Tổng hợp 5 chiến lược Marketing cơ bản nhưng hiệu quả

5
(1)

Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển không ngừng thì không thể thiếu các chiến lược marketing. Vậy có bao nhiêu chiến lược marketing cơ bản? Làm sao để đo lường độ hiệu quả của chiến lược marketing? Tất cả sẽ được Navee giải đáp trong nội dung bài viết sau đây.

1. Chiến lược marketing là gì?

Trên thực tế, bất kỳ công việc nào trong bất kỳ lĩnh vực nào mà muốn thành công thì bạn cần phải có chiến lược cụ thể. Marketing cũng như vậy, khi xây dựng một chiến lược càng cụ thể, càng rõ ràng thì doanh nghiệp càng dễ định hướng được sự phát triển trong tương lai. Thậm chí, chiến lược rõ ràng còn cứu sống doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn biến đổi của nền kinh tế chung.

Chiến lược marketing, hay marketing strategy, là một chiến lược tiếp thị tổng thể mà doanh nghiệp xây dựng để lên kế hoạch cho việc thực thi các hoạt động marketing nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh.

Mục tiêu của chiến lược marketing là để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng, tăng nhận thức về thương hiệu, tăng khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng. Ngoài ra, chiến lược marketing không chỉ giúp xác định cách thức tiếp cận thị trường mà còn định hình cách thức mà thương hiệu giao tiếp với khách hàng, từ đó tạo dựng mối quan hệ lâu dài và sự trung thành.

Vai trò của chiến lược tiếp thị
Chiến lược marketing đóng vai trò không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào

Để xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, xác định rõ ràng phân khúc khách hàng mục tiêu, và phát triển một chân dung chi tiết về khách hàng. Sau đó, doanh nghiệp cần chọn lựa chiến lược marketing phù hợp và lên kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động marketing. Cuối cùng, việc triển khai kế hoạch và theo dõi, phân tích, đánh giá kết quả sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược để đạt được hiệu quả tối ưu.

2. Các thành phần cơ bản của một chiến lược marketing

Điều quan trọng là chiến lược marketing cần phải được xây dựng dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và khách hàng, cũng như khả năng sáng tạo và đổi mới liên tục để thích ứng với môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng. Chính vì thế, trước khi bắt đầu xây dựng chiến lược thì doanh nghiệp cần xác định 6 thành phần cơ bản sau đây.

2.1. Đối tượng khách hàng mục tiêu

Đối tượng khách hàng mục tiêu trong chiến lược marketing là nhóm người mà doanh nghiệp hướng đến khi triển khai các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị. Họ là những người có nhu cầu và khả năng chi trả để mua sản phẩm hoặc dịch vụ dịch vụ của doanh nghiệp. 

Việc nhắm trúng khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, tập trung vào những chiến lược có hiệu quả và phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Nhắm trúng nhóm khách hàng mục tiêu
Nhắm trúng nhóm khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí marketing

2.2. Tuyên bố giá trị

Tuyên bố giá trị hay còn gọi là Value Proposition, là một yếu tố then chốt giúp xác định lý do tại sao khách hàng nên chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty. Nó bao gồm các cam kết về giá trị mà công ty mang lại cho khách hàng. Qua đó giúp sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mình nổi bật so với của đối thủ cạnh tranh.

Một tuyên bố giá trị mạnh mẽ sẽ trực tiếp giải quyết các nhu cầu của khách hàng và thể hiện rõ ràng lợi ích cụ thể mà khách hàng sẽ nhận được.

2.3. Hỗn hợp sản phẩm

Hỗn hợp sản phẩm, hay Product Mix, là tổng hợp tất cả các sản phẩm mà một doanh nghiệp cung cấp trên thị trường. Nó bao gồm tất cả các nhóm và loại hàng hóa khác nhau mà doanh nghiệp đang kinh doanh. 

