Brand Awareness là gì? 3 cách giúp tăng nhận diện thương hiệu hiệu quả

0
(0)

Brand Awareness là gì – câu hỏi mà hầu hết các marketer newbie đề đặt ra nhưng lại là khái niệm quen thuộc đối với những marketer lâu năm. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đã trở thành một trong mục tiêu quan trọng của Marketing. Nó không chỉ thúc đẩy việc xây dựng hình ảnh mà còn có tác động nhất đến doanh thu của doanh nghiệp.  

Brand Awareness là gì? 3 cách giúp tăng nhận diện thương hiệu hiệu quả
Brand Awareness là gì? 3 cách giúp tăng nhận diện thương hiệu hiệu quả

Hãy cùng tìm hiểu về Brand Awareness là gì? Vai trò của Nhận diện thương hiệu trong chiến lược thương hiệu và cách tăng nhận diện thương hiệu nhanh chóng, hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp. 

Brand Awareness là gì?

Brand Awareness là một yếu tố không thể thiếu trong marketing
Brand Awareness là một yếu tố không thể thiếu trong marketing

Các doanh nghiệp thực hiện chiến lược tích hợp Marketing với quảng cáo, PR, khuyến mại, … đều nhằm mục đích cuối cùng là xây dựng và nâng cao giá trị của thương hiệu. Mức độ người thương hiệu nhớ về một thương hiệu chính là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến việc mua hàng. Hay đó chính là Brand Awareness. 

Vậy Brand Awareness là gì? Đây được xem là mức độ nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp. Điều này được đánh giá dựa trên mức độ quen thuộc và khả năng ghi nhớ của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà họ vốn đang sử dụng hoặc nhắm tới. Đôi khi nhận thức thương hiệu chỉ là cảm giác quen thuộc về sản phẩm, dịch vụ. Cho đến khi bắt gặp, nhìn thấy ở một nơi nào đó khách hàng nhanh chóng nhận ra. 

Brand Awareness vốn là một khái niệm khá trừu tượng. Nó đóng vai trò quan trọng đối với kết quả và đánh giá của một chiến lược marketing cũng như sức ảnh hưởng, độ bao phủ của doanh nghiệp trên thị trường. 

Brand Awaness có mấy loại?

Có bao loại hình Brand Awareness?

Khi đi sâu vào phân tích Brand Awareness là gì thì bạn sẽ nhận ra khái niệm này được phân thành 3 nhóm khác nhau gồm:

  • Brand Recognition: là nhận diện thương hiệu. Brand Recognition ở mức độ đơn giản là khi nhận ra một thương hiệu nào đó khi được nhìn thấy đặc trưng gian hàng, các thiết kế đồ họa hoặc mùi hương, hương vị của sản phẩm. Khi khách hàng được nhắc đến một thương hiệu, họ sẽ nghĩ ngay đến những sản phẩm khách của doanh nghiệp. Nhận biết thương hiệu sẽ có tác động tốt hơn đến hành vi mua hàng. 
  • Top of mind brand: là những thương hiệu đứng đầu trong khả năng nhớ của khách hàng. Thông thường, khách hàng sẽ lựa chọn mua một trong ba thương hiệu đầu tiên mà họ nhớ tới. Đó chính là lý do tại sao các doanh nghiệp đầu tư liên tục vào hoạt động truyền thông, marketing để nhắc nhở với khách hàng về thương hiệu. Tuy nhiên, cũng có một số yếu khác tác động đến hành vi mua hàng như giá cả, sở thích chất lượng… 
  • Brand Recall: là sự gợi nhớ về thương hiệu. Khi nhắc đến một dòng sản phẩm, khách hàng có thể nhớ đến 2,3 hoặc nhiều hơn các thương hiệu có liên quan. Tuy nhiên mức độ gợi nhớ phụ thuộc vào nhiều các yếu tố như: lòng trung thành; quy mô thương hiệu, yếu tố tiêu dùng… 

Tầm quan trọng của Brand Awareness trong chiến lược thương hiệu

Mức độ nhận thức của khách hàng về thương hiệu là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có chiến lược rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bởi Brand Awareness có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược thương hiệu.

Brand Awareness có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược thương hiệu.
Brand Awareness có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược thương hiệu.

Tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng

Trong nền thị trường hàng hóa có vô vàn thương hiệu với chất lượng khác nhau cùng với vấn đề hàng giả hàng nhái thì lòng tin tưởng của khách hàng vào thương hiệu là vô cùng quan trọng. 

Một khi đã tạo nên lòng tin với khách hàng, họ luôn sẵn sàng lựa chọn sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trước vô vàn những sản phẩm khác cũng đang tồn tại song song. Khi khách hàng nhớ đến sự tồn tại của một thương hiệu nào đó, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm nó để mua hàng khi có nhu cầu. Họ cũng bắt đầu đánh giá phân biệt sự khác biệt giữa thương hiệu này với những thương hiệu khác. Bên cạnh đó, họ cũng xác định có nên “trung thành” với thương hiệu trong thời gian dài sắp tới hay không? 

Nhận thức về thương hiệu tốt tạo nên lợi thế tốt khi doanh nghiệp đưa ra thị trường sản phẩm mới. Việc tiếp cận với khách hàng để giới thiệu những sản phẩm mới trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Vốn là một thương hiệu được biết đến và có sẵn sự tin tưởng, khách hàng cũng dễ dàng đón nhận và sử dụng sản phẩm mà sẽ có ít hoặc không có bất cứ cản trở hay sự ái ngại gì. Chính Brand Awareness tạo nên cơ hội để doanh nghiệp truyền tải đặc tính, tính năng, ưu điểm vượt trội bằng một phương thức chân thành, thân thiện nhất tới khách hàng. 

Giúp nâng cao giá trị doanh nghiệp

Brand Awareness không chỉ tạo dựng được lòng tin với khách hàng mà nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Đó chính là lý do tại sao các doanh nghiệp đẩy mạnh mức độ nhận thức về doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp được xây dựng dựa trên chính những trải nghiệm, đánh giá và nhận thức của khách hàng. Nhận thức mang tính tích cực và mức độ nhận thức càng cao đồng nghĩa với giá trị doanh nghiệp cũng được nâng cao. 

Brand Awareness mang đến rất nhiều lợi ích đối với giá trị của doanh nghiệp như:

  • Giá bán của sản phẩm dịch vụ có thể cao hơn, do có thể khách hàng nhận lại những trải nghiệm tốt hơn. 
  • Giá cổ phiếu của doanh nghiệp có thể cao hơn và không ngừng tăng lên. 
  • Doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh mà được khách hàng sẵn sàng đón nhận sản phẩm. 
  • Với những thương hiệu có giá trị cao, khả năng tác động lên xã hội cũng sẽ lớn hơn so với những doanh nghiệp còn lại. 

Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi

Bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp đều nhắm đến cái đích cuối cùng chính là doanh thu và lợi nhuận. Mức độ nhận diện thương hiệu càng được phổ biến đồng nghĩa với khả năng gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cũng càng cao. Dựa trên sự tin tưởng của khách hàng, họ sẵn sàng lựa chọn sản phẩm dù có những sản phẩm khác cũng đang tồn tại ngay cạnh. 

Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi cũng chịu sự tác động của những yếu tố khác. Chẳng hạn như: nhu cầu sử dụng tại thời điểm nhất định, các chiến dịch khuyến mãi, sự kiện… Mặc dù ảnh hưởng không quá lớn, nhưng cũng là một trong những lưu ý cần chú trọng trong quá trình tạo nên Brand Awareness.

3 cách giúp tăng nhận diện thương hiệu hiệu quả

Cách tăng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả
Cách tăng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả

Để hiểu được khái niệm Brand Awareness là gì thì rất dễ dàng. Nhưng để thực chiến trong quá trình này thì là một quá trình gian nan, có thể gặp rất nhiều vấn đề khác nhau. Đó chính là lý do tại sao, mức độ nhận diện thương hiệu của các doanh nghiệp là khác nhau trong nền thị trường cạnh tranh khốc liệt. 

Brand awareness mạnh mẽ là kết quả nhận lại được từ nhiều hoạt động khác nhau. Vậy làm thế nào để tăng nhận diện thương hiệu hiệu quả?

Cung cấp thông tin hữu ích với Inbound Marketing

Inbound Marketing tập trung vào việc tạo và chia sẻ những thông tin hữu ích cho cộng đồng. Với Inbound Marketing doanh nghiệp và khách hàng có thể tương tác hai chiều. Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Từ đó, những phương án giải quyết được đề ra để khắc phục. 

Bên cạnh đó, với việc tạo nên những thông tin hữu ích mới mẻ, Inbound Marketing dễ dàng thu hút khách hàng tiềm năng và tạo động lực cho họ sử dụng sản phẩm dịch vụ. 

Xây dựng chiến lược Content Marketing trên Social

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng chiến lược phát triển Marketing đa kênh. Trong đó, Content Marketing trên Social hay nội dung sáng tạo cho Fanpage luôn được chú trọng hơn cả bởi  xu hướng sử dụng Social ngày càng trở nên phổ biến và bất cứ ai cũng có thể tiếp cận, trao đổi thông tin và nhận phản  hồi một cách nhanh chóng. 

Content trên Social nhằm tăng Brand Awareness không chỉ đơn thuần là những dòng chữ khô khan mà còn là còn là sự sáng tạo về hình ảnh, video, infographic,.. nhằm thúc đẩy tương tác của khách hàng. 

Đừng quên Storytelling

Thông qua những câu chuyện khách hàng sẽ hiểu một phần nào tính cách. đặc trưng, hướng đi của doanh nghiệp. Những nét độc đáo, riêng biệt chính là thứ khiến khách hàng nhớ lâu hơn về thương hiệu. Storytelling được tạo nên Không chỉ đơn thuần là câu chuyện có cốt lõi, cao trào mà còn chứa đựng những cảm xúc.

Có thể sử dụng những câu chuyện có thật hoặc những câu chuyện được dựa trên chi tiết thật đi kèm với cảm xúc để đánh trúng tâm lý khách hàng. Càng đặt nhiều cảm xúc cùng với sự chân thực thì khách hàng càng dễ dàng đồng cảm, ấn tượng với thương hiệu của bạn. 

Như vậy, với bài viết trên, Navee hy vọng bạn đã phần nào hiểu được Brand Awareness là gì? Mức độ nhận thức của khách hàng về thương hiệu càng cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang dần có lợi thế cạnh tranh và chiếm được cảm tình lớn từ phía khách hàng. Brand Awareness đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong marketing truyền thông của các doanh nghiệp. 

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Liên hệ
Hãy để lại thông tin của bạn
NAVEE luôn sẵn sàng








    ĐĂNG 
    close-link