6 bước xây dựng chiến lược 4P marketing khi ra mắt sản phẩm mới

5
(1)

4P marketing được xem là một trong những chiến lược marketing cơ bản của mọi doanh nghiệp trước khi bắt đầu ra mắt sản phẩm mới. Vậy chiến lược 4P marketing có tầm quan trọng như thế nào? Mô hình 4P trong marketing bao gồm những thành phần gì? Làm thế nào để xây dựng chiến lược 4P cho sản phẩm mới chuẩn bị ra mắt? Tất cả sẽ được Navee Agency giải đáp trong nội dung bài viết sau đây.

1. Lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi áp dụng chiến lược 4P marketing

4P trong marketing là một mô hình quản lý marketing cơ bản bao gồm bốn yếu tố chính:

  • Product (Sản phẩm)
  • Price (Giá cả)
  • Place (Địa điểm)
  • Promotion (Xúc tiến thương mại)
4P marketing là gì
4P trong marketing là gì?

Mỗi yếu tố “P” đều đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chiến lược marketing của một doanh nghiệp. Chiến lược 4P giúp doanh nghiệp đón đầu thời cơ khi phát triển sản phẩm mới, nâng cao giá trị thương hiệu, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng. Chính vì thế, áp dụng hiệu quả mô hình 4P mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

1.1 Giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh

Chiến lược 4P giúp doanh nghiệp xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó đưa ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ.

Thêm vào đó, việc định giá hợp lý, lựa chọn kênh phân phối hiệu quả và triển khai các hoạt động khuyến mãi hấp dẫn sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận.

1.2 Tăng cường nhận diện thương hiệu với người dùng

Để tăng cường nhận diện thương hiệu với người dùng thì chữ P (Product) – sản phẩm cần phải đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đồng thời phản ánh giá trị và tôn chỉ của thương hiệu.

 Giá cả (Price) phải được xác định một cách cẩn trọng để phản ánh giá trị mà khách hàng nhận được, tạo ra sự hài lòng và lòng trung thành. 

Địa điểm (Place) và Quảng cáo (Promotion) cũng cần được tối ưu hóa để sản phẩm tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất, từ đó nâng cao nhận diện thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

Xây dựng độ nhận diện thương hiệu
Xây dựng độ nhận diện thương hiệu tốt giúp ghi dấu ấn với khách hàng

1.3 Tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng trên thị trường

Ứng dụng 4P marketing có thể tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng bằng cách đảm bảo rằng sản phẩm (Product) phù hợp với nhu cầu của thị trường, giá cả (Price) cạnh tranh nhưng công bằng, phân phối (Place) rộng rãi đến mọi khách hàng tiềm năng, và quảng bá (Promotion) một cách minh bạch.

Nhờ đó, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn đa dạng, thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường.

1.4  Thúc đẩy tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu từ khách hàng

Chiến lược 4P marketing giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó phát triển sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu và xu hướng tiêu dùng.

Ví dụ, một công ty sản xuất đồ chơi có thể sử dụng 4P để tạo ra một dòng sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục sớm cho trẻ em. Sản phẩm được thiết kế để kích thích sự phát triển trí tuệ và vận động, giá cả được định vị phù hợp với túi tiền của các bậc phụ huynh trẻ, kênh phân phối bao gồm cả online và offline để tiếp cận khách hàng một cách rộng rãi, và cuối cùng là chiến lược quảng cáo thông qua các kênh mạng xã hội và hợp tác với các trường mầm non để giới thiệu sản phẩm.

1.5 Gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng

Ứng dụng mô hình 4P trong marketing giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc cải thiện sản phẩm (Product), định giá (Price) chính xác, phân phối (Place) và quảng bá (Promotion). Chiến lược 4P giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn sản phẩm đa dạng với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.

Ví dụ, một công ty có thể phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng, định giá cạnh tranh, mở rộng kênh phân phối và thực hiện các chiến dịch quảng cáo sáng tạo để thu hút khách hàng. Chiến lược này không chỉ tăng cường giá trị thương hiệu mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, từ đó gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng.

1.6 Xây dựng lòng trung thành của khách hàng

Ứng dụng 4P trong marketing có thể giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng thông qua việc tạo ra sản phẩm chất lượng (Product), định giá phù hợp (Price), phân phối hiệu quả (Place) và chiến lược quảng cáo sáng tạo (Promotion).

Ngoài ra, Các hoạt động xúc tiến thương mại, chăm sóc khách hàng chu đáo, chương trình tri ân khách hàng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng lòng trung thành với khách hàng, giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

Ví dụ, một công ty có thể phát triển một chương trình khách hàng thân thiết, cung cấp ưu đãi đặc biệt cho những người mua hàng thường xuyên, hoặc tạo ra các chiến dịch quảng cáo cá nhân hóa để mỗi khách hàng cảm thấy được trân trọng và gắn bó với thương hiệu. Điều này không chỉ tăng cường mối quan hệ với khách hàng hiện tại mà còn thu hút khách hàng mới thông qua lời đồn tích cực.

2. Mô hình 4P trong marketing bao gồm những thành phần nào?

Mô hình 4P marketing bao gồm 4 chữ “P”- Product – Price – Place – Promotion, mỗi chữ “P” có một ưu điểm khác nhau, sau đây là chi tiết của 4 thành phần:

2.1. Product (Sản phẩm)

Trong mô hình 4P của Marketing, “Product” (Sản phẩm) là yếu tố đầu tiên và quan trọng, đại diện cho hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Sản phẩm cần phải đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, có tính năng nổi bật và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. 

Ví dụ dễ thấy nhất chính là những chiếc điện thoại di động. So với 15-20 năm về trước, điện thoại thông thường chỉ dùng để nghe – gọi – nhắn tin thì điện thoại ngày nay đã có những cải tiến vượt trội về cả ngoại hình lẫn tính năng sử dụng, thậm chí còn có thể thay thế công năng sử dụng của những chiếc laptop. Tất cả sự đổi mới, nâng cấp của thị trường điện thoại thông minh điều hướng đến nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

Yếu tố P đầu tiên trong mô hình 4P marketing
Điện thoại thông minh là một minh chứng rõ nét cho yếu tố Product của 4P marketing

2.2. Price (Giá)

“Giá cả” là yếu tố quan trọng quyết định số tiền mà khách hàng phải trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng. Doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược giá thấp để thu hút khách hàng, hoặc chiến lược giá cao để định vị thương hiệu cao cấp.

Giá cả hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

Ví dụ, một nhà hàng có thể cung cấp salad miễn phí hoặc Cocacola khi khách hàng mua phần combo gà rán 6 miếng. Điều này không chỉ tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng mà còn có thể thúc đẩy doanh số bán hàng. 

Ngoài ra, Giá cả có thể thay đổi nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu thị trường, biến động chi phí sản xuất và chiến lược cạnh tranh. Đặt giá đúng cách có thể góp phần vào việc xây dựng vị thế của sản phẩm trên thị trường và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

2.3. Place (Phân phối)

Yếu tố tiếp theo là “Place” (Phân phối) đề cập đến việc làm thế nào để sản phẩm được phân phối đến với khách hàng mục tiêu. Điều này không chỉ liên quan đến vị trí địa lý mà còn bao gồm các quyết định về các kênh phân phối, như cửa hàng bán lẻ, trực tuyến, hoặc qua các đại lý. 

Ví dụ, một công ty sản xuất đồ chơi có thể quyết định bán sản phẩm của mình thông qua các cửa hàng đồ chơi chuyên biệt, trang web của công ty, và các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki.., để tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng.

Quyết định về chiến lược phân phối phải đảm bảo rằng sản phẩm dễ dàng tiếp cận và có sẵn cho khách hàng khi họ cần, đồng thời cũng phải phù hợp với chiến lược tổng thể của thương hiệu.

2.4. Promotion (Xúc tiến thương mại)

Xúc tiến thương mại (Promotion) là yếu tố cuối cùng trong mô hình 4P Marketing, bao gồm các hoạt động nhằm thông báo và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua các hoạt động như quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân và khuyến mãi. Mục tiêu chính của xúc tiến thương mại là tạo nhận thức về thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Ví dụ, công ty máy lọc nước Kangaroo thường xuyên quảng cáo trên tivi trong khung giờ vàng, với thông điệp ngắn gọn dễ tạo ấn tượng với người xem, đặc biệt là tạo 1 thói quen và phản xạ khi xem tới quảng cáo của máy nước nóng Kangaroo.

3. Top 6 bước xây dựng chiến lược 4P thành công khi ra mắt sản phẩm mới

Ở phần nội dung tiếp theo, Navee Agency sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm thế nào để xây dựng chiến lược marketing 4P một cách hiệu quả khi doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới. Đừng bỏ qua nội dung quan trọng này nhé.

3.1. Bước 1: Tìm hiểu và xác định USP của sản phẩm

Để xác định USP (Unique Selling Proposition) cho sản phẩm, bạn cần xác định được điểm nhấn độc đáo của sản phẩm mà đối thủ không có. USP phải mang lại lợi ích rõ ràng cho khách hàng và có sức thuyết phục cao. Một USP hiệu quả sẽ giúp sản phẩm nổi bật và thu hút khách hàng trong một thị trường cạnh tranh. 

Ví dụ: Điểm nhấn của sản phẩm điện thoại Iphone chính là hệ điều hành IOS nhanh, mượt và bảo mật hơn so với các hệ điều hành khác trên thị trường.

3.2. Bước 2: Nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng và đối thủ

Đây là bước không thể thiếu trong quá trình xây dựng chiến lược marketing 4P. Quá trình này bao gồm việc thu thập và phân tích thông tin về khách hàng, thị trường và các đối thủ cạnh tranh.

Phân tích đối thủ
Phân tích đối thủ giúp doanh nghiệp phân phối nguồn lực và xây dựng chiến lược hiệu quả

Để thực hiện nghiên cứu thị trường hiệu quả, bạn cần xác định mục tiêu, chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, thiết kế bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu và phân tích thông tin thu được.

Tiếp theo, doanh nghiệp cần phải xác định được khách hàng mục tiêu của mình. Thông qua việc trả lời các câu hỏi như: “Ai sẽ mua sản phẩm?”, “Đối tượng đó có vấn đề gì cần giải quyết?”, “Họ mong muốn sản phẩm gì? Như thế nào?”. Ngoài ra, bạn cũng có thể thu thập thông tin khách hàng qua website hoặc email.

Trong khi đó, phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn hiểu rõ về điểm mạnh và yếu của các đối thủ, từ đó xây dựng chiến lược để cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp.

Nhờ việc thu thập và phân tích các thông tin, doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn tổng quan về thị trường và đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra chiến lược hợp nhất với khách hàng mục tiêu của mình.

3.3. Bước 3: Dựa trên USP đã xác định, xây dựng chiến lược thương hiệu cho sản phẩm

Để xây dựng chiến lược thương hiệu dựa trên USP, điều quan trọng là phải xác định những gì làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. 

Ví dụ: Amazon Prime nổi bật với dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện ích giải trí độc quyền. Hoặc thương hiệu nổi tiếng Heinz với sản phẩm chai tương cà úp ngược để người dùng dễ dàng sử dụng.

Một USP mạnh mẽ cần phải cụ thể, độc đáo và mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của họ một cách hiệu quả. Đồng thời, USP cần được thể hiện xuyên suốt trong mọi hoạt động của thương hiệu, từ quảng cáo, bao bì sản phẩm, website, cho đến dịch vụ khách hàng. Điều này giúp tạo ra một thương hiệu tạo được dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

3.4. Bước 4: Định giá sản phẩm

Trong xây dựng chiến lược 4P, việc định giá sản phẩm là một yếu tố quan trọng, cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Giá cả phải phản ánh giá trị của sản phẩm, đồng thời phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng và chiến lược cạnh tranh trên thị trường. 

Các doanh nghiệp thường xác định giá bán dựa trên chi phí sản xuất, giá cả của đối thủ cạnh tranh, và giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Định giá sản phẩm đúng đắn sẽ góp phần tạo nên sự thành công cho chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp.

3.5. Bước 5: Lựa chọn địa điểm kinh doanh và xác định kênh phân phối hợp lý

Được xem là 2 kênh đầu ra sản phẩm để đến tay khách hàng, việc lựa chọn địa điểm kinh doanh và kênh phân phối hợp lý cần phải chú trọng. Địa điểm kinh doanh cần phải thuận lợi cho việc tiếp cận khách hàng mục tiêu và phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp.

Chọn kênh phân phối phù hợp
Chọn kênh phân phối phù hợp giúp mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng ở nhiều thị trường khác nhau

Kênh phân phối cần được xác định dựa trên hiểu biết về thị trường và khách hàng, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả trong việc phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các kênh phân phối có thể bao gồm phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các nhà bán lẻ, đại lý hoặc tiếp thị liên kết.

3.6. Bước 6: Xây dựng chiến lược quảng bá ra mắt sản phẩm

Bước cuối cùng là xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm, đây là một phần không thể thiếu trong yếu tố Promotion. Để quảng bá hiệu quả, doanh nghiệp dựa theo đối tượng khách hàng mục tiêu để lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp, và tạo ra thông điệp quảng cáo sáng tạo và thu hút. 

Ngoài ra, việc kết hợp linh hoạt giữa các phương tiện quảng cáo truyền thống và kỹ thuật số cũng sẽ góp phần tăng cường hiệu quả của chiến dịch. Để biết thêm chi tiết về cách áp dụng chiến lược 4P, bạn có thể tham khảo thông tin từ các nguồn uy tín.Trên đây là nội dung trên của Navee Agency đã giới thiệu tổng quan về khái niệm và cách ứng dụng 6 bước xây dựng chiến lược 4P marketing khi ra mắt sản phẩm mới. Chúc bạn áp dụng hiệu quả trên sản phẩm của mình nhé.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








     ĐĂNG KÝ NGAY
    close-link