Làm thế nào để tên thương hiệu thu hút, gây ấn tượng với người tiêu dùng? Navee sẽ bật mí 15 cách đặt tên thương hiệu ấn tượng cho doanh nghiệp và cá nhân, mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé!
15 cách đặt tên thương hiệu ấn tượng cho doanh nghiệp
Chọn tên riêng làm tên thương hiệu
Sử dụng tên riêng để đặt tên thương hiệu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, thậm chí cả những cửa hàng buôn bán nhỏ cũng lấy tên riêng để làm “thương hiệu” cho cửa hàng của mình.
Cũng bởi việc sử dụng tên riêng để đặt tên thương hiệu quá phổ biến nên nó dễ bị trùng và không còn gây ấn tượng như trước. Do đó, cách đặt tên thương hiệu sử dụng tên riêng đặt cho thương hiệu cần phải có chút “biến tấu” để tên thương hiệu đặc sắc, khác biệt.
Mẹo sử dụng tên riêng đặt tên thương hiệu đặc sắc:
- Sử dụng từ Hán Việt như chủ doanh nghiệp là họ Huỳnh, có thể đặt tên thương hiệu là Huỳnh Gia.
- Kết hợp tên riêng và từ liên quan đến ngành kinh doanh, ví dụ như Khải Silk.
- Đặt ngược, tức là đặt tên riêng trước và họ sau, ví dụ Kha Nguyễn
Tên thương hiệu theo đặc trưng sản phẩm
Cách đặt tên thương hiệu theo đặc trưng sản phẩm để người dùng biết được doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh sản phẩm, dịch vụ gì. Chẳng hạn như Timviecnhanh, TopCV, SEONGON,..
Ưu điểm giúp người tiêu dùng biết được lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tên thương hiệu, mà không cần mất nhiều thời gian tìm hiểu liệu thương hiệu này có đang cung cấp thứ họ muốn.
Nhược điểm, trong tương lai nếu mở rộng lĩnh vực kinh doanh sẽ gặp khó khăn bởi cái tên cũ đã “lấn át” lĩnh vực mới. Tốn thời gian, chi phí để xây dựng lại thương hiệu.
Sử dụng tên thương hiệu gắn liền với địa danh
Không khó để bắt gặp những thương hiệu có tên gắn liền với địa danh. Thông thường doanh nghiệp sử dụng địa danh để đặt tên thương hiệu khi đó là một địa danh nổi tiếng về sản phẩm/dịch vụ, hoặc có nguồn gốc xuất xứ từ địa danh đó. Ví dụ như Rượu vang Đà Lạt, Bia Sài Gòn, Nước hoa Miss Sài Gòn,…
Cân nhắc sử dụng từ viết tắt
Sử dụng từ viết tắt để đặt tên thương hiệu đang dần trở thành xu hướng, bởi nó ngắn gọn nhưng chứa đủ ý nghĩa và dễ nhớ.
Phần lớn những cái tên thương hiệu được viết tắt là tên bằng tiếng Anh. Ví dụ: Vinamilk (Vina là chữ viết tắt chữ Việt Nam), hoặc OCB (ngân hàng Cổ phần thương mại Phương Đông – Orient Commercial Bank).
Cách đặt tên này thường được các doanh nghiệp, công ty lớn lựa chọn trong chiến lược xây dựng bộ nhận diện thương hiệu của mình.
Dùng tên thương hiệu theo đặc điểm cửa hàng
Cách đặt tên thương hiệu dựa theo đặc điểm cửa hàng tạo nét đặc trưng riêng cho thương hiệu và là đặc điểm dễ nhận dạng cho khách hàng. Thường địa điểm kinh doanh có phong cảnh, cây cối hay điểm nổi bật dễ nhận biết sẽ được đặt tên cho cửa hàng.
Ví dụ: Nhà hàng Cây Dừa, Cafe Cây Si, Xuân Hương Garden Coffee…
Tên thương hiệu theo quy mô
Đặt tên thương hiệu theo quy mô giúp khách hàng biết được thương hiệu đó có đáp ứng đủ những mong muốn của họ không. Chẳng hạn như Bách Hóa Xanh, Thế Giới Nước Hoa, Thế Giới Di Động,…là những cái tên khiến người nghe liên tưởng rằng nơi đây rất lớn, rất đa dạng sản phẩm là nơi đáp ứng mọi nhu cầu của họ.
Đối với doanh nghiệp có hình thức quy mô lớn việc đặt tên có tính quy mô hiển nhiên rất hợp lý và thu hút khách hàng.
Tuy nhiên, những cửa hàng vừa và nhỏ, không có chiến lược và tầm nhìn ngay từ đầu cũng nên cân nhắc khi sử dụng cách đặt tên thương hiệu này. Bởi sau hơn 5-10 năm hoạt động, doanh nghiệp không phát triển được đến mức “Thế Giới” thì khi khách hàng đến mua sản phẩm họ sẽ cảm giác thất vọng vì cái tên không phản ánh đúng những gì họ tưởng tượng. Vô tình bạn đã làm khách hàng có cảm giác họ bị bạn đánh lừa và sẽ không có cảm tình với thương hiệu nữa, khách hàng mua hàng lần thứ hai ít xảy ra.
Tên thương hiệu độc đáo nhờ sử dụng phiên âm âm thanh
Những cái tên có phát âm gần giống nhau hoặc có chứa từ láy thường gây ấn tượng với người tiêu dùng. Ngoài ra, tên thương hiệu trở nên độc đáo và dễ nhớ hơn khi sử dụng phiên âm âm thanh.
Ví dụ đặt tên thương hiệu có phiên âm âm thanh như: BiBo Mart, Cốc Cốc,…
5 cách đặt tên thương hiệu cá nhân thu hút
Đặt tên thương hiệu ngắn gọn, dễ nhớ
Quy tắc cần ghi nhớ khi đặt tên thương hiệu cá nhân phải đảm bảo tính ngắn gọn và dễ nhớ. Người dùng ngày càng “lười ghi nhớ” bởi mỗi ngày họ tiếp cận với quá nhiều thông tin khác nhau, do đó tên thương hiệu cá nhân ngắn gọn sẽ dễ dàng được khách hàng ghi nhớ hơn so với một cái tên dài lan man.
Tên cá nhân có chứa thông điệp muốn truyền tải
Tên thương hiệu cá nhân không phải là một cái tên sáo rỗng, tự nhiên bộc phát mà thương hiệu cá nhân phải có ý nghĩa, chứng đựng thông điệp tích cực để dễ dàng “gửi gắm” đến khách hàng mục tiêu.
Sử dụng kết hợp tên tiếng Anh
Với xu hướng toàn cầu hóa, nhiều cá nhân sử dụng kết hợp tên tiếng Anh để đặt tên thương hiệu cá nhân. Phải thú nhận rằng khi nghe tên thương hiệu cá nhân tiếng Anh sẽ tạo cảm giác “quốc tế” và chuyên nghiệp, sang trọng hơn. Ngoài ra, sử dụng tên tiếng Anh là cách đặt tên thương hiệu giúp ích nếu bạn làm kinh doanh tại thị trường nước ngoài.
Đặt tên thương hiệu cá nhân kết hợp theo sản phẩm/ dịch vụ
Tên thương hiệu cá nhân kết hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ nổi cũng rất phổ biến hiện nay. Đặt tên thương hiệu cá nhân kết hợp với dịch vụ/sản phẩm giúp người dùng biết được thương hiệu kinh doanh sản phẩm/dịch vụ gì, tiết kiệm thời gian tìm hiểu.
Ví dụ tên thương hiệu cá nhân kết hợp dịch vụ: “Long Motocare” nghe đến tên thương hiệu mọi người cũng đoán ra được thương hiệu này chăm sóc, sửa chữa xe gắn máy và xe ô tô.
Tên thương hiệu cá nhân sử dụng tính từ
Nhiều cá nhân sử dụng tính từ để đặt tên thương hiệu cá nhân, hi vọng công việc kinh doanh gặp nhiều may mắn và thuận lợi. Ví dụ: Cơm Tấm Phúc Lộc Thọ, Tân Hiệp Phát,…
Lưu ý gì khi cách đặt tên thương hiệu
Tránh thay đổi tên thương hiệu quá thường xuyên
Trường hợp đổi tên thương hiệu vẫn xảy ra nhưng không nhiều, bởi để xây dựng một thương hiệu không hề dễ dàng, mất rất nhiều thời gian, nỗ lực và chi phí.
Khi đổi tên thương hiệu, doanh nghiệp cũng phải bắt đầu xây dựng lại thương hiệu với cái tên mới vì khách hàng đã quen với tên thương hiệu cũ trước đây. Do đó, việc đặt tên thương hiệu và công khai trước người tiêu dùng cần phải nghiên cứu rất cẩn thận, kỹ lưỡng để tránh việc đổi lại nhiều lần.
Đặt tên không liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ cung cấp
Tên thương hiệu cần thể hiện được sự liên quan tới sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu cung cấp. Nếu đặt tên thương hiệu không liên quan gì đến sản phẩm/dịch vụ kinh doanh, khiến người tiêu dùng không tưởng tượng được thương hiệu của bạn đang kinh doanh cái gì.
Hạn chế đặt tên gây liên tưởng tiêu cực về ý nghĩa
Tên thương hiệu phải rõ ràng từ cách phát âm đến ý nghĩa. Cần tránh những tên tối nghĩa, tức là có thể hiểu nhiều nghĩa nhưng là những ý nghĩa tiêu cực. Hoặc tránh tên thương hiệu có thể phát âm lái đi (nói lóng) thành nhiều tiếng không nghiêm túc. Việc đặt tên thương hiệu có ý nghĩa tiêu cực hoặc tối nghĩa sẽ gây ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng về thương hiệu.
Navee tin rằng qua bài viết trên doanh nghiệp của bạn đã biết cách đặt tên thương hiệu thật ấn tượng, cuốn hút người tiêu dùng!
Hãy để lại thông tin của bạn