nếu doanh nghiệp có thể giúp họ giải quyết vấn đề bằng thông tin và sản phẩm/dịch vụ phù hợp, bạn có cơ hội lớn để biến họ thành khách hàng của mình.
Khi thực hiện chiến lược tiếp thị Inbound, khách hàng sẽ chủ động tìm đến doanh nghiệp. Sau đó, các nhà tiếp thị tiếp tục tiếp cận, nuôi dưỡng, có các chương trình hợp lý để tăng tỷ lệ chuyển đổi trên các khách hàng này.
Một chiến lược Inbound Marketing tốt khi có sự phối hợp giữa nhiều kênh tiếp thị với nhau trong từng giai đoạn. Mỗi khi khách hàng cần, thực hiện truy vấn thì doanh nghiệp sẽ luôn có mặt thông qua công cụ tìm kiếm.
Tiếp thị Inbound giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng tiềm năng. Đồng thời, nó hỗ trợ thiết lập một kênh giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp và người dùng. Điều này sẽ dẫn đến doanh số được nâng cao. Nền tảng của tiếp thị Inbound là Content Marketing.
2. Inbound Marketing và Outbound Marketing khác nhau như thế nào?
Về cơ bản, tiếp thị Outbound được ví như một cái loa truyền tải thông tin tràn lan đến khách hàng, kể cả khách hàng không tiềm năng. Còn tiếp thị Inbound như một thỏi nam châm hút khách hàng tiềm năng, chất lượng đến với doanh nghiệp một cách chủ động.
2.1. Cách thức tương tác với người dùng
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, cùng những biến động thị trường, hành vi của người dùng có sự thay đổi đáng kể. Các khách hàng hiện nay không muốn bị nhồi nhét thông tin một cách bị động. Họ muốn kiểm soát những thông tin mình cần, chủ động tìm những thông tin đúng nhu cầu.
Chính vì thế, Inbound Marketing được đánh giá là phù hợp xu hướng của người dùng hơn. Trong khi đó, Outbound Marketing có thể gây khó chịu cho người dùng vì Spam thông tin. Hơn thế nữa, nó có thể gây lãng phí tài nguyên của doanh nghiệp vì không đúng đối tượng khách hàng.
Tiếp thị Inbound tập trung vào đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề của khách hàng. Đây là quá trình tương tác hai chiều. Người dùng cần giải pháp để giải quyết “nỗi đau”. Doanh nghiệp sẽ tạo ra nội dung hữu ích để người dùng tìm thấy. Tiếp theo, các Marketer nuôi dưỡng và thuyết phục họ lựa chọn dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp để giải quyết vấn đề của mình.
Trong khi đó, Outbound Marketing truyền tải thông điệp một chiều đến người dùng. Khách hàng bị bắt buộc tiếp nhận thông tin dù họ có nhu cầu, hứng thú với thông tin có hay không.
2.2. Hình thức nội dung truyền tải
Inbound Marketing tập trung vào người dùng. Hình thức tiếp thị này sẽ chủ yếu phát triển nội dung hữu ích, chuyên sâu để chăm sóc, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Các thông tin cơ bản về dịch vụ/sản phẩm trên Website chỉ chiếm khoảng 10 – 20%.
Ngược lại, Outbound Marketing lại thường chú tâm đến việc cung cấp thông tin trực tiếp về dịch vụ/ sản phẩm (chiếm 80%). Còn lại 20% là nội dung hữu ích.
2.3. Mục đích
Các chiến lược Outbound Marketing hướng đến mục tiêu chính là tìm kiếm khách hàng. Nó chỉ tập trung tạo sự chú ý bằng cách gửi thông tin trực tiếp đến khách hàng dù họ có nhu cầu hay không. Trong số những người nhìn thấy nội dung được quảng bá, doanh nghiệp sẽ lọc lại và tìm ra khách hàng tiềm năng. Outbound Marketing có lợi thể là tăng mức độ nhận diện thương hiệu, tiếp cận được nhiều người dùng hơn.
Trong khi đó, tiếp thị Inbound nhằm thu hút khách hàng tiềm năng, có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ chủ động đến với doanh nghiệp. Chiến lược này triển khai mọi hoạt động tiếp thị dựa trên nhu cầu của khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đáng kể, không lãng phí tiếp thị đến người không có tiềm năng. Doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận khách hàng có nhu cầu chính xác hơn. Lợi ích của tiếp thị Inbound sẽ bền vững theo thời gian.
3. Các giai đoạn của Inbound Marketing
Các chiến lược Inbound Marketing nhắm mục tiêu người dùng từ giai đoạn đầu tiên đến giai đoạn cuối cùng. Nó bao gồm nội dung và công cụ phù hợp để đưa họ theo phễu bán hàng đến giai đoạn tiếp theo của hành trình. Các giai đoạn của phương pháp tiếp thị Inbound là Thu hút (Attract), Tiếp cận (Engage) và Làm hài lòng (Delight).