Hỗn hợp sản phẩm được đánh giá dựa trên bốn yếu tố chính: 

  • Bề rộng (số lượng dòng sản phẩm) 
  • Độ sâu (số lượng các phiên bản của một sản phẩm)
  • Mức độ phong phú (số lượng sản phẩm trong mỗi dòng)
  • Sự tương thích (mức độ các sản phẩm hỗ trợ lẫn nhau)

Đây là những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp xác định chiến lược sản phẩm của mình.

2.4. Thông điệp thương hiệu

Thông điệp thương hiệu, hay còn gọi là Brand Message bao gồm các tuyên bố bằng lời nói và bằng văn bản mô tả những hoạt động, giá trị cốt lõi và điểm khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. 

Thông điệp này giúp khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp và tạo dựng niềm tin cũng như sự gắn kết với thương hiệu. Việc xây dựng thông điệp thương hiệu mạnh mẽ và nhất quán có thể góp phần quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.

2.5. Các sáng kiến khuyến mãi

Các sáng kiến khuyến mãi đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch marketing, giúp tăng doanh số bán hàng và nâng cao nhận thức về thương hiệu. Chúng bao gồm việc phát hành coupon, voucher, tổ chức các cuộc thi hay chương trình giới thiệu nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. 

Đặc biệt, việc kết hợp các chương trình khuyến mãi chất lượng cao với dịch vụ tốt là cách hiệu quả để phát triển doanh nghiệp. Mục tiêu của các chiến lược khuyến mãi không chỉ là tăng doanh số, mà còn cải thiện danh tiếng và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng.

2.6. Content marketing

Trong thời đại công nghệ số đang phát triển không ngừng nghỉ, content marketing đang dần nổi lên và đóng một vai trò quan trọng. Đặc biệt là chiến dịch phát triển website nhằm tạo ra và phân phối nội dung có giá trị, phù hợp và đồng nhất để thu hút khách hàng tiềm năng. Qua đó, nó giúp xây dựng thương hiệu, tăng lượng tương tác và truy cập, tiết kiệm chi phí quảng cáo và tăng doanh thu. 

Tiếp cận khách hàng trên đa nền tảng
Thông qua sáng tạo nội dung trên nhiều kênh truyền thông khác nhau, doanh nghiệp tiếp cận đa dạng khách hàng

Content marketing không chỉ là việc xây dựng nội dung mà còn bao gồm việc quản lý các kênh truyền thông và phối hợp chiến lược nội dung cụ thể cho từng kênh.

3. Top 5 chiến lược marketing phổ biến mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp

Sau khi chúng ta đã có “nguồn nguyên liệu”. Tiếp theo sẽ là cách vận dụng và phối hợp các thành phần cơ bản vào từng chiến lược marketing cụ thể như sau:

3.1. Chiến lược marketing mix

Chiến lược marketing mix, hay còn gọi là tiếp thị hỗn hợp, là một kế hoạch tiếp thị toàn diện bao gồm việc sử dụng đồng bộ các yếu tố sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến. Mô hình này được phát triển từ mô hình 4P cổ điển, bao gồm:

  • Sản phẩm (Product)
  • Giá cả (Price)
  • Địa điểm (Place)
  • Xúc tiến (Promotion)

Sau này đã mở rộng thành chiến lược marketing 7P và bổ sung thêm 3 yếu tố:

  • Quy trình (Process)
  • Con người (People)
  • Bằng chứng vật chất (Physical evidence)

Mỗi yếu tố này đều có vai trò quan trọng trong việc xác định cách thức mà sản phẩm hoặc dịch vụ được giới thiệu và bán ra thị trường. Chiến lược marketing mix giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng các giá trị cốt lõi và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách khéo léo nhất.

