Chuyển đổi số trong Logistics là xu hướng tất yếu góp phần giúp phục hồi cho chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics gặp không ít khó khăn, áp lực khi chuyển đổi số.
Logistics được xem là một trong những ngành xương sống của nền kinh tế. Ngành này đồng hành cùng nhiều hoạt động, lĩnh vực từ sản xuất, lưu thông, phân phối đến tiêu thụ.
Đối với ngành Logistics của nước ta, công nghệ thông tin cũng bắt đầu được quan tâm hơn. Theo đó, quá trình chuyển đổi số trong ngành cũng đã bắt đầu diễn ra. Tuy nhiên, quá trình này có nhiều thách thức, nhất là với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cùng Navee tìm hiểu về quá trình chuyển đổi số này trong Logistics trong bài viết hôm nay nhé!
Áp lực khiến doanh nghiệp chuyển đổi số trong Logistics
Cuộc cách mạng số đang có bước phát triển vô cùng mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Nước ta cũng đang hội nhập nền kinh tế thế giới một cách sâu rộng. Cùng với đó, xu hướng chuyển đổi từ hình thức kinh doanh truyền thống sang những nền tảng số cũng ngày càng phổ biến hơn. Nó giúp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Logistics dễ dàng thâm nhập và mở rộng thị trường hơn.
Bên cạnh đó, tình hình đại dịch phức tạp thời gian qua đã khiến cho chuỗi cung ứng bị xáo trộn và đứt gãy. Trong đó, xương sống của chuỗi cung ứng – các hoạt động Logistics cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Hiện nay, chi phí Logistics tại nước ta còn khá cao, tỷ lệ giao hàng không thành công chiếm đến khoảng 10%. Điều này cho thấy những mô hình Logistics truyền thống ở nước ta đang dần trở nên lạc hậu. Chính vì thế, đại dịch diễn ra khiến các doanh nghiệp trong ngành chịu tác động khá tiêu cực và nặng nề.
Đại dịch cũng đã khiến phương thức trao đổi, hoạt động thương mại, cách tiêu dùng thay đổi. Đồng thời, E-Commerce (thương mại điện tử) tại Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự thay đổi của những hoạt động Logistics.
Theo như tình hình chung hiện nay, các doanh nghiệp hoạt ddoognj trong lĩnh vực Logistics nước ta cần thực hiện chuyển đổi số nhanh chóng. Đây là yêu cầu có tính cấp bách và hoàn toàn khách quan.
Doanh nghiệp gặp khó khăn gì khi thực hiện chuyển đổi số
Quá trình chuyển đổi số trong Logistics sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động trong ngành thay đổi sự trì trệ. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ có thể tạo đột phá nhằm tăng trưởng, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và có thêm khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể đạt lợi nhuận vượt trội phát triển hơn so với trước khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số.
Thế nhưng, quá trình này lại còn khá nhiều rào cản tại Việt Nam. Theo Hiệp hội các Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam – VLA, mức độ ứng dụng khoa học công nghệ tại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics tại nước ta (theo khảo sát năm 2018) chưa cao. Khó khăn chủ yếu trong việc này đến từ vấn đề con người, tài chính, chọn công nghệ thích hợp.
Cụ thể, để chuyển đổi số, doanh nghiệp phải đầu tư chi phí rất lớn. Con số này có thể từ 200 triệu đến hàng chục tỷ đồng. Bên cạnh đó, những phần mềm cho lĩnh vực Logistics tiêu chuẩn quốc tế chưa ứng dụng được nhiều vào hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam. Điều này gây khó khăn cho việc doanh nghiệp chọn lựa công nghệ phù hợp.
Ngoài ra, nhiều chủ doanh nghiệp Logistics chưa thật sự tin tưởng các phần mềm, công cụ phục vụ chuyển đổi số trong Logistics (về mức độ an toàn, bảo mật, khả năng thanh toán,…)
Doanh nghiệp Logistics chuyển đổi số như thế nào?
Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ Big Data, AI,… hiện đại để phân tích, biến đổi các dữ liệu đã được số hoá và tạo ra một giá trị khác. Để chuyển đổi số, đầu tiên doanh nghiệp cần sẵn sàng về phương diện lãnh đạo. Tức là người lãnh đạo phải hiểu rõ mong muốn của mình, hiểu về công nghệ có thể dùng để phục vụ cho việc chuyển đổi doanh nghiệp của mình. Qua đó, người lãnh đạo có thể truyền dẫn tới cho nhân viên của mình.
Yếu tố cần thiết tiếp theo để chuyển đổi số là cần sẵn sàng ở phương diện tổ chức. Để quá trình chuyển đổi được nhanh chóng, suôn sẻ thì cần cả tổ chức cùng tham gia, làm nên sự chuyển đổi.
Kế đến, doanh nghiệp cần sẵn sàng về công nghệ và phát triển cùng lúc với yếu tố nhân sự. Quá trình chuyển đổi số cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, vững chắc và tương thích khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần có tầm nhìn dài hạn khi thực hiện chuyển đổi số.
Logistics được biết đến là ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, là nền tảng trọng yếu cho thương mại hàng hóa. Nó cũng góp phần lớn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh chung ngày càng hiện đại hóa của thị trường toàn cầu hiện nay, Logistics cũng cần có sự chuyển đổi số để ngày càng hiện đại hơn, tăng cường tự động hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Chuyển đổi số trong Logistics cũng giúp cắt giảm chi phí hoạt động và nâng cao hiệu quả.
Mong những chia sẻ của Navee sẽ giúp bạn thành công!
Hãy để lại thông tin của bạn