3.1. Giai đoạn Thu hút (Attract)
Đây là giai đoạn mà các Marketer cần hấp dẫn được đúng khách hàng tiềm năng. Bạn cần thu hút đúng đối tượng tiềm năng, có nhu cầu. Doanh nghiệp nên xuất hiện đúng lúc mà người dùng cần.
Muốn vậy, các nhà tiếp thị cần kết hợp sáng tạo nội dung chất lượng với SEO, các kênh mạng xã hội. Hoạt động này giúp tăng nhận diện thương hiệu, lưu lượng truy cập đến Website.
3.2. Giai đoạn Tiếp cận (Engage)
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể để thu thập được thông tin khách hàng. Lý tưởng hơn nữa, họ sẽ tiếp tục tham gia vào quá trình Marketing và Sale của bạn.
Các Marketer cần lên kế hoạch, kết hợp các công cụ, ứng dụng để tiếp cận khách hàng tự nhiên. Đồng thời doanh nghiệp có thể kết nối và tương tác, nuôi dưỡng khách hàng, tạo ra chuyển đổi.
3.3. Giai đoạn Làm hài lòng (Delight)
Sau khi thu thập được các thông tin khách hàng từ giai đoạn tiếp cận, bạn cần phân loại các Lead này. Cụ thể, bạn cần xem khách hàng đang ở đâu, đã thực hiện chuyển đổi ở giai đoạn nào trong quá trình mua hàng. Thông qua đó, bạn có thể áp dụng các hoạt động Inbound Marketing phù hợp để chăm sóc họ và chốt Sale.
4. Vận dụng các chiến lược Marketing nào cho từng giai đoạn của Inbound Marketing?
Mỗi giai đoạn trong tiếp thị Inbound cần được thúc đẩy bằng chiến lược Marketing phù hợp. Có như vậy, bạn mới có thể chăm sóc khách hàng tốt nhất và thuyết phục họ mua hàng.
4.1. Chiến lược tiếp thị trong giai đoạn Attract
Các chiến lược Marketing trong giai đoạn này cần chạm và xoa dịu được “nỗi đau” của khách hàng. Để làm được điều này, chiến lược nội dung và quảng bá của doanh nghiệp cần được xây dựng đúng đắn, kỹ càng.
- Chiến dịch Content Marketing: Nội dung luôn là yếu tố nền tảng trong mọi chiến dịch tiếp thị. Doanh nghiệp cần tạo chiến dịch tiếp thị nội dung đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có nhiều dạng nội dung như chăm sóc khách hàng, mô tả sản phẩm, cung cấp thông tin,… Bạn nên đảm bảo mọi nội dung của mình đều độc đáo, không bị trùng lặp và có sức hút với khách hàng.
- Quảng cáo Google Search: Để tạo ra khách hàng tiềm năng với chi phí tối ưu hơn, các Marketer cần kết hợp quảng cáo Google Search với các chiến lược tiếp thị khác. Nó sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng đang có nhu cầu đúng thời điểm.
- Tối ưu hóa SEO: Đây là công việc không thể thiếu với bất cứ Website nào. Để khách hàng tìm thấy thông tin của doanh nghiệp, các nhà tiếp thị cần tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
- Social Media: Đây là kênh tiếp thị tiềm năng bạn không nên bỏ qua khi thực hiện Inbound Marketing. Chúng không chỉ là kênh để khách hàng theo dõi thông tin của doanh nghiệp, mà nó còn giúp tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Hơn thế nữa, Social Media cong giúp tăng Traffic đến Website.
4.2. Chiến lược Marketing trong giai đoạn Engage
Doanh nghiệp có thể tham khảo một số cách sau để thu thập dữ liệu khách hàng:
- Tận dụng các lời kêu gọi hành động (Call To Action- CTA): Bạn có thể đặt CTA ở nhiều vị trí, trường hợp khác nhau. Ví dụ như CTA liên kết về Landing Page, hoặc kêu gọi khách hàng đăng ký nhận thông tin, tham gia Event, nhận tài liệu Free,…
- Doanh nghiệp có thể sử dụng biểu mẫu, Form đăng ký gắn trực tiếp trên Website để khách hàng để lại thông tin.
- Dùng Landing Page bán hàng để tiếp cận khách hàng quan tâm đến sản phẩm, muốn tìm hiểu trước khi ra quyết định có mua hàng không.
Các Marketer cũng nên lưu ý phối hợp nhiều giải pháp để có hiệu quả tốt nhất.
