Viettel là tập đoàn viễn thông và công nghệ lớn nhất Việt Nam, có mặt tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục. Để đạt được thành công như hiện nay, Viettel đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh hiệu quả, phù hợp với từng thị trường và khách hàng. Hãy cùng Navee tìm hiểu và phân tích những chiến lược kinh doanh của Viettel đã áp dụng thành công để rút ra bài học quý cho mình qua bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Quân đội Viettel
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, được thành lập năm 1989.
Tập đoàn Viettel cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông & CNTT, internet; dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động; các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng internet, điện thoại di động; đồng thời nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh mạng và các dịch vụ số.
Hiện Viettel là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất Việt Nam với hơn 70 triệu khách hàng. Ngoài ra, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi.
Năm 2018, Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới khi đạt mốc doanh thu 10 tỷ USD.
Năm 2019, Viettel là công ty viễn thông nằm trong Top 15 lớn nhất thế giới về số thuê bao và Top 40 lớn nhất thế giới về doanh thu. Viettel được Brand Finance xác định giá trị thương hiệu là 4,3 tỷ USD, Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới và là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.
Năm 2020, Viettel hoàn thành nghiên cứu và sản xuất thiết bị thu phát sóng 5G gNodeB gồm cả thiết bị phần cứng và phần mềm. Đến cuối năm 2020 Viettel chính thức kinh doanh 5G, trở thành nhà mạng cung cấp sớm nhất 5G cho khách hàng.
Tuy năm 2020 ảnh hưởng lớn từ Covid-19 trên toàn cầu, Viettel vẫn hoàn thánh kế hoạch kinh doanh với doanh thu hơn 264 tỷ đồng, tăng hơn 4,4% so với năm trước.
2. Phân tích mô hình SWOT của Viettel
2.1. Điểm mạnh
- Sở hữu thị phần lớn: Viettel đang chiếm khoảng 44% thị phần, đứng đầu trong ngành tại Việt Nam. Chưa kể còn phát triển rất mạnh ở thị trường quốc tế như Campuchia, Châu Phi và ngay cả châu Mỹ La Tinh.
- Sở hữu nguồn vốn lớn: Viettel có tiềm lực tài chính vững mạnh, chủ yếu tự lực hoạt động
- Thương hiệu nổi tiếng: Viettel luôn được đánh giá là một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam
2.2. Điểm yếu
- Tham gia vào thị trường muộn nên có ít năm kinh nghiệm để cạnh tranh với các đối thủ lớn kỳ cựu như VNPT…
- Đầu tư nhiều lĩnh vực dẫn đến sự mất tập trung nguồn vốn.
- Còn thiếu tính đồng bộ trong các hoạt động kinh doanh
2.3. Cơ hội
- Sự ủng hộ của chính phủ: Sau khi gia nhập WTO, chính phủ luôn khuyến khích các doanh nghiệp nội có tiềm lực đầu tư phát triển cùng hợp tác với nước ngoài để mở rộng và thâm nhập thị trường quốc tế.
- Nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng nhiều: Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về thông tin liên lạc càng cao, đặc biệt một số thị trường đang phát triển và có quan hệ tốt với nước ta như Campuchia, Lào…
2.4. Thách thức
- Mức độ cạnh tranh cao từ nhiều ông lớn như VNPT, Mobifone…
- Nhu cầu về sự đa dạng, chất lượng cũng như sự cập nhật mới về dịch vụ ngày càng cao
- Khi mở rộng thị trường quốc tế, phong tục văn hóa và thói quen tiêu dùng cũng như những quy định kinh doanh, đối thủ cùng ngành của nước sở tại cũng là thách thức đối với doanh nghiệp
3. Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Viettel
3.1. Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của Viettel là giữ vững vị trí hàng đầu về thị phần di động, truyền hình kỹ thuật số và cố định băng rộng tại Việt Nam. Ông lớn viễn thông Việt hướng mục tiêu đến năm 2025 kết nối Internet băng rộng phủ 100% hộ gia đình.
Viettel Telecom sẽ trở thành công ty viễn thông số, có trải nghiệm dịch vụ tốt nhất Việt Nam, đi đầu về công nghệ 5G, các hạ tầng phục vụ cho Cách mạng công nghiệp 4.0.
Hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số để phấn đấu đưa tỷ trọng doanh thu dịch vụ số sánh ngang với các nhà mạng trong khu vực và trên thế giới;
3.2. Thị trường mục tiêu của Viettel
Viettel lựa chọn bắt đầu thâm nhập thị trường có thu nhập thấp bằng những sản phẩm và dịch vụ giá rẻ. Vì đây là phân khúc rất tiềm năng nhưng độ cạnh tranh không cao.
Cũng nhờ phát triển từ những thị trường ngách như các vùng quê xa, địa hình khó khăn…mang đến nhiều thành tựu cho Viettel
3.3. Khách hàng mục tiêu của Viettel
Khách hàng mục tiêu trong chiến lược của tập đoàn Viettel khá đại chúng, ưu tiên các vùng còn khó khăn, vùng sâu vùng xa. Họ luôn tập trung vào các đối tượng khách hàng và khu vực, địa lý. Từ đó phát triển những sản phẩm phù hợp nhu cầu của khách hàng.
3.4. Lợi thế cạnh tranh của Viettel
- Luôn đổi mới và tạo ra những sản phẩm khác biệt để đáp ứng đa dạng những nhu cầu khác nhau của khách hàng.
- Giá cước ưu đãi: giá cước ưu đãi và nhiều chương trình khuyến mãi để tiếp cận tối đa lượng khách hàng.
- Khách hàng làm trọng tâm của mọi hoạt động kinh doanh
- Ngoài cung cấp những điều khách hàng cần, Viettel còn đi trước tạo ra nhu cầu của khách hàng
3.5. Các hoạt động chiến lược của Viettel
Đối với các hoạt động chiến lược của tập đoàn Viettel, công ty luôn chú trọng vào những hoạt động sau:
3.5.1. Nghiên cứu và phát triển
Ngay từ những ngày đâu, Viettel đã luôn xác định hoạt động nghiên cứu và phát triển là yếu tố quan trọng giúp Viettel phát triển bền vững.
Với phương thức tự nghiên cứu công nghệ, kết hợp với chuyển giao công nghệ từng phần cùng với sự quyết tâm, sáng tạo, Viettel là chủ của các công trình sản xuất các trang thiết bị quân sự cho đến dân sự công nghệ cao…
3.5.2. Kỹ thuật công nghệ
Ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của Viettel luôn là những kỹ thuật công nghệ mới nhất.
Thực tế cho thấy, Viettel luôn đi đầu ứng dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến nhất của thế giới. Và không ngừng cải tiến kỹ thuật làm chủ công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Viettel luôn đón đầu những kỹ thuật, những công nghệ hiện đại nhất để bắt nhịp xu hướng công nghiệp 4.0 như các hệ thống hạ tầng thiết bị đều là những sản phẩm mới nhất từ các hãng nổi tiếng, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý sản xuất…, luôn nâng cấp, thay mới bắt kịp sự phát triển của thế giới.
3.5.3. Quản trị nhân sự
Viettel chú trọng vào việc lựa chọn người có kỹ năng, đặc biệt là phù hợp với văn hóa doanh nghiệp như chủ động sáng tạo, quyết tâm trong công việc. Bên cạnh đó, việc sàng lọc chất lượng nhân sự cũng diễn ra thường xuyên để nguồn nhân sư luôn tự giác phát triển trong quá trình tạo nên giá trị cho tập đoàn.
Viettel cũng xây dựng các chính sách, phúc lợi để nguồn nhân lực luôn có động lực để phát huy tối đa vai trò…
3.5.4. Quản trị Marketing
Mô hình Marketing Mix 4P là phương thức marketing trong chiến lược kinh doanh của Viettel:
- Sản phẩm (Product): Viettel luôn chú trọng sự đa dạng và chất lượng sản phẩm/dịch vụ- luôn đúng chuẩn và cập nhật công nghệ mới nhất cho khách hàng…
- Giá (Price): chiến lược định giá xâm nhập thường được Viettel sử dụng khi ra mắt sản phẩm /dịch vụ mới. Với mức giá ưu đãi so với thị trường, các sản phẩm/dịch vụ của Viettel dễ dàng phủ sóng thị trường đại chúng, ngay cả tệp khách hàng thu nhập thấp cũng có cơ hội trải nghiệm.
- Hệ thống phân phối (Place): với nỗ lực lắp phủ sóng khắp toàn quốc để tiếp cận khách hàng, hiện Viettel có khoảng 12.000 trạm thu phát sóng đến tận các vùng núi, hải đảo xa xôi…
Xúc tiến hỗn hợp (Promotion): Trong chiến lược marketing của tập đoàn Viettel, các hoạt động quảng bá và khuyến mãi, ưu đãi về dịch vụ, chi phí luôn được đưa ra đúng thời điểm, đúng đối tượng để tăng việc kích thích, thu hút người tiêu dùng
Bên cạnh đó, Viettel luôn đồng hành với các hoạt động cộng đồng như “Nối vòng tay lớn” ủng hộ người nghèo, quỹ “Trái tim cho em” dành cho các em nhỏ bệnh tim cơ hội phẫu thuật, tạo điều kiện cho HSSV cùng giáo viên tiếp xúc với khoa học công nghệ hiện đại…Đây là phương thức định vị và nhận diện thương hiệu hiệu quả và xuất sắc của Viettel.
4. Bài học rút ra từ chiến lược kinh doanh của Viettel
Thành công của những chiến lược kinh doanh của Viettel đã trở thành những bài học vàng cho các doanh nghiệp:
4.1. Luôn thay đổi để phát triển
Để phù hợp với sự phát triển của thời đại mới, Viettel không ngại chuyển mình từ chuyên khai thác viễn thông thành nhà cung cấp dịch vụ số với sự thay đổi hoàn toàn để tái định vị thương hiệu theo mục tiêu mới.
Thay đổi, sáng tạo để phát triển là chiến lược để tồn tại và gia tăng tính cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp
4.2. Xác định nhóm khách hàng mục tiêu
Chiến lược kinh doanh của Viettel luôn tập trung và thay đổi linh hoạt theo các tệp khách hàng mục tiêu để đánh trúng thị hiếu khách hàng.
4.3. Khác biệt hóa
Sáng tạo để tạo ra khác biệt là bài học mà Viettel mang lại. Sự khác biệt trên thị trường sẽ tạo sự thu hút hiệu quả hơn, có thể tạo ra ra thị trường mới, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
4.4. Có tầm nhìn dài hạn, nắm bắt xu hướng
Muốn có sự nổi trội trong thị trường cũng như thành công bền vững, doanh nghiệp cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn, tư duy đột phá và biết nắm bắt cơ hội. Luôn sẵn sàng cập nhật xu hướng mới trong lĩnh vực kinh doanh của mình để mang đến những thay đổi tích cực trên hành trình phát triển trong nền kinh tế hiện đại hóa như hiện nay.
4.5. Ứng dụng chuyển đổi số
Trong xu hướng chuyển đổi số trên toàn thế giới, thành công của ông lớn Viettel đã giúp các doanh nghiệp nhận thức rõ ràng về vai trò quan trọng của việc tận dụng khoa học công nghệ hiện đại, sẽ tạo ra những sản phẩm/dịch vụ tiên tiến, nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường.
Có thể thấy rằng, để có được vị trí đáng mơ ước như hiện tại, các chiến lược kinh doanh của Viettel đã được phát huy tối ưu hiệu quả khi triển khai đúng thời điểm, đúng đối tượng. Hy vọng với những chia sẻ của Navee Agency đã giúp các bạn có thêm các bài học hữu ích để áp dụng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình!
Hãy để lại thông tin của bạn