3.2. Chiến lược marketing phân biệt

Chiến lược marketing phân biệt, hay còn gọi là Differentiated Marketing, là một phương pháp mà doanh nghiệp áp dụng để tiếp cận hai hoặc nhiều phân khúc khách hàng hoặc thị trường cụ thể với các chiến lược tiếp thị riêng biệt cho mỗi nhóm. 

Mục tiêu của chiến lược này là để đáp ứng nhu cầu cụ thể và tăng cường sự nhận diện thương hiệu trong từng phân khúc, từ đó giúp tăng doanh thu và cải thiện lợi thế cạnh tranh. Điều này cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo và sản phẩm để phù hợp với đặc điểm và mong muốn của từng nhóm khách hàng mục tiêu.

Ví dụ, một hãng nước hoa có thể sản xuất dòng nước hoa hương thơm mạnh mẽ cho nam hoặc hương thơm quyến rũ cho phái nữ.

Ví dụ về chiến lược marketing phân biệt
Thị trường nước hoa dành cho nam và nữ có nhiều điểm phân biệt khác nhau

3.3. Chiến lược marketing không phân biệt

Chiến lược marketing không phân biệt, còn được gọi là marketing đại chúng hoặc marketing đại trà, là một phương pháp tiếp thị mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận một thị trường rộng lớn mà không tập trung vào bất kỳ phân khúc cụ thể nào.

Phương pháp này giả định rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của đại đa số khách hàng và do đó không cần thiết phải tạo ra các chiến dịch marketing khác nhau cho từng phân khúc.

Chiến lược này tập trung vào việc sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất để bao phủ toàn bộ thị trường, không phân biệt các phân khúc khách hàng cụ thể. Mục tiêu chính là thu hút số lượng lớn khách hàng, sau đó xây dựng một quy trình để phục vụ các mục tiêu marketing khác của doanh nghiệp.

Điều này giúp tiết kiệm chi phí và nguồn lực bằng cách sử dụng một thông điệp thống nhất và có thể gia tăng nhận diện thương hiệu một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể không hiệu quả nếu sản phẩm cần được cá nhân hóa để phục vụ nhu cầu đặc biệt của từng nhóm khách hàng.

Ví dụ, một công ty sản xuất ổ cắm điện có thể áp dụng chiến lược này để tiếp cận mọi đối tượng khách hàng từ gia đình cho đến văn phòng…

Xem thêm: Tìm hiểu sự khác biệt giữa chiến lược marketing phân biệt và marketing không phân biệt

3.4. Chiến lược marketing tập trung

Chiến lược marketing tập trung, hay còn gọi là Concentrated Marketing, là một phương pháp mà doanh nghiệp chọn lựa để phục vụ một phân khúc thị trường cụ thể, dành toàn bộ nguồn lực cho việc phát triển sản phẩm và chiến dịch tiếp thị nhằm đáp ứng nhu cầu của phân khúc đó. 

Điều này giúp doanh nghiệp trở thành “chuyên gia” trong lĩnh vực của mình, xây dựng được lòng trung thành của khách hàng và định vị thương hiệu mạnh mẽ. Tuy nhiên, chiến lược này cũng tiềm ẩn rủi ro khi thị trường mục tiêu có thể thay đổi hoặc có sự cạnh tranh mạnh từ các doanh nghiệp khác. Chiến lược này thường phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc trong giai đoạn đầu khi xâm nhập vào thị trường mới.

3.5. Chiến lược digital marketing

Chiến lược digital marketing là chiến lược tiếp thị tổng thể mà một doanh nghiệp sẽ sử dụng sử dụng các kỹ thuật số, công nghệ thông tin và mạng internet như mạng xã hội, email, trang web, quảng cáo trực tuyến, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO),… để quảng bá và tiếp cận đến khách hàng tiềm năng.

Mục đích chính là tối ưu hóa sự hiện diện trực tuyến và tăng cường tương tác với khách hàng tiềm năng, qua đó nâng cao nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. Chiến lược này thường bao gồm việc xác định mục tiêu cụ thể, lựa chọn kênh truyền thông phù hợp, tạo nội dung giá trị, và đo lường hiệu quả của các chiến dịch.