4.3. Chiến lược tiếp thị trong giai đoạn Delight
- Nuôi dưỡng khách hàng: Doanh nghiệp cần nuôi dưỡng các đối tượng để lại thông tin ngoài mục đích mua hàng, khách hàng chưa chuyển đổi ở giai đoạn chốt Sale,… Bạn có thể thực hiện nhiệm vụ này thông qua Marketing Automation, Email Marketing, Social Media,…
- Chiến lược chốt Sale: Bạn có thể thực hiện chiến lược này với những khách hàng đã để lại thông tin liên hệ đầy đủ tại Form đăng ký tư vấn, các kênh Social,… Doanh nghiệp tiến hành liên hệ trực tiếp cho những khách hàng này. Sau đó, bạn có thể tung chương trình khuyến mãi đúng thời điểm để tăng cơ hội chốt đơn thành công.
- Chiến lược chăm sóc khách hàng: Đây là chiến lược nên có của mọi doanh nghiệp. Nó giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ/sản phẩm của bạn. Doanh nghiệp cần có chính sách rõ ràng cho dịch vụ/sản phẩm của mình, cam kết bảo hành, hỗ trợ khách hàng 24/7, ưu đãi vào các dịp đặc biệt,…
5. Nên phối hợp Inbound Marketing và Outbound Marketing như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhất?
Inbound Marketing và Outbound Marketing đều có những ưu điểm riêng. Các Marketer nên phối hợp cả hai để tạo ra sự cộng hưởng và màn đến lợi ích tối đa.
5.1. Phân phối nội dung trên cả Inbound Marketing và Outbound Marketing
Nội dung dù có hay đến đâu nhưng nếu không đến đúng nơi, không có người xem thì cũng không mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Bạn có thể tận dụng một hình thức của tiếp thị Inbound là SEO để truyền tải Content đến đúng khách hàng mục tiêu.
Tuy nhiên, bạn sẽ cần kết hợp với Outbound Marketing nếu Website chưa đủ mạnh để giúp nội dung lên Top. Ví dụ như doanh nghiệp có thể nhờ đội ngũ nhân viên bán hàng chia sẻ bài viết Website lên mạng xã hội. Hoặc bạn có thể quảng cáo trên Google, Social Media để tăng Traffic vào Website, quảng bá thương hiệu,… Sau khi Website được nhiều người biết đến, bạn có thể triển khai các hoạt động tiếp thị Inbound hiệu quả hơn.
5.2. Xây dựng Website, đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp đều sở hữu ít nhất một Website để khẳng định sự hiện diện trên Internet. Website giúp doanh nghiệp dễ dàng xuất hiện hơn khi khách hàng tìm kiếm thông tin. Website cũng góp phần tạo ra các Lead tiềm năng, nuôi dưỡng khách hàng. Tuy nhiên, có một số trường hợp hệ thống tiếp thị Inbound không thu thập được Lead, không thể tạo ra đơn hàng. Lúc này, Telesales sẽ giữ vai trò quan trọng, hỗ trợ kịp thời cho khách hàng để thúc đẩy họ ra quyết định mua hàng. Vì thế, doanh nghiệp cũng nên chú ý đến khả năng chủ động tìm kiếm khách hàng của nhân viên bán hàng.
5.3. Kết hợp SEO Website và quảng cáo
Các hình thức tiếp thị Outbound như Google Display, đặt Banner ngoài trời, Facebook Ads,… giúp tăng nhận diện thương hiệu. Còn Inbound Marketing lại khá tuyệt vời trong việc tiếp cận chính xác đối tượng mục tiêu. Vì thế, doanh nghiệp nên kết hợp SEO Website và quảng cáo.
Người dùng nhận thức về thương hiệu, bắt đầu ghi nhớ về sản phẩm qua các quảng cáo. Tuy nhiên, họ sẽ khó ra quyết định mua hàng ngay tại thời điểm này. Họ có thể bắt đầu tìm kiếm thông tin trên công cụ tìm kiếm. Đây là lúc chiến lược SEO phát huy hiệu quả. Nó sẽ giúp Website doanh nghiệp xuất hiện ở Top đầu tiên trên công cụ tìm kiếm. Những khách hàng đã từng thấy quảng cáo của thương hiệu sẽ càng dễ dàng Click vào nội dung của bạn hơn. Nếu Content của bạn hữu ích, hấp dẫn, họ sẽ ở lại lâu hơn và có thể thực hiện chuyển đổi trên Website.
6. Tổng kết
Inbound Marketing rất cần thiết để bổ sung cho hệ thống bán hàng của bạn với các khách hàng tiềm năng mới. Trong khi Outbound Marketing giúp bạn theo dõi và thúc đẩy các khách hàng tiềm năng hiện có của mình thông qua chu kỳ mua hàng. Vì thế, doanh nghiệp không nên bỏ qua bất kỳ phương pháp nào. Bạn nên kết hợp cả hai để tìm kiếm, giữ chân khách hàng tiềm năng hiệu quả và mang lại kết quả bán hàng tốt nhất.
Hãy để lại thông tin của bạn