Brand Loyalty là gì? Công thức xây dựng lòng trung thành thương hiệu

0
(0)

Bạn có biết, sẽ là điều bất khả thi khi yêu cầu tín đồ Apple chuyển sang sử dụng một sản phẩm từ Samsung. Bởi với họ, nếu đã có sự yêu thích lớn đối với một thương hiệu nào đó thì sẽ vô cùng khó khăn khi phải sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ thuộc thương hiệu khác trên thị trường.

Hay việc chạy xe đạp mỗi ngày sẽ là thử thách lớn đối với những ai có niềm đam mê lớn với tốc độ. 

Hai tình huống trên chính là ví dụ cho quá trình xây dựng Brand Loyalty mà Navee chia sẻ với bạn ngay bây giờ. 

Nhưng trước khi tìm hiểu về công thức xây dựng của quá trình này thì hãy theo dõi khái niệm của Brand Loyalty.

Brand Loyalty là gì?

Nói một cách ngắn gọn, Brand Loyalty – lòng trung thành với thương hiệu được hiểu là sự tin dùng hầu hết các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đó đang kinh doanh vì sự yêu thích cũng như đồng điệu với những giá trị mà thương hiệu đó mang lại. 

Những giá trị đó có thể là:

  • Tầm nhìn
  • Sứ mệnh
  • Những giá trị của thương hiệu
  • … 

Có thể nói rằng, một trong những mục tiêu ban đầu trong việc xây dựng lòng trung thành đối với thương hiệu chính là sự thu hút đối với các khách hàng mục tiêu. 

Và sự hiểu biết của bạn về tâm lý khách hàng chính là một trong những yếu tố hàng đầu giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện được sức hút mà Navee vừa đề cập đến, cụ thể như: 

  • Sở thích
  • Nhu cầu
  • Hành vi tiêu dùng

Từ đó, điều bạn cần làm là triển khai các chiến dịch về Digital Marketing phù hợp với tâm lý cũng như đáp ứng các mong muốn của nhóm khách hàng mà bạn đang cung cấp sản phẩm hay dịch vụ. 

Vậy theo bạn, yếu tố lớn nhất để tạo lòng trung thành với thương hiệu là gì?

Đó chính là sự tin tưởng. 

Tuy nhiên, một vấn đề mà không ít doanh nghiệp gặp phải khi đề cập đến Brand Loyalty chính là việc nhầm lẫn thuật ngữ này với một cụm từ có vẻ khá tương đồng với nó – Customer Loyalty. 

Bạn có gặp phải tình trạng này hay không? 

Để phân biệt hai khái niệm này không hề khó, phần nội dung bên dưới sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này!

Brand Loyalty và Customer Loyalty, làm sao để phân biệt?

Nhìn chung, cả hai thuật ngữ này đều nằm trong lĩnh vực Loyalty Marketing nhưng ở mỗi cụm từ sẽ xuất hiện những sự khác biệt nhất định. 

Nếu Customer được xây dựng dựa trên sản phẩm hay dịch vụ mà bạn mang đến cho khách hàng thì Brand Loyalty chủ yếu hướng đến hình ảnh của thương hiệu. 

Bên cạnh đó, Customer Loyalty giữ chân khách hàng thông qua các dịch vụ mà khách hàng được trải nghiệm và các tính năng của sản phẩm từ doanh nghiệp.

Với Brand Loyalty, thì lại hướng nhiều hơn về cảm xúc của khách hàng đối với thương hiệu, trong đó doanh nghiệp thường khiến các khách hàng mục tiêu từ việc yêu thích sử dụng những sản phẩm hay dịch vụ chuyển sang sự gắn bó lâu dài với thương hiệu của chính bạn dù với bất kỳ sản phẩm nào mà doanh nghiệp kinh doanh, bỏ qua cả khía cạnh về giá. 

3 mức độ của Brand Loyalty mà doanh nghiệp cần quan tâm 

Cấp độ 1 – Nhận diện thương hiệu

Trong quá trình xây dựng Brand Loyalty, nhận diện thương hiệu được xem là bước đi đầu tiên mà doanh nghiệp cần thực hiện nhằm tạo ấn tượng về bạn trong mắt các khách hàng mục tiêu. 