4. Tại sao chiến lược marketing lại quan trọng với doanh nghiệp?

Chiến lược marketing đóng một vai trò quan trọng trong thành công của doanh nghiệp vì nó cung cấp một lộ trình thực thi hoạt động tiếp thị rõ ràng để đạt được các mục tiêu kinh doanh, thiết lập lợi thế cạnh tranh so, và tăng lòng trung thành của khách hàng. Đồng thời, việc xây dựng chiến lược marketing cũng giúp công ty phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh và tạo ra một hình ảnh thương hiệu độc đáo trong tâm trí người tiêu dùng.

Ví dụ, một công ty sản xuất đồ chơi hiệu Bé Bo có thể phát triển một chiến lược marketing hướng đến các bậc phụ huynh với đồ chơi chất liệu gỗ an toàn cho trẻ nhỏ, cùng hình ảnh cha mẹ ngồi chơi với con, nhằm truyền tải thông điệp gia đình hạnh phúc khi dành thời gian cho nhau.

5. Ví dụ nổi bật về thực hiện chiến lược Marketing hiệu quả

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò của chiến lược marketing, sau đây là 2 ví dụ minh họa chi tiết về các thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế.

5.1. MB Bank với chiến lược “thay áo” thương hiệu

MB Bank, một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, đã thực hiện một bước chuyển mình quan trọng trong chiến lược thương hiệu của mình. Việc thay đổi logo mới vào năm 2019, đánh dấu kỷ niệm 25 năm thành lập, không chỉ là một sự “thay áo” đơn thuần mà còn phản ánh cam kết của ngân hàng trong việc trở thành một ngân hàng hiện đại, số hóa và tập trung vào khách hàng.

MB bank thay logo mới
Logo MB Bank mới với nhiều nét hiện đại

Logo mới với biểu tượng ngôi sao đang tiến lên và chữ MB được thiết kế một cách gọn gàng, hiện đại và vững chắc, tạo nên ấn tượng mới về một ngân hàng thân thiện và sẵn sàng cho sự tiến bộ trên thị trường Việt Nam và quốc tế. 

Sự thay đổi này cũng phản ánh mục tiêu của MB Bank trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng đổi mới, đáng tin cậy và thuận tiện nhất có thể cho khách hàng, hứa hẹn một tương lai giàu có và phát triển cho cả người dùng và doanh nghiệp.

5.2. Chiến lược marketing thành công vang dội của McDonald’s vào năm 2003

Tiếp theo chính là chiến dịch “I’m Lovin’ It” của McDonald’s, khởi động vào năm 2003, đã trở thành một trong những chiến dịch tiếp thị thành công nhất và biểu tượng nhất của thương hiệu. 

Cùng sự tham gia của các ngôi sao âm nhạc nổi tiếng như Justin Timberlake và Pharrell Williams với thông điệp chính xuyên suốt chiến dịch ” McDonald là một trong những niềm vui giản đơn nhất của cuộc sống thường nhật”.

Chiến dịch này không chỉ tăng cường nhận diện thương hiệu mà còn gắn liền với trải nghiệm tích cực của khách hàng với McDonald’s trên toàn cầu. Nó đánh dấu một bước chuyển mình trong cách McDonald’s giao tiếp với khách hàng, từ việc tập trung vào sản phẩm sang tập trung vào trải nghiệm và cảm xúc của khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Việc nắm chắc và hiểu rõ các chiến lược marketing sẽ giúp doanh nghiệp xác định và lựa chọn chiến lược phù hợp với mô hình và mục tiêu kinh doanh của mình. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp SME, việc chọn đúng chiến lược tiếp thị sẽ giúp tối ưu chi phí và phân bổ được nguồn lực hợp lý.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    BẤM NHẬN VÉ NGAY
    close-link