Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm là một trong những xu hướng phổ biến trên thế giới với tiền đề là việc lấy khách hàng làm trung tâm. Nhất là khi thị trường hiện nay có mức độ cạnh tranh khá cao thì ngoài chất lượng sản phẩm, các hình thức quảng bá thì tính cá nhân hóa cũng cần được chú trọng. Nếu như một doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch này sẽ có thể giúp tăng doanh thu, nâng cao sự hài lòng của khách hàng với thương hiệu. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đề cập khái niệm, lợi ích cũng như các cách cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng để mọi người cùng tham khảo.
Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm khách hàng là gì?
Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm khách hàng được hiểu là hoạt động giúp cho khách hàng có được những trải nghiệm thú vị hơn trong quá trình mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp do những sản phẩm/dịch vụ đó có thể đáp ứng được nhu cầu cá nhân của họ. Chẳng hạn như sản phẩm quần áo may sẵn có các mẫu được may với kích thước lớn (trang phục big size) để phục vụ những khách hàng có tạng người to.
Việc cá nhân hóa trải nghiệm cũng là một chiến lược mang tính định hướng và xây dựng thương hiệu hết sức quan trọng. Kế hoạch này chú trọng đến khách hàng, xem khách hàng là trung tâm (từ chuyên ngành là Customer Centric). Từ đó, doanh nghiệp luôn phải có những kế hoạch thay đổi linh hoạt và nhanh chóng để đáp ứng những nhu cầu cá nhân của khách hàng. Nếu phương án triển khai cá nhân hóa khả thi thì nó có thể ảnh hưởng tích cực cả tốc độ phát triển trong thời điểm hiện tại và tương lai của một doanh nghiệp.
Lợi ích của việc cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm về bản chất có thể quyết định đến sự phát triển tại một thời điểm nhất định của doanh nghiệp. Một số lợi ích mà kế hoạch này mang lại có thể kể đến cụ thể như sau:
- Tăng doanh số: cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng có thể tăng cơ hội mở rộng thị phần. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện doanh số bởi vì có thể phục vụ nhiều khách hàng hơn.
- Tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh chóng hơn: những thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ dễ dàng truyền tải đến khách hàng tiềm năng – những người có sở thích lựa chọn sản phẩm theo xu hướng có nhân hóa.
- Cải thiện mức độ tin cậy và hài lòng của khách hàng: các thông tin về sản phẩm, dịch vụ được định hướng theo tính cá nhân hóa sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy thoải mái hơn khi cung cấp những thông tin cá nhân hoặc góp ý để nhận được ưu đãi, chương trình khuyến mãi phù hợp.
- Tạo dựng lòng trung thành của khách hàng: kế hoạch cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân được tệp khách hàng của mình vì họ cảm thấy thoải mái và tin tưởng khi sản phẩm/dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu mua hàng của họ. Trên thực tế, họ sẽ không bị các vấn đề như giá tiền hay số lượng,… ảnh hưởng đến hành vi mua hàng.
5 cách cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng
Dưới đây là 5 cách cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng mà chúng tôi đã tổng hợp.
Tạo bảng đo kích thước
Những doanh nghiệp chuyên kinh doanh mảng quần áo may sẵn, giày dép, nón, kính, phụ kiện,… cần đặc biệt chú ý đến cách cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng từ việc tạo bảng đo kích thước. Khi khách hàng thích một mẫu sản phẩm và biết được số đo cụ thể của nó thì họ sẽ dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp với kích thước, sai số cơ thể nói chung. Điều này sẽ hạn chế tỷ lệ đổi trả hàng sau khi mua do khách hàng chọn nhầm kích cỡ sản phẩm.
Gợi ý sản phẩm phù hợp theo nhu cầu tìm kiếm
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng từ gợi ý sản phẩm phù hợp với nhu cầu tìm kiếm cũng là một phương án hiệu quả, có tỷ lệ chuyển đổi cao. Doanh nghiệp có thể thiết kế một số câu hỏi liên quan đến sở thích, mức giá tiền, phong cách của khách hàng,… để họ trả lời, sau đó sẽ đưa ra những gợi ý liên quan nhất đến những câu trả lời ấy. Việc này sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy được sản phẩm mà họ cần và thúc đẩy hành vi mua hàng.
Chiến lược đánh giá sản phẩm thông minh
Với thiết kế đa dạng cùng độ hiển thị màu sắc có thể bị sai lệch so với hình ảnh đăng trên Website có thể làm cho khách hàng khó khăn khi đưa ra quyết định mua hàng. Các bình luận, góp ý, đánh giá sản phẩm thực tế sẽ đem đến cho khách hàng cách nhìn trực quan nhất và điều hướng mua hàng khá tốt.
Xây dựng nội dung giáo dục khách hàng
Giáo dục khách hàng ở đây chính là cách mà doanh nghiệp có khả năng cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm theo hướng mang đến thông điệp có ý nghĩa và hữu ích cho khách hàng. Chẳng hạn như các thương hiệu mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên có thể sử dụng các loại bao bì thân thiện với môi trường. Điều này có thể mang đến sự đồng nhất trong định hướng phát triển sản phẩm; đồng thời có thể giúp cho khách hàng hiểu được rằng họ đang chung tay bảo vệ môi trường nếu lựa chọn đồng hành cùng thương hiệu.
Hỗ trợ quá trình đổi trả hàng
Chính sách đổi trả hàng là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp nên chú ý trong lúc triển khai kế hoạch cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng. Trên thực tế, những địa điểm kinh doanh có hỗ trợ đổi trả hàng sẽ có thể khuyến khích người mua quay trở lại mua sắm thêm nhiều lần nữa.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến câu hỏi cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng là gì, cũng như các cách giúp doanh nghiệp triển khai kế hoạch này mà Navee muốn chia sẻ. Nói chung, vấn đề cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng sẽ mang đến nhiều ưu thế cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị phần và tăng sức cạnh tranh cho thương hiệu. Hy vọng rằng các bạn có thể hiểu và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả nhất.
Hãy để lại thông tin của bạn