Đây được xem là tiền đề giúp bạn có thể dễ dàng trở thành cái tên xuất hiện đầu tiên khi khách hàng mục tiêu nghĩ đến một sản phẩm hay dịch vụ nhất định. 

Không ngừng triển khai quá trình Marketing thương hiệu một cách phổ biến và rộng rãi đến với người dùng chính là giải pháp hữu hiệu của quá trình nhận diện thương hiệu mà bạn đang triển khai đấy!

Và trang web hay mạng xã hội chính là những phương hiện hữu ích có thể hỗ trợ bạn trong việc kể câu chuyện về thương hiệu nhằm phục vụ cho quá trình Marketing của bạn đạt được những hiệu quả nhất định. 

Cấp độ 2 – Ưa chuộng thương hiệu 

Thường thì, khi người dùng có sự yêu thích thương hiệu của bạn thì việc họ ưu tiên lựa chọn thương hiệu của bạn so với các thương hiệu tương đồng sẽ dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, trên thị trường Marketing hiện nay việc xuất hiện đối thủ cạnh tranh là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, bạn cần cung cấp đến khách hàng mục tiêu những giá trị hữu ích hơn so với các thương hiệu tương đồng nhằm giữ chân họ ở lại với doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, đây cũng có thể xem là giai đoạn mà tâm lý khách hàng mục tiêu có sự cân nhắc và dễ lung lay nhất trước các thương hiệu tương đồng khác trên thị trường. 

Chính vì thế, bạn luôn phải tạo ra một bản sắc và cá tính riêng mà không bị trùng lập với bất kỳ cái tên nào trên thị trường. Đồng thời phải luôn duy trì chúng ở tất cả các thời điểm trong quá trình phát triển của doanh nghiệp nhằm tạo ra giá trị bền vững đối với các khách hàng mục tiêu. 

Cấp độ 3 – Khẳng định thương hiệu 

Có thể nói rằng, đây được xem là một trong những mục đích lớn nhất mà hầu hết các doanh nghiệp khi xây dựng lòng trung thành với thương hiệu luôn phấn đấu để đạt được.

Một trong những yếu tố dễ dàng giúp các doanh nghiệp thành công trong quá trình xây dựng Brand Loyalty chính là gia tăng trải nghiệm của khách hàng. 

Ví dụ điển hình cho nhận định này có thể đề cập đến ngay là thương hiệu Apple. Đây một trong những thương hiệu đã tận dụng cách thức này và gặt hái được những hiệu quả nhất định. 

Không thể phủ nhận rằng, Apple luôn thấu hiểu tâm lý khách hàng thông qua cách mà thương hiệu này thiết kế, quảng cáo cũng như tiếp nhận ý kiến từ người dùng. Chính vì thế, khách hàng khi đã sử dụng thương hiệu Apple, cụ thể là Iphone thì rất khó chuyển sang các thương hiệu khác.

Ngoài ra, khi nhắc đến các thành tố giúp thương hiệu thành công xây dựng lòng trung thành với thương hiệu không thể bỏ qua việc quảng bá thương hiệu thông các khách hàng đã sử dụng sản phẩm trước đó nhờ các hoạt động Marketing mà doanh nghiệp triển khai trước đó. Việc quảng bá thương hiệu này sẽ được tiến hành dưới hai hình thức như sau: 

  • Khách hàng mục tiêu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các hoạt động Marketing sau một thời gian trở thành khách hàng trung thành.
  • Khách hàng mục tiêu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp và quảng bá thương hiệu đến nhiều nhóm người dùng khác. 

Trên đây là những thông tin mà Navee tin chắc rằng sẽ hữu ích đối với các bạn trong quá trình xây dựng Brand Loyalty. 

Với 3 mức độ mà Navee vừa đề cập bạn chắc chắn sẽ tạo được một chiến lược mang thương hiệu của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng mục tiêu. 

Đừng quên liên hệ ngay với Navee nếu bạn vẫn thắc mắc về vấn đề này cần được giải đáp. 

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    ĐĂNG 
    close-link