5 xu hướng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tăng tốc trong năm 2024

0
(0)

Thị trường kinh doanh ngày nay vô cùng khốc liệt. Do đó, bất kể quy mô của công ty như thế nào, thì việc nắm rõ xu hướng chuyển đổi số là rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Mô phỏng hình thức chuyển đổi số
Mô phỏng hình thức chuyển đổi số

Trong thời đại khoa học công nghệ không ngừng phát triển vượt bậc, nếu các doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công thì cần phải bắt kịp xu hướng chuyển đổi số toàn cầu. Hãy cùng Navee tìm hiểu 5 xu hướng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tăng tốc trong năm 2024 qua bài viết dưới đây.

Xu hướng chuyển đổi số với CDP

CDP là tên viết tắt của nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP – Customer Data Platform). Mọi doanh nghiệp trên thị trường đều dành sự quan tâm đặc biệt đến thông tin về khách hàng. Nguồn dữ liệu khách hàng này đóng một vai trò rất quan trọng đối với các công ty, đặc biệt vào thời kỳ khoa học công nghệ phát triển mạnh như hiện nay.

Mô tả nền tảng dữ liệu khách hàng
Mô tả nền tảng dữ liệu khách hàng

Dựa trên nền tảng CDP, các doanh nghiệp có thể thu thập, sàng lọc và đánh giá từng nhóm khách hàng từ nguồn thông tin nhận được. Dữ liệu khách hàng khi được lưu trữ trong hệ thống của doanh nghiệp, các bộ phận và phòng ban khác có thể dễ dàng tiếp cận theo sự phân quyền của nhà quản lý để lấy thông tin phục vụ cho quá trình kinh doanh. Các kho dữ liệu khách hàng phổ biến hiện nay điển hình như: Adobe, SAP, Microsoft,…

Xu hướng chuyển đổi số với CDP càng ngày càng thể hiện được tầm ảnh hưởng của mình, nhất là sau đại dịch Covid-19. Sự tiến bộ của công nghệ đi đôi với việc bùng nổ của các sàn thương mại điện tử trong khoảng thời gian trong và sau đại dịch, điều này khiến cho việc giao tiếp trực tiếp với khách hàng càng khó khăn hơn. Với nền tảng dữ liệu người dùng, các công ty có thể dễ dàng miêu tả chân dung khách hàng, thu thập thông tin và xác định hành vi mua hàng của họ.

Từ những ảnh hưởng tích cực kể trên, CDP hiển nhiên trở thành một trong những xu hướng chuyển đổi số mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua trong năm 2024.

Ứng dụng điện toán đám mây trong quản trị doanh nghiệp

Điện toán đám mây cung cấp cho doanh nghiệp nguồn tài nguyên công nghệ, khả năng lưu trữ và bảo mật lượng dữ liệu khổng lồ trên nền tảng internet. Việc ứng dụng điện toán đám mây giúp các chủ doanh nghiệp điều hành tốt hơn công việc, đồng thời tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất kinh doanh.

Điện toán đám mây là trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp giải quyết những quy trình, máy móc và công nghệ phức tạp. Trong quá trình vận hành, doanh nghiệp sẽ liên tục phát triển và đổi mới. Nhờ điện toán đám mây, các doanh nghiệp sẽ linh hoạt trước những thay đổi của tổ chức và thị trường. Đồng thời, giảm bớt chi phí đầu tư và cải tiến máy móc nhằm phù hợp với xu hướng chuyển đổi số liên tục hiện nay.

Mô hình điện toán đám mây
Mô hình điện toán đám mây

Liên quan đến dữ liệu doanh nghiệp thì vấn đề bảo mật thông tin là điều rất quan trọng với bất kỳ một công ty nào dù lớn hay bé. Các máy móc lưu trữ thông tin truyền thống đều tiềm ẩn nhiều rủi ro hư hỏng dẫn đến mất dữ liệu quan trọng. Điều này trái ngược với điện toán đám mây khi tính bảo mật cao và dữ liệu rất khó mất cắp khi gặp sự cố.

Bên cạnh đó, điện toán đám mây cho phép doanh nghiệp chia sẻ dữ liệu từ xa, giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo tiến độ công việc. Trong năm 2024, điện toán đám mây cũng được các chuyên gia đánh giá là xu hướng chuyển đổi số chủ đạo của năm.

Xu hướng tập trung nâng cao trải nghiệm người dùng

Để tạo được lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải vừa nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ và vừa phải tập trung nâng cấp trải nghiệm khách hàng. Cùng một mặt hàng với các đối thủ khác trên thị trường thì trải nghiệm của khách hàng là chìa khóa để phát triển doanh nghiệp của bạn.

Trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ dựa vào cảm xúc của họ dành cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần phải truyền đạt cảm xúc của họ cho người mua ở mọi bước của quá trình mua hàng.

Bắt đầu với giao diện người dùng (UI) của website bán hàng của công ty và tập trung vào trải nghiệm người dùng (UX) khi doanh nghiệp xây dựng nền tảng của mình. Ngoài ra, việc sử dụng nền tảng quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM) cũng đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và đầu tư mạnh.

Headless eCommerce – xu hướng chuyển đổi số cho bán lẻ

Tại Việt Nam, trong lĩnh vực thương mại điện tử thì khái niệm này còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, lợi ích của xu hướng chuyển đổi số này là rất lớn.

Nói một cách đơn giản, Headless eCommerce cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng tách biệt front-end khỏi phần back-end để doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Theo một cuộc khảo sát, hơn 85% công ty cho rằng chi phí để duy trì tỷ lệ khách hàng trung thành đã có dấu hiệu gia tăng trong 24 tháng qua. Do đó, các doanh nghiệp cần nhanh chóng cải thiện và tối ưu hóa chi phí để có được khách hàng mới và giữ chân nhóm khách hàng cũ.

Headless eCommerce là một xu hướng chuyển đổi số đầy tiềm năng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và của cả doanh nghiệp. Khi đó, khách hàng là yếu tố được đặt lên trên hết,  là trung tâm của sự chuyển đổi và góp phần vào sự phát triển của ngành mua sắm trực tuyến.

Làm việc từ xa vẫn lên ngôi trong 2024

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến cách thức làm việc truyền thống bị thay đổi hoàn toàn từ làm việc tại công ty sang làm việc từ xa hay làm việc tại nhà. Hình thức làm việc này đã diễn ra trong vòng 2 năm trở lại đây và được dự đoán vẫn sẽ lên ngôi trong năm 2024.

Cách thức làm việc từ xa đã trở xu hướng chuyển đổi số phổ biến trong những năm qua
Cách thức làm việc từ xa đã trở nên phổ biến trong những năm qua

Làm việc từ xa dù đối diện với không ít khó khăn như hạn chế khả năng tập trung, giao tiếp qua màn hình máy tính,… Tuy nhiên, không thể phủ nhận những thay đổi tích cực của hình thức làm việc mới này. Làm việc từ xa giúp nhân viên tăng khả năng thích nghi với môi trường biến động, phát triển kỹ năng và cải thiện chất lượng công việc nhờ tâm lý vui vẻ, thoải mái hơn.

Nhìn chung, năm 2024 sẽ chứng kiến nhiều sự thay đổi trong quá trình chuyển đổi số toàn cầu. Các doanh nghiệp cần có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm nhanh chóng đón đầu những thay đổi của thị trường, giúp tăng tốc trong hành trình tiến tới mục tiêu kinh doanh của mình.

Mong rằng những chia sẻ của Navee sẽ giúp thành công trong công việc của mình!

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    ĐĂNG 
    